Nghiên cứu tổn thương võng mạc chu biên sau chấn thương đụng dập nhãn cầu
Luận văn Nghiên cứu tổn thương võng mạc chu biên sau chấn thương đụng dập nhãn cầu.Chấn thương mắt nói chung và chấn thương đụng dập nhãn cầu nói riêng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây giảm thị lực một mắt và có thể dẫn đến mù lòa. Tổn thương nhãn cầu có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp ngay sau chấn thương, tuy nhiên nhãn cầu có thể bị tổn thương về sau do diễn biến phức tạp của chấn thương gây ra [1], [2].
Chấn thương đụng dập nhãn cầu có thể gây tổn thương phần trước hoặc phần sau nhãn cầu. Trong đó tổn thương phần sau nhãn cầu, nhất là tổn thương võng mạc chiếm tỷ lệ 22,96% [3]. Các tổn thương ở võng mạc có thể gặp ở hậu cực hoặc chu biên, trong đó tổn thương võng mạc chu biên thường ít gây giảm thị lực ngay lập tức sau chấn thương. Mặt khác nó lại bị các tổn thương phối hợp khác che lấp và do các khó khăn trong quá trình thăm khám, nên chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn khi đã gây ra những biến chứng nặng nề làm giảm thị lực trầm trọng như bong võng mạc. Có nhiều hình thái tổn thương võng mạc chu biên khác nhau. Những hình thái như chấn động võng mạc, xuất huyết võng mạc… có thể tự thoái triển chỉ cần theo dõi điều trị nội khoa. Tuy nhiên với các hình thái rách võng mạc, đứt chân võng mạc nếu không được phát hiện sớm và chỉ định can thiệp điều trị laser hoặc phẫu thuật kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề có khả năng gây mù về sau. Mối quan hệ giữa chấn thương nhãn cầu và tổn thương võng mạc chu biên đôi khi không rõ ràng, mặc dù tổn thương võng mạc chu biên sau chấn thương là một nguyên nhân phổ biến của bong võng mạc ở tất cả các nhóm tuổi và là nguyên nhân chính gây bong võng mạc ở người trẻ. Hagler và North [4] trong nhiều báo cáo chỉ ra rằng trong 52% bệnh nhân bị bong võng mạc do đứt chân võng mạc thì triệu chứng như ruồi bay hay chớp sáng đã xuất hiện quá 1 tháng, 42% đã xuất hiện quá 3 tháng, 28% đã xuất hiện trong hơn 6 tháng. Cox và cộng sự [5], [6] trong một nghiên cứu khác thấy rằng 12% bệnh nhân bị bong võng mạc do chấn thương đụng dập nhãn cầu xảy ra ngay sau chấn thương, 30% được phát hiện trong vòng 1 tháng, 50% trong 8 tháng, 80% trong 2 năm đầu. Câu hỏi được đặt ra sau đó là có hay không có khoảng thời gian tiềm ẩn giữa thời điểm chấn thương và thời điểm xảy ra đứt chân võng mạc nói riêng hay tổn thương võng mạc chu biên nói chung, hoặc thời điểm xảy ra đứt chân võng mạc với thời điểm xuất hiện bong võng mạc nhưng không được phát hiện cho tới khi võng mạc bong tới hoàng điểm làm suy giảm thị lực hoàn toàn.
Ở Việt Nam đã có một số báo cáo về những biến đổi của dịch kính – võng mạc sau chấn thương [1], [3], [6], [7], [8], [9], [10]. Nhằm tìm hiểu về các tổn thương võng mạc chu biên sau chấn thương đụng dập nhãn cầu cũng như mối liên quan giữa chấn thương đụng dập nhãn cầu và tổn thương võng mạc chu biên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tổn thương võng mạc chu biên sau chấn thương đụng dập nhãn cầu ” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của tổn thương võng mạc chu biên sau chấn thương đụng dập nhãn cầu.
2. Nhận xét điều trị tổn thương võng mạc chu biên sau chấn thương đụng dập nhãn cầu tại Bệnh viện Mắt Trung ương.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1. Nhắc lại giải phẫu, sinh lý võng mạc chu biên 3
1.1.1. Giải phẫu võng mạc chu biên 3
1.1.2. Đặc điểm cấu tạo 4
1.1.3. Đặc điểm sinh lý 5
1.2. Chấn thương đụng dập nhãn cầu chu biên 6
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh chấn thương đụng dập nhãn cầu 6
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh tổn thương võng mạc chu biên sau chấn thương
đụng dập nhãn cầu 7
1.3. Đặc điểm lâm sàng của tổn thương võng mạc chu biên 8
1.3.1. Đặc điểm của chấn thương 8
1.3.2. Biểu hiện lâm sàng 8
1.4.1. Lâm sàng 19
1.4.2. Cận lâm sàng 19
1.5. Điều trị 20
1.5.1. Đặc điểm điều trị 20
1.5.2. Các phương pháp điều trị 20
1.5.3. Kết quả điều trị 22
1.5.4. Biến chứng của tổn thương võng mạc chu biên 24
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: được tính theo công thức 25
2.2.3. Cách chọn mẫu: chọn mẫu toàn thể 26
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 26
2.2.5. Quy trình nghiên cứu 27
2.2.6. Điều trị tổn thương võng mạc chu biên sau chấn thương đụng dập
nhãn cầu 30
2.2.7. Các tiêu chí đánh giá 32
2.3. Xử lý số liệu 34
2.4. Đạo đức nghiên cứu 34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu 35
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 35
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 36
3.1.3. Hoàn cảnh xảy ra chấn thương 36
3.2. Đặc điểm lâm sàng 37
3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo mắt chấn thương 37
3.2.2. Đặc điểm thời gian từ khi bị chấn thương đến khi vào viện 37
3.2.3. Đặc điểm thị lực của bệnh nhân khi vào viện 38
3.2.4. Đặc điểm nhãn áp của bệnh nhân khi vào viện 39
3.2.5. Phân bố theo hình thái các tổn thương võng mạc chu biên 39
3.2.6. Phân bố bệnh nhân theo vị trí tổn thương võng mạc chu biên 40
3.2.7. Phân bố hình thái các tổn thương võng mạc chu biên theo vị trí .. 41
3.2.8. Phân bố theo tổn thương phối hợp kèm theo 42
3.2.9. Các mối liên quan giữa tổn thương võng mạc chu biên và một số
yếu tố 42
3.3. Kết quả điều trị 45
3.3.1. Kết quả về thị lực 45
3.3.2. Kết quả nhãn áp 47
3.3.3. Phương pháp điều trị 47
3.3.4. Kết quả về mặt giải phẫu điều trị tổn thương võng mạc chu biên sau
chấn thương đụng dập nhãn cầu 48
3.3.5. Biến chứng sau điều trị 49
Chương 4. BÀN LUẬN 50
4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu 50
4.1.1. Bàn luận về đặc điểm phân bố theo tuổi 50
4.1.2. Bàn luận về đặc điểm giới 51
4.1.3. Nguyên nhân chấn thương 52
4.2. Đặc điểm lâm sàng 52
4.2.1. Mắt chấn thương 52
4.2.2. Thời gian từ khi chấn thương tới khi vào viện 52
4.2.3. Đặc điểm về thị lực 53
4.2.4. Đặc điểm về nhãn áp 54
4.2.5. Nhận xét về mức độ tổn thương và hình thái tổn thương võng mạc
chu biên 56
4.2.6. Nhận xét về các tổn thương phối hợp 62
4.3. Nhận xét điều trị tổn thương võng mạc chu biên 67
4.3.1. Nhận xét về kết quả giải phẫu các tổn thương võng mạc chu biên
sau điều trị 67
4.3.2. Nhận xét về phương pháp điều trị 69
4.3.3. Biến chứng sau điều trị 70
KẾT LUẬN 71
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thẩm Trương Khánh Vân(2012), Nghiên cứu điều trịbong võng mạc sau chấn thương. Luận văn tiến sĩy học, trường Đại học Y Hà Nội.
2. Berrocal M.H., Lewis M.L., Flynn H.W., (1996). Variation in the clinical course of submacular hemorrhage. Am.J.Ophthalmol., 122 (4). Pp 486-493.
3. Vũ Kỳ Mạnh(2008), Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trịban đầu chấn thương đụng dập nhãn cầu tại Bệnh viện Mắt Trung Uơng từ 2003-2007, Luận văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội
4. Hagler, W.S., and A.W. North. Retinal dialyses and retinal detachment. Arch. Ophthal., 79:376, 1968.
5. Delori F., Pomerantzeff O., Cox M.S., (1969). Deformation of the globe under high-speed impact: Its relation to contusion injuries. Invest.Ophthalmol., 8 (3). Pp 290-301.
6. Cox, M.S., C.L. Schepens, and H.M. Freeman. Retinal detachment due to ocular contusion. Arch. Ophthal., 76:678, 1966.
7. Phạm Thị Minh Châu(2004), “Nhận xét tình hình bệnh nhân bong võng mạc điều trịtại khoa Đáy mắt-Bệnh viện Mắt TW năm 2003”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Nguyễn ThịNhất Châu(2000), “Nghiên cứu cắt dịch kính trong xuất huyết dịch kính do chấn thương”, Luận văn thạc sĩY học, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
9. Phạm Văn Dung(2009), “Nghiên cứu cắt dịch kính sớm điều trịxuất huyết dịch kính do chấn thương”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
10. Đỗ Như Hơn(1991), “Nghiên cứu chẩn đoán điều trịbong võng mạc chấn thương”, Kỷyếu công trình nghiên cứu khoa học ngành Mắt, số1, tr 48 – 54.
11. Đỗ Như Hơn(2000), “Nghiên cứu điều trị292 trường hợp bong võng mạc”, Nội san nhãn khoa, số6, tr 71 – 81.
12. Nguyễn Xuân Nguyên, Phan Dẫn. Thái Thọ (1993). Giải phẫu mắt ứng dụng trong nhãn khoa lâm sàng và sinh lý thịgiác – Nhà xuất bản y học.
13. Phan Dẫn và cộng sự (2007), Nhãn khoa giản yếu, Nhà xuất bản y học, tr 448-460, tr 550-564.
14. Duke-Elder S. (1972) System of Ophthalmology. Vol XIV: Injuries. Part 1: Mechanical injuries. The C.V. Mosby Company.
15. Weidenthal D.T., Scheppens C.L.,(1966). Peripheral fundus changes
16. Cox M.S.,(1980). Retinal breaks caused by blunt nonperforating trauma at the point of impact. Trans.Am.Ophthalmol.Soc., 78. Pp 414-466.
17. Laatikainen L., Mattila J., (1995). Tissue plasminogen activator to facilitate removal of post-traumatic submacular hemorrhage. Acta.Ophthalmol.Scand., 73 (4). Pp 361-362.
18. Banta J.T.,(2007). Ocular trauma.Saunder Elsevier.
19. Kuhn F.,(2008). Ocular Trauma.Springer.
20. Liem A.T., Keunen J.E.E., Van Norren D.,(1995). Reversible cone photoreceptor injury in commotio retinae of macular. Retina.15 (1). Pp 58-61.
21. Gill M.K., Lou P.L., (2002). Traumatic macular hole. Inter.Ophthalmol.Clin., 42 (3). Pp 97-106.
22. Ismail R., Tanner V., and Williamson T.H., (2002). Optical coherence tomography imaging of severe commotio retinae and associated macular hole. Br.J.Ophthalmol., 86 (4). 473-474.
23. Ross W.H., (1981). Traumatic retinal dialyses. Arch.Ophthalmol., 99 (8). Pp 1371-1374.
24. Hilton, G.F., and E.W.D. Norton, Juvenile retinal detachment, Mod. Probl. Ophthalmol.(Basel/ New York, Karger), 8:325,1969.
25. Christopher A et al, (2005) Glaucoma after ocular contusion. J Glaucoma., 14 (6), December 2005
26. Coleman DJ(1982). Early vitrectomy in the management of the severely traumatized eye. Am.J.Ophthalmol93:543-551
27. Bron A., Aury P., Salagmac J., Roth A., Royer J. (1989). Le syndrome contusif prÐ – Ðquatorial. .I. Fr. Ophtalmol. 3. p 211 – 220.
28. Lê Công Đức(2002), “Đặc điểm lâm sàng và điều trịsa lệch thểthủy tinh do chấn thương đụng dập nhãn cầu”, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
29. Nguyễn Minh Phú (2012), “Đánh giá kết quả cắt dịch kính điều trịxuất huyết dịch kính nặng do chấn thương đụng dập nhãn cầu”, Luận văn bác sỹnội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.