NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VAI TRÒ CỦA CLVT XƯƠNG THÁI DƯƠNG ĐỂ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỬA SỔ TRÒN TRONG CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VAI TRÒ CỦA CLVT XƯƠNG THÁI DƯƠNG ĐỂ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỬA SỔ TRÒN TRONG CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI
Nguyễn Bình Minh1,, Cao Minh Thành
Mục tiêu: Phân tích vai trò của CLVT xương thái dương để xác định vị trí cửa sổ tròn trong phẫu thuật cấy điện cực ốc tai. Phương pháp nghiên cứu: Tổng quan luận điểm. Kết quả nghiên cứu: Có 15 bài báo tìm kiếm được thoả mãn các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ. Tỷ lệ trung bình không nhìn thấy/ nhìn thấy một phần/ nhìn thấy toàn bộ CST lần lượt là 23%/19%/58%. Không thấy sự khác biệt về giới tính, hai bên tai. Bộc lộ CST khó khăn hơn ở nhóm tuổi trẻ em so với người lớn. Độ rộng ngách mặt không ảnh hưởng đến khả năng nhìn thấy CST. Khoảng cách (k/c) CST- dây VII càng lớn càng dễ nhìn thấy CST, ngưỡng cut-off ≥2,95mm, góc tạo bởi trục ngang với đường thẳng qua CST – dây VII càng lớn, càng dễ nhìn thấy CST, góc <25° gây khó khăn cho phẫu thuật. OTN càng ngả sau càng khó bộc lộ CST. Hình dáng gờ CST trên lát cắt Axial hình C dễ nhìn thấy CST hơn. Một số chỉ số chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu: k/c từ cạnh trước dây VII đến trục vòng đáy ốc tai, góc OTN, đường dự đoán. Kết luận: Tỷ lệ nhìn thấy liên quan đến độ tuổi nhưng không phụ thuộc vào giới tính hay bên tai. Một số chỉ số có thể dùng để dự đoán khả năng nhìn thấy CST: k/c CST- dây VII, góc tạo bởi trục ngang với đường thẳng qua CST – dây VII, độ ngả sau OTN, hình dáng gờ CST trên lát cắt Axial.
Phẫu thuật cấy điện cực ốc tai là phương pháp đưa một thiết bị điện tử có điện cực vào trong ốc tai để thay thế các tế bào thần kinh thính giác bị tổn thương,nhằm phục hồi chức năng nghe cho những bệnh nhân bị điếc sâu tiếp nhận hai tai. Có nhiều con đường tiếp cận để đưa được dãy điện cực vào thang nhĩ của ốc tai, nhưng phẫu thuật mở hòm nhĩ lối sau vẫn là phương pháp thường được sử dụng phổ biến và ít gây các tai biến nhất. Bộc lộ rõ cửa sổ tròn(CST) qua ngách mặt là một thì rất quan trọng trong phẫu thuật nhằm đưa chuỗi điện cực qua màng CST vào trong thang nhĩ. Song vị trí của CST không hằng định và không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy đầy đủ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có khoảng 2/3 số bệnh nhân được tiến hành cấy điện cực có thể nhìn thấy đầy đủ CST, 1/3 số bệnh nhân còn lại cần khoan mở rộng ngách mặt, mở rộng gờ CST, hay cần mở ốc tai qua một lỗ nhỏ trên ụ nhô để tiếp cận thang nhĩ (bony cochleostomy)Vì vậy, PTV cần dự đoán khả năng nhìn thấy CST trước phẫu thuật để có kế hoạch trong hướng tiếp cận thang nhĩ, hạn chế tối đa các tai biến có thể xảy ra. Trong đó chụp CLVT là phương tiện hữu ích cung cấp các thông tin về cấu trúc tai ngoài, tai giữa, tai trong. Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu những chỉ số trên phim CLVT xương thái dương trong việc dự đoán khả năng nhìn thấy CST trong thực tế phẫu thuật, nhưng chưa có chỉ số nào thực sự chính xác và được được đồng thuận hoàn toàn nhằm giúpnhững phẫu thật viên có thêm cơ sở để đánh giá độ khó thì bộc lộ CST trong phẫu thuật qua tiếp cận mở hòm nhĩ lối sau. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu phân tích vai trò, tổng hợp các chỉ số trên phim CLVT xương thái dương để giúp các PTV có thêm cáccông cụ để đánh giá, xác định vị trí CST trong phẫu thuật cấy điện cực ốc tai.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com