NGHIÊN CỨU TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN
NGHIÊN CỨU TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN.Theo Hội Tim Hoa Kỳ năm 2018, số lượng bệnh nhân suy tim có khuynh hướng gia tăng theo thời gian. Dựa trên dữ liệu từ NHANES, giai đoạn 2009 – 2012 chỉ có 5,7 triệu người Mỹ bị suy tim nhưng con số này tăng lên đến đến 6,5 triệu người ở giai đoạn 2011 – 2014 [24]. Mỗi năm có khoảng 550.000 trường hợp suy tim mới được chẩn đoán và nguy cơ suy tim trong suốt cuộc đời là 1/5 [84], [86].
Trong hai thập kỷ gần đây, dù tiên lượng sống còn của bệnh nhân suytim đã được cải thiện do (1) tiến bộ điều trị nội khoa và can thiệp vào nguyên nhân suy tim, (2) điều trị hữu hiệu bệnh mạch vành , một nguyên nhân chính gây suy tim và giảm các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành như rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, thay đổi lối sống [124],[130]; nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn cao ở bệnh nhân suy tim, tiên lượng sống còn sau chẩn đoán suy tim không khả quan hơn so với bệnh ung thư. Tỷ lệ sống 5 năm từ khi có chẩn đoán suy tim là 25% ở nam và 38% ở nữ, trong khi đó tỷ lệ này là 50% đối với bệnh ung thư [77]. Ngoài ra, một số lượng lớn bệnh nhân suy tim nhập viện và tái nhập viện cũng là gánh nặng đáng kể cho hệ thống chăm sóc sức khỏe [111].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2017, số người mắc bệnh rối loạn trầm cảm đã tăng 18,4% trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 201 5. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm trên thế giới 2015 là 4,4% và ước tính có khoảng 322 triệu người bị rối loạn trầm cảm, lệ trầm cảm ở nữ (5,1%) cao hơn nam (3,6%) [142]. Theo La Đức Cương (2013), tỷ lệ trầm cảm chung của cả nước Việt Nam là 2,45% dân số [2]. Nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La 2017, tỷ lệ rối loạn trầm cảm là 3,6%, nữ cao hơn nam (5,8% và 1,6%) [1].Bên cạnh các khuyến cáo về điều trị suy tim, được thống nhất giữa Hội Tim Châu Âu và Hội Tim Hoa Kỳ, các chuyên gia tim mạch còn quan tâm đến các bệnh lý nội khoa kèm theo (bệnh đồng mắc) trong đó có rối loạn trầm cảm, một vấn đề thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch. Khoảng 20% bệnh nhân nhồi máu cơ tim bị rối loạn trầm cảm ngay thời điểm xảy ra biến cố [134] và tỷ lệ này còn cao hơn ở những bệnh nhân suy tim [119]. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm với suy tim mạn đã được chứng minh trong cứu đoàn hệ tiến cứu trên 682 bệnh nhân suy tim mạn nhập viện cho thấy, tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn có liên quan với tuổi, giới tính, tình trạng thất nghiệp và hoạt động hàng ngày. Mức độ suy tim cũng ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ rối loạn trầm cảm. Tỷ lệ này chỉ 11% ở những bệnh nhân suy tim NYHA I, lên 20% NYHA II, 38% NYHA III, và đến 42% NYHA IV [119]. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn từ 20%đến 40% và cao hơn 4 – 5% so với dân số chung [119]. Một phân tích gộp của Rutledge và cộng sự vào năm 2006 từ 27 nghiên cứu đã cho thấy có 21% bệnh nhân suy tim mạn có rối loạn trầm cảm nặng [119]. Rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân suy tim mạn làm tăng gánh nặng cho hệ thống y tế, bởi vì rối loạn trầm cảm làm cho diễn tiến và tiên lượng của bệnh nhân suy tim xấu hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, rối loạn trầm cảm có liên quan với kết cục lâm sàng kém ở bệnh nhân suy tim [70], [71], [72]. Rối loạn trầm cảm có liên quan với nguy cơ tử vong ở bệnh nhân suy tim mạn [122], [135]. Một nghiên cứu của Gottlieb [57], năm 2009, ở các bệnh nhân trên 70 tuổi suy tim mạn nhập viện cho thấy tỷ lệ tái nhập viện là 67% ở nhóm suy tim có rối loạn trầm cảm so với 44% ở nhóm suy tim không có rối loạn trầm cảm. Tỷ lệ tử vong là 21% ở các bệnh nhân có cả suy tim và rối loạn trầm cảm so với 15% ở những bệnh nhân suy tim không có rối loạn trầm cảm. Ở bệnh nhân suy tim mạn chất lượng cuộc sống đã giảm, khi có rối loạn trầm cảm chất lượng cuộc sống càng giảm đáng kể, điều này đã được chứng minh qua công trình nghiên cứu của Gottlieb [57].
Các nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn bao gồm ba vấn đề chính là dịch tễ, nguy cơ tử vong và nhập viện / tái nhập viện điều trị, chất lượng cuộc sống và điều trị rối loạn trầm cảm. Hiện tại, vẫn chưa có sự thống nhất về phương pháp tối ưu để điều trị rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn. Nghiên cứu SADHART-CHF (Setraline Against Depresion and Heart Disease in Chronic Heart Failure) [98] và MOOD-HF (Morbidity, Mortality and Mood in Depresed Heart Failure Patients) [20] cho thấy điều trị rối loạn trầm cảm bằng SSRIs không khác biệt so với placebo.
Cho nên trong nghiên cúu này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ, các yếu tố liên quan và tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân suy tim có rối loạn trầm cảm và không có rối loạn trầm cảm. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rối loạn trầm cảm rất thường gặp ở bệnh
nhân suy tim mạn, làm giảm chất lượng cuộc sống , làm tăng tỷ lệ tử vong, nhập viện và tái nhập viện. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, vấn đề rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn vẫn chưa được quan tâm đúng mức, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này không nhiều và cỡ mẫu nhỏ [4], [9].
Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “NGHIÊN CỨU TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN” với các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ và đặc điểm rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn.
2. Xác định các yếu tố liên quan độc lập với rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn.
3. Đánh giá mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm với nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân suy tim mạn sau xuất viện một năm
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các thuật ngữ Anh – Việt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………. 4
1.1. Suy tim …………………………………………………………………………………………. 4
1.2. Rối loạn trầm cảm ………………………………………………………………………… 11
1.3. Rối loạn trầm cảm và suy tim ………………………………………………………… 16
1.4. Các nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn …………. 27
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………. 43
2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………. 43
2.2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 43
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………… 43
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu …………………………………………………………………. 43
2.5. Xác định các biến số nghiên cứu ……………………………………………………. 44
2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ………………………….. 51
2.7. Qui trình nghiên cứu …………………………………………………………………….. 56
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ………………………………………………………. 57
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………… 59
Chƣơng 3. KẾT QUẢ………………………………………………………………………… 60
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu chung ………………………………………………… 60
3.2. Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn …………………………………… 65
3.3. Các yếu tố liên quan độc lập với rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy
tim mạn ………………………………………………………………………………………. 85
3.4. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm với tử vong do mọi nguyên
nhân ở bệnh nhân suy tim mạn sau xuất viện một năm …………………….. 89
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 97
4.1. Đặc điểm của dân số nghiên cứu chung …………………………………………… 97
4.2. Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn …………………………………. 104
4.3. Các yếu tố liên quan độc lập với rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy
tim mạn …………………………………………………………………………………….. 121
4.4. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm với tử vong do mọi nguyên
nhân ở bệnh nhân suy tim mạn ……………………………………………………. 131
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 140
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………. 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Mẫu thu thập
2. Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
3. Danh sách bệnh nhân
4. Phiếu chấp thuận của hội đồng y đức
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn … 29
Bảng 1.2. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim nội trú trong các
nghiên cứu …………………………………………………………………………… 34
Bảng 1.3. Các yếu tố liên quan với rối loạn trầm cảm trong các nghiên
cứu ……………………………………………………………………………………… 38
Bảng 1.4. Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm với tử vong do mọi
nguyên nhân ở bệnh nhân suy tim trong các nghiên cứu……………. 41
Bảng 2.1. Giá trị các biến số sử dụng trong nghiên cứu …………………………… 50
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số học của dân số nghiên cứu chung ………………….. 60
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu chung …………………….. 62
Bảng 3.3. Đặc điểm phân suất tống máu thất trái của dân số nghiên cứu
chung ………………………………………………………………………………….. 63
Bảng 3.4. Đặc điểm cận lâm sàng của dân số nghiên cứu chung ………………. 63
Bảng 3.5. Bệnh đồng mắc ……………………………………………………………………. 64
Bảng 3.6. Thuốc điều trị ………………………………………………………………………. 64
Bảng 3.7. Tỷ lệ, mức độ và điểm trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn ………. 65
Bảng 3.8. Điểm trung bình và trung vị của các câu hỏi có điểm số cao
trong 21 câu hỏi của thang điểm Beck …………………………………….. 66
Bảng 3.9. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm theo đặc điểm dân số học ……………………. 66
Bảng 3.10. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm theo đặc điểm lâm sàng …………………….. 69
Bảng 3.11. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm theo phân suất tống máu thất trái ……….. 70
Bảng 3.12. So sánh giá trị trung bình của các xét nghiệm giữa hai nhóm
bệnh nhân có và không có rối loạn trầm cảm …………………………… 71
Bảng 3.13. So sánh tỷ lệ bệnh đồng mắc giữa nhóm bệnh nhân suy tim
có và không có rối loạn trầm cảm …………………………………………… 71
Bảng 3.14. So sánh tỷ lệ các thuốc điều trị giữa nhóm bệnh nhân suy tim
có và không có rối loạn trầm cảm …………………………………………… 72
Bảng 3.15. Điểm trầm cảm trung bình theo đặc điểm dân số học ……………… 73
Bảng 3.16. Điểm trầm cảm trung bình theo đặc điểm lâm sàng ………………… 75
Bảng 3.17. Điểm trầm cảm trung bình theo phân suất tống máu thất trái …… 76
Bảng 3.18. Mức độ rối loạn trầm cảm theo đặc điểm dân số học ………………. 77
Bảng 3.19. Mức độ rối loạn trầm cảm theo đặc điểm lâm sàng ………………… 79
Bảng 3.20. Mức độ rối loạn trầm cảm theo phân suất tống máu thất trái ……. 80
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa điểm trầm cảm với các đặc điểm dân số,
lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn …………………. 81
Bảng 3.22. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim NYHA III theo
các đặc điểm dân số học và lâm sàng ……………………………………… 83
Bảng 3.23. So sánh giá trị trung bình của các xét nghiệm ở bệnh nhân
suy tim NYHA III có và không có rối loạn trầm cảm ……………….. 84
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa các đặc điểm dân số học và lâm sàng của
bệnh nhân suy tim mạn và rối loạn trầm cảm. Kết quả phân
tích hồi quy logistic đơn biến …………………………………………………. 85
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa các đặc điểm dân số học và lâm sàng của
bệnh nhân suy tim mạn và rối loạn trầm cảm. Kết quả phân
tích hồi quy logistic đa biến …………………………………………………… 87
Bảng 3.26. Số bệnh nhân sống và tử vong trong thời gian 6 tháng theo
dõi ………………………………………………………………………………………. 90
Bảng 3.27. Số bệnh nhân sống và tử vong trong toàn bộ thời gian theo
dõi ………………………………………………………………………………………. 90
Bảng 3.28. Phân tích hồi quy Cox đơn biến trong dự đoán tử vong do
mọi nguyên nhân ở bệnh nhân suy tim mạn …………………………….. 92
Bảng 3.29. Phân tích hồi quy Cox đa biến trong dự đoán tử vong do mọi
nguyên nhân ở bệnh nhân suy tim mạn có và không có rối loạn
trầm cảm ……………………………………………………………………………… 94
Bảng 3.30. Phân tích hồi quy Cox đa biến trong dự đoán tử vong do mọi
nguyên nhân ở bệnh nhân suy tim mạn theo mức độ rối loạn
trầm cảm ……………………………………………………………………………… 95
Bảng 4.1. Tuổi trung bình của các bệnh nhân suy tim mạn trong nghiên
cứu của chúng tôi và các tác giả khác ……………………………………… 98
Bảng 4.2. Tỷ lệ nữ giới ở các bệnh nhân suy tim mạn trong nghiên cứu
của chúng tôi và các tác giả khác ……………………………………………. 99
Bảng 4.3. Tỷ lệ phân độ NYHA trong nghiên cứu của chúng tôi và các
tác giả khác………………………………………………………………………… 101
Bảng 4.4. PSTMTT trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác….. 102
Bảng 4.5. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn trong nghiên
cứu của chúng tôi và các tác giả khác ……………………………………. 104
Bảng 4.6. Mức độ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn trong
nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác …………………………. 105
Bảng 4.7. Điểm trầm cảm trung bình theo thang điểm Beck trong nghiên
cứu của chúng tôi và các tác giả khác ……………………………………. 106
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Sự tương đồng về cơ chế sinh bệnh giữa rối loạn trầm cảm và suy
tim ……………………………………………………………………………………… 17
Sơ đồ 1. 1. Lưu đồ chẩn đoán suy tim theo ESC 2012 ………………………………. 8
Sơ đồ 1. 2. Lưu đồ chẩn đoán suy tim theo ESC 2016 ………………………………. 9
Sơ đồ 1. 3. Những thay đổi sinh lý bệnh trong rối loạn trầm cảm và suy tim 18
Sơ đồ 1.4. Cơ chế sinh lý bệnh liên kết trầm cảm với suy tim ………………….. 19
Sơ đồ 2.1. Qui trình nghiên cứu ……………………………………………………………. 56
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ theo dõi bệnh nhân suy tim mạn sau xuất viện một năm . 889
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ rối loạn trầm cảm trong nghiên cứu ………………… 65
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm theo phân độ suy tim NYHA …………… 69
Biểu đồ 3.3. Điểm trầm cảm trung bình theo phân độ suy tim NYHA ………. 75
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm theo nhóm tuổi ở bệnh nhân suy tim
NYHA III ……………………………………………………………………………. 82
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ rối loạn trầm cảm theo giới ở BN suy tim NYHA III ……. 82
Biểu đồ 3.6. Đường cong sống còn Kaplan-Meier ở bệnh nhân suy tim mạn có
rối loạn trầm cảm và không rối loạn trầm cảm …………………………. 91
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
1. Châu Minh Đức, Trần Kim Trang, Phạm Nguyễn Vinh (2015), ―Trầm cảm và các đặc điểm nhân khẩu học ở bệnh nhân suy tim mạn‖, Y Học Việt Nam, 2(437), tr. 57-60.
2. Châu Minh Đức, Trần Kim Trang, Phạm Nguyễn Vinh (2015), ―Tỷ lệ và mức độ trầm cảm ở bệnh nhân suy tim mạn‖, Y Học Việt Nam, 2(437), tr. 137-140