Nghiên cứu tử vong do tai nạn thương tích tại tỉnh Điện Biên năm 2005 – 2008
Nghiên cứu tử vong (TV) đã được bắt đầu từ rất lâu, hàng năm trong Niên giám thống kê Y tế do Bộ Y tế ban hành đều có các số liệu TV, chủ yếu là số liệu TV tại Bệnh viện [8].
Nghiên cứu mô hình bệnh tật và TV nói chung và TV do tai nạn thương tích (TNTT) nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá hoạt động y tế cũng như tình hình phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của khu vực, phục vụ phòng ngừa bệnh tật và giảm tỷ lệ TV, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Hiện nay, tỷ lệ TV do TNTT ngày càng gia tăng, một trong những nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật và là vấn đề Y tế công cộng mang tính toàn cầu, cần được cả thế giới quan tâm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), hàng năm có khoảng trên 5 triệu người TV do TNTT, tương đương với khoảng 98 trường hợp TV do TNTT/100.000 dân. Ngoài ra, còn một số lượng lớn hơn các trường hợp TNTT bị di chứng hoặc tàn tật suốt đời, TV do TNTT chiếm 10% số năm sống bị mất đã được điều chỉnh do tàn tật của con người [41]. Theo báo cáo của TCYTTG có chủ đề “Gánh nặng toàn cầu về bệnh tật” dự báo đến năm 2020 hàng năm có khoảng 8 triệu người TV do TNTT [6] và TNTT là một trong ba nguyên nhân gây TV nhiều nhất trên thế giới và TV do TNTT chiếm 20% số năm sống bị mất đã được điều chỉnh do tàn tật của con người. TV do TNTT nhìn chung cao hơn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam.
Trong các TNTT thì tai nạn giao thông (TNGT) là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng TNTT ở mọi khu vực [41].
Ở Việt Nam, TNTT là nguyên nhân gây TV hàng đầu với trên 30 người TV và 70 người tàn phế sau TNTT xảy ra hàng ngày và gia tăng nhanh theo các năm [56]. Theo Tổng cục Thống kê, cứ 10 trường hợp TV do các nguyên nhân, có 1 trường hợp TV do TNTT [11].
Đánh giá gánh nặng TV qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi vì chết sớm (YPLL) do TNTT là chỉ số cho phép đánh giá gánh nặng TV của một cộng đồng. Đây là phương tiện hữu ích trong việc so sánh tình trạng sức khỏe chung giữa các cộng đồng khác nhau và hỗ trợ một cách đắc lực quá trình lựa chọn ưu tiên và đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới và khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam [13].
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều chương trình can thiệp phòng chống TNTT đã và đang được triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước, nhưng tại Điện Biên có rất ít nghiên cứu về TV do TNTT, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đánh giá gánh nặng TV do TNTT. Từ tình hình trên, luận văn này được tiến hành nhằm các Mục tiêu sau:
1. Mô tả tình hình tử vong do tai nạn thương tích tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 – 2008.
2. Đánh giá gánh nặng tử vong do tai nạn thương tích thông qua số năm sống tiềm tàng bị mất đi do chết sớm tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005 – 2008.
Từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa TV do TNTT theo một số nguyên nhân TNTT thường gặp tại địa phương.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số khái niệm 3
1.1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu tử vong 3
1.1.2 TNTT và các khái niệm liên quan 3
1.1.3 Phân loại bệnh tật theo Bảng phân loại quốc tế bệnh tật chỉnh sửa
lần thứ 10 (ICD- 10) 5
1.2 Tình hình TV do TNTT 6
1.2.1 Tình hình TV do TNTT trên thế giới và trong khu vực 6
1.2.2 Tình hình TV do TNTT ở Việt Nam 11
1.3 Gánh nặng TV do TNTT 14
1.3.1 Gánh nặng TV do TNTT trên thế giới 15
1.3.2 Gánh nặng TV do TNTT ở Việt Nam 16
1.4 Tình hình TV do TNTT và gánh nặng TV do TNTT tại tỉnh Điện Biên ..17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Địa điểm nghiên cứu 18
2.2 Đối tượng nghiên cứu 19
2.3 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu chung 19
2.3.2 Cỡ mẫu 19
2.3.3 Biến số, chỉ số nghiên cứu và công cụ, kỹ thuật thu thập thông tin.. 19
2.4 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 24
2.5 Thời gian nghiên cứu 24
2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 24
2.7 Hạn chế của đề tài 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
3.1 Số huyện, xã, trạm y tế xã tham gia nghiên cứu về tình hình TV
do TNTT tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005- 2008 27
3.2 Tình hình TV do TNTT tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005- 2008 27
3.2.1 Tình hình TV do TNTT tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005- 2008
theo tuổi, giới, năm, huyện/ thị/ thành phố 27
3.2.2 Tình hình TV do TNTT tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005- 2008 so
với các nguyên nhân khác 31
3.2.3 Tình hình TV do TNTT tại tỉnh Điện Biên giai đoạn 2005- 2008
theo nguyên nhân TNTT 32
3.3 Gánh nặng tử vong do TNTT tại tỉnh Điện Biên năm 2005- 2008 38
3.3.1 Gánh nặng TV do TNTT theo năm 41
3.3.2 Gánh nặng TV do TNTT theo nhóm tuổi và theo giới 42
3.3.3 Gánh nặng TV theo nhóm nguyên nhân TNTT 43
Chương 4. BÀN LUẬN 46
4.1. Tình hình TV do TNTT tại tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2005- 2008…. 46
4.1.1 Tình hình TV do TNTT chung 47
4.1.2 Tình hình TV do TNTT theo nhóm tuổi tại tỉnh Điện Biên 48
4.1.3 Tình hình TV do TNTT theo huyện/ thị/ thành phố 49
4.1.4 Tình hình TV do TNTT theo các nguyên nhân 50
4.2 Gánh nặng tử vong do TNTT thông qua YPLL tại tỉnh Điện Biên trong
giai đoạn 2005- 2008 53
4.2.1 Gánh nặng TV do TNTT tỉnh Điện Biên so với TV do các nguyên nhân khác 53
4.2.2 Gánh n ặng TV do TNTT tại tỉnh Điện Biên theo nhóm tuổi và
theo giới 54
4.2.3 Gánh nặng TV do TNTT theo các nguyên nhân TNTT 55
KẾT LUẬN 57
KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích