Nghiên cứu tử vong trong cộng đồng huyện Lâm Thao – Phú Thọ
Kết quả đề tài đã mô tả được mô hình tử vong của huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ với những nét đặc trưng của vùng công nghiệp phía Bắc với những nhà máy được xây dựng từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước và nay đang trên quá trình hiện đại hoá công nghệ và mở rộng quy mô, thay đổi bổ sung các sản phẩm. Mặc dù với một địa bàn dân cư không quá rộng nhưng với 18 xã – thị trấn, trong đó có nhiều xã ở vị trí cận kề ở cuối các hướng gió chủ đạo hoặc / và chịu ảnh hưởng của các nguồn nước thải, rác thải công nghiệp từ nhiều thập kỷ trước đây của nhà máy trên địa bàn và những xã nằm cách xa các nhà máy hơn. Nghiên cứu được tiến hành nhằm hai mục tiêu: (1Xác định tỷ suất tử vong tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú thọ năm 2005 và 2 Tìm hiểu một số nguyên nhân tử vong trên địa bàn huyện Lâm thao. Kết quả chi tiết được tóm tắt như sau:
Tỷ suất tử vong:
– Tỷ suất tử vong thô tại Lâm Thao – Phú Thọ ở mức trung bình so với các khu vực trên cả nước. Có xu thế tăng dần từ 1999 đến 2005 như sau: 3,87%o; 3,85%o; 4,33%o; 4,27%0; 4,54%0; 4,79%0 và 4,90%0.
– Trong các xã thuộc huyện Lâm Thao, xã Thạch Sơn có biến động phức tạp và nhiều năm có tỷ suất tử vong cao hơn tỷ suất tử vong chung của toàn huyện: Năm 2002 và 2005: tỷ suất tử vong tại xã Thạch Sơn là 5,51%0 và 5,24%0 so với toàn huyện tương ứng là 4,27%0 và 4,90%0 nhưng sự khác biệt đó chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
– Tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ em < 15 tuổi, cao nhất ở nhóm trẻ < 1 tuổi (2,27%) và ở nữ (3,52%) cao hơn nam (1,54%).
– Nhóm tuổi người lớn, tỷ lệ tử vong cao từ > 60 tuổi, đặc biệt nhóm > 70 tuổi (56,89%), nữ cao hơn nam (71,37% và 48,46%).
– Gánh nặng tử vong của huyện Lâm Thao có xu hướng nghiêng về mô hình tử vong của các khu vực thành thị: số năm mất do bị chết sớm (trước khi đạt tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2004) trên một ngàn dân do các bệnh không truyền nhiễm là 21,65 năm; do nhóm bệnh truyền nhiễm, thai sản và dinh dưỡng là 9,31 năm và do tai nạn, ngộ độc 12,85 năm, do các nguyên nhân khác là 7,33 năm trên tổng số năm sống mất là 51,1 năm.
MỤC LỤC
Phần A: TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI 3
1. Kết quả nổi bật của đề tài: 3
2. Thực trạng nguyên nhân tử vong: 4
3. Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội: 5
4. Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt: 5
5. Các ý kiến đề xuất: 5
Phần B: BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 6
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 6
1.1. Xác định tỷ suất tử vong tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ năm 2005 7
1.2. Tìm hiểu một số nguyên nhân tử vong trên địa bàn huyện Lâm Thao 7
2. TỔNG QUAN 8
2.1. Tình hình nghiên cứu tử vong chung 8
2.2. Các phương pháp điều tra, giám sát tử vong 10
2.2.1. Hệ thống báo cáo định kỳ 10
2.2.2. Hệ thống theo dõi/ giám sát tử vong theo điểm “Sentinel” 12
2.2.3. Điều tra tử vong chung và tử vong có trọng tâm đặc trưng 13
2.2.4. Nghiên cứu các trường hợp tử vong hoặc nhóm tử vong (THTV) 13
2.2.5. Điều tra dân số 15
2.3. Cơ sở để đề xuất quy trình và kỹ thuật điều tra tử vong 15
2.3.1. Phương pháp giải phẫu lời nói (GPLN) 15
2.3.2. Sử dụng GPLN để ước tính tỷ suất chết do một số nguyên nhân đặc trưng 18
2.3.3. Tính gánh nặng bệnh tật qua điều tra tử vong 22
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. Các bước tiến hành điều tra: 24
3.2. Địa điểm nghiên cứu: 25
3.3. Đối tượng nghiên cứu: 25
3.4. Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu: 25
3.5. Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp mô tả hồi cứu so sánh 26
3.5.1. Chỉ tiêu nghiên cứu: Giới, tuổi, nguyên nhân tử vong 26
3.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu: 27
3.5.3. Các công cụ nghiên cứu: 27
3. 6. Phương pháp xử lý số liệu: 27
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
4.1. Tình hình tử vong: 29
4.1.1. Tỷ suất tử vong chung: 29
4.1.2. Tỷ suất tử vong theo nhóm tuổi 31
4.1.3: Gánh nặng tử vong 32
4.2. Thực trạng nguyên nhân tử vong 34
4.2.1. Tử vong theo giới và nhóm bệnh 34
4.2.2. Tỷ suất tử vong theo nhóm bệnh và nhóm tuổi 35
4.2.3. Tử vong theo giới và nhóm cơ quan 36
4.2.4. Tử vong do ung thư theo hệ cơ quan 39
5. BÀN LUẬN 43
5.1. Tình hình tử vong 43
5.1.1. Tỷ suất tử vong chung 43
5.1.2. Tình hình tử vong theo nhóm tuổi và giới: 44
5.1.3. Gánh nặng tử vong theo số năm sống bị mất đi vì tử vong non (YLL) 46
5.2. Thực trạng về nguyên nhân tử vong 47
5.2.1. Nguyên nhân tử vong theo nhóm bệnh, nhóm tuổi và giới 47
5.2.2. Nguyên nhân tử vong theo nhóm cơ quan: 48
6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51
6.1. Kết luận: 51
6.1.1. Tỷ suất tử vong: 51
6.1.2. Thực trạng nguyên nhân tử vong: 51
6.2. Kiến nghị: 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 58
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích