Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng khảo sát sự tăng trưởng xương của hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi
Luận văn Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng khảo sát sự tăng trưởng xương của hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi. Sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các Bác sĩ Chỉnh hình răng mặt. Hiểu rõ sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt giúp Bác sĩ có thể can thiệp điều trị vào những thời điểm thích hợp, giúp đạt hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân về mặt chức năng và thẩm mỹ.
Giai đoạn từ 8-18 tuổi có sự tăng tốc tăng trưởng của toàn cơ thể để đạt được những thay đổi hình thái từ trẻ em trở thành người trưởng thành. Từ lúc sinh ra, nam và nữ tăng trưởng gần như nhau cho đến thời điểm khởi phát tăng trưởng dậy thì. Hiện tượng dậy thì ở nam diễn ra muộn hơn nữ nhưng tốc độ tăng trưởng thường lớn hơn nữ và thời gian tăng trưởng kéo dài hơn. Điều này làm cho sự phân biệt ngày càng rõ giữa nam và nữ [8], [13]. Ngoài ra, giữa các cá thể trong cùng giới tính cũng không giống nhau về tốc độ và thời điểm tăng trưởng [41], [127]. Như vậy, trong giai đoạn từ 8-18 tuổi có sự khác biệt giữa các cá thể cũng như khác biệt giới tính về thời gian, thời điểm và tốc độ tăng trưởng. Trong giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể đều thay đổi để đáp ứng với sự tăng trưởng chung của cơ thể. Qui luật tăng trưởng của hệ thống sọ mặt như thế nào đã trở thành một câu hỏi lớn vì giai đoạn từ 8-18 tuổi cũng là giai đoạn diễn ra đa số các quá trình điều trị chỉnh hình răng mặt. Đối với các bất hài hòa xương hàm, để điều trị đạt hiệu quả cao, các can thiệp cần thực hiện trong giai đoạn xương hàm còn tăng trưởng.
Có hai căn cứ để khảo sát sự tăng trưởng của cơ thể nói chung và sự tăng trưởng của hệ thống sọ mặt nói riêng, đó là khảo sát theo tuổi năm sinh và theo tuổi xương. Tuy vậy, giai đoạn 8-18 tuổi là giai đoạn thể hiện khác biệt giới tính và cá thể nên tuổi năm sinh và sự tăng trưởng có thể không liên quan chặt chẽ với nhau như những giai đoạn trước đó. Sự tăng trưởng trong giai đoạn này phụ thuộc vào mức độ trưởng thành xương hay tuổi xương của từng cá thể hơn là phụ thuộc vào tuổi năm sinh [33], [64].
Trong Chỉnh hình răng mặt, phương pháp đánh giá tuổi xương bàn-cổ tay trên phim X quang là một phương pháp kinh điển và từng là chuẩn vàng để đánh giá mức độ trưởng thành xương của hệ thống sọ mặt. Năm 1972, Lamparski đưa ra phương pháp đánh giá trưởng thành xương trên phim sọ nghiêng bằng việc quan sát sự thay đổi các đốt sống cổ [48]. Phương pháp này đã được sự hưởng ứng tích cực của các nhà nghiên cứu, đặc biệt là của chuyên khoa Chỉnh hình răng mặt. Các công trình nghiên cứu của Hassel và Farman (1995); Garcia- Fernandez (1998); Kucukkeles (1999); Mito, San Roman (2002); Gandini, Kamal, Uysal Grippaudo và Flores- Mir (2006); Soegiharto, Akhal (2008); Wong, Stiehl và Muller (2009); Chen, Litsas và Ari-Demirkaya (2010) đều đã khẳng định phương pháp này có độ tin cậy và có tương quan cao như phương pháp đánh giá trưởng thành xương bàn-cổ tay [26], [69], [96], [149], [141],.. Ưu điểm nổi bật của nó là hạn chế nhiễm tia X cho bệnh nhân vì có thể khảo sát đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng (là phim thường quy trong Chỉnh hình răng mặt) mà không cần phải chụp thêm phim bàn-cổ tay [32], [127]. Năm 2002, San Roman đã thiết lập công thức tính tuổi xương đốt sống cổ cho người da trắng. Mito (2003) đã đưa ra công thức tính tuổi xương đốt sống cổ cho người Nhật Bản và Chen (2010) cũng lập phương trình hồi quy để tính tuổi xương đốt sống cổ cho người Trung Quốc [52], [118], [132]… Để áp dụng phương pháp đánh giá tuổi xương đốt sống cổ giúp xác định các giai đoạn trưởng thành xương của người Việt trong điều trị Chỉnh hình răng mặt, trước tiên, cần lập công thức tính tuổi xương đốt sống cổ.
Khái niệm về các giai đoạn tăng trưởng, đỉnh tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt là những khái niệm cơ bản của điều trị dự phòng và điều trị can thiệp trong Chỉnh hình răng mặt. Nghiên cứu về sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt trong giai đoạn vị thành niên, Bambha đã kết luận thời điểm tăng trưởng hệ thống sọ mặt giai đoạn 9¬17 tuổi có liên quan với tuổi xương: trẻ trưởng thành sớm có đỉnh tăng trưởng mặt sớm, trẻ trưởng thành trễ có đỉnh tăng trưởng mặt trễ, nhóm trưởng thành trung bình có đỉnh tăng trưởng mặt rất biến thiên [33]. Lewis (1982) nhận định đỉnh tăng trưởng của xương hàm dưới giai đoạn dậy thì ở nữ sớm hơn nam từ 1,5-2 năm, và có tương quan với tuổi xương bàn-cổ tay [102]. O’Reilly và Yanniello (1988) cho thấy các giai đoạn trưởng thành của đốt sống cổ liên quan với sự tăng trưởng xương hàm dưới trong thời kỳ dậy thì [124].
Ở Việt nam nhiều tác giả đã nghiên cứu về sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt trên phim sọ nghiêng ở các nhóm tuổi năm sinh khác nhau. Trần Thúy Nga nghiên cứu sự tăng trưởng hệ thống sọ mặt của trẻ từ 3-5 tuổi [18]; Đống Khắc Thẩm nghiên cứu ở trẻ từ 3-13 tuổi [22]; Lê Võ Yến Nhi đề cập đến sự tăng trưởng của trẻ từ 10¬14 tuổi [16] và Nguyễn Tuyết Oanh nghiên cứu sự tăng trưởng xương hàm dưới của trẻ từ 4-12 tuổi [20]. Tuy vậy, những nghiên cứu trên chưa đưa ra được các giai đoạn tăng trưởng hệ thống sọ mặt theo tuổi xương đốt sống cổ trong giai đoạn từ 8¬18 tuổi. Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng khảo sát sự tăng trưởng xương của hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi”. Đề tài được thực hiện với các mục tiêu như sau:
- Xác lập công thức tính tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng dựa theo tiêu chuẩn trưởng thành xương bàn-cổ tay.
- Khảo sát kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi trên phim sọ nghiêng theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ.
- Khảo sát tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi trên phim sọ nghiêng theo tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ.
MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục chữ viết tắt iii
Danh mục hình iv
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………………….
4
1.1.Sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi………………………… 4
1.1.1.Nhắc lại giải phẫu học và cơ chế tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt……………… 4
1.1.2.Các giai đoạn tăng trưởng cơ thể sau sinh………………………………………….. 10
1.1.3.Tăng trưởng hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi…………………………………… 11
1.1.4.Thay đổi hình dạng và vị trí của xương…………………………………………….. 11
1.2.Theo dõi sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt trong giai đoạn 8-18 tuổi……… 13
1.3.Phương pháp đánh giá trưởng thành xương – tuổi xương………………………… 14
1.3.1.Khái niệm trưởng thành xương – tuổi xương……………………………………….. 14
1.3.2.Phương pháp đánh giá trưởng thành xương bàn-cổ tay (BCT)……………………… 14
1.3.3.Phương pháp đánh giá trưởng thành xương đốt sống cổ (ĐSC)…………………….. 18
1.4.Nghiên cứu sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt trên phim sọ nghiêng………. 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………
30
2.1.Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 30
2.1.1.Mẫu 1: xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ (TXĐSC)………………………. 30
2.1.2.Mẫu 2: khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo
tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ…………………………………………………. 30
2.1.3.Tiêu chuẩn chọn mẫu……………………………………………………………….. 31
2.1.4.Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………………………………. 32
2.2.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………. 32
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………. 32
2.2.2.Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………….. 32
2.2.3.Phương tiện nghiên cứu…………………………………………………………….. 42
2.2.4.Tiến trình thực hiện ………………………………………………………………….. 42
2.2.5.Đánh giá độ tin cậy và chính xác của phương pháp nghiên cứu……………………. 44
2.2.6.Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………. 45
2.3.Các biến nghiên cứu…………………………………………………………………. 46
2.4.Xử lý số liệu thống kê………………………………………………………………… 46
2.5.Đạo đức nghiên cứu y học ………………………………………………………….. 47
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ……………………………………………………………….
48
3.1. Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ…………………………………………. 48
3.2. Khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt………………………………….. 50
ii
3.2.1.Mẫu nghiên cứu khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt ………..………… 50
3.2.2. Các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh…………………………. 52
3.2.3.Kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi năm sinh và tuổi
xương đốt sống cổ………………………………………………………………………… 54
3.2.4.Tốc độ tăng trưởng kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo
tuổi năm sinh và tuổi xương đốt sống cổ …………………………………………………. 61
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………..
79
4.1.Công thức tuổi xương đốt sống cổ …………………………………………………. 79
4.1.1.Đánh giá tăng trưởng hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi xương đốt
sống cổ……………………………………………………………………………………
79
4.1.2. Phương pháp xác định tuổi xương đốt sống cổ …………………………………… 82
4.1.3. Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ cho nhóm người Việt………………… 84
4.2. Kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi năm sinh
và tuổi xương đốt sống cổ ………………………………………………………………
88
4.2.1.Chọn lựa các biến số nghiên cứu về kích thước xương hệ thống sọ mặt ………… 88
4.2.2.Các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ theo tuổi năm sinh………………………… 91
4.2.3.Thay đổi kích thước xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi năm
sinh và tuổi xương đốt sống cổ …………………………………………………………. 91
4.3.Tốc độ tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi theo tuổi năm
sinh và tuổi xương đốt sống cổ ………………………………………………………… 95
4.3.1.Tốc độ tăng trưởng theo tuổi năm sinh……………………………………………. 95
4.3.2.Tốc độ tăng trưởng theo tuổi xương đốt sống cổ…………………………………. 95
4.3.3.Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong điều trị CHRM………………………….. 104
4.4. Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài…………………………………………………… 108
4.5.Hạn chế của đề tài………………………………………………………………….. 108
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..
110
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………….. 112
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Xem thêm
CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ:
- (2013), “Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng: nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độ tuổi 7-18”, Tạp chí Y học, Phụ bản tập 17(2), tr.223-228.
- (2013), “Sự thay đổi kích thước chiều cao tầng mặt theo tuổi xương đốt sống cổ: nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng giai đoạn 8-18 tuổi”, Tạp chí Y học, 17(3), tr.157-162
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
- Bộ môn chỉnh hình răng mặt (2004), Kiến thức cơ bản và điều trị dự phòng, NXB Y học- chi nhánh tp Hồ Chí Minh.
- Bộ môn giải phẫu học (2006), Bài giảng Giải phẫu học, NXB Y học,Chương 1.
- Phạm Đăng Diệu (2001), Giải phẫu đầu-mặt-cổ, NXB Y học, Chương 1.
- Nguyễn Trí Dũng (2001), Phôi thai người, NXB ĐH Quốc gia tp HCM,Chương 8, 12.
- Nguyễn Trí Dũng (2009), Mô học Đại cương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Chương 5.
- Phạm Thị Minh Đức (2007), Sinh lý học, NXB Y học, Bài 13.
- Ngô Trí Hùng (2006), Bài giảng Giải phẫu học, NXB Y học, Chương 4.
- Đỗ Kính (1999), Phôi thai học người, NXB Y học, Chương 3.
- Ngô Thị Quỳnh Lan (2000), Sự phát triển của phức hợp đầu-mặt-cung răng ở trẻ từ 3đến 5,5 tuổi theo phương pháp nghiên cứu dọc, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.
- Lê Đức Lánh (2002), Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.
- Phạm Đình Lựu (2009), Sinh lý học Y khoa, NXB Y học, Chương 8.
- Nguyễn Thị Bích Lý (2011), Xác định tuổi sinh học của người Việt qua nghiên cứu sự hình thành mô cứng của bộ răng vĩnh viễn trong giai đoạn từ7-24 tuổi, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.
- Netter FH (1996), Atlas giải phẫu người, NXB Y học, 12-16, tr.452-466.
- Lê Võ Yến Nhi (2009), “Sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt nam từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts”, Tạp chí Y học tpHCM, 13(2), tr.21-30.
- Nguyễn Hải Ninh (2011), Nghiên cứu trên phim toàn cảnh và sọ nghiêng mối liên quan giữa tuổi răng và tuổi xương đốt sống cổ- lứa tuổi từ 6-17 tuổi, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM.
- Trần Thúy Nga (1999), “Sự tăng trưởng của nền sọ ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổitheo phương pháp nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng ”, Hình thái học, 9 (2), tr.59-63.
- Nguyễn Thị Kiều Oanh (2008), Tuổi dậy thì và các yếu tố liên quan ở học sinh nữ 8-11 tuổi tại nội thành tp HCM, Luận văn thạc sĩ y học, Đạihọc Y Dược TPHCM.
- Nguyễn Tuyết Oanh (2011), Sự tăng trưởng của xương hàm dưới- nghiên cứu trên phim X quang sọ nghiêng ở trẻ em từ 4-12 tuổi, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM.
- Phan Chiến Thắng (2005), Mô học, NXB Y học, Chương 7, 8.
- Đống Khắc Thẩm (2009), “Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước với xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao tầng mặt: Nghiên cứu dọc trên phim đo sọ ở trẻ từ 3-13 tuổi”, Tạp chí Y học tpHCM, 13(2), tr.10-15.
- Trương Hoàng Lệ Thủy (2011), Đặc điểm hình thái đầu mặt ở trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM.
- Hồ Thị Thùy Trang (2013), “Xác định giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ bằng phương pháp định lượng: nghiên cứu trên phim sọ nghiêng độtuổi 7-18”, Tạp chí Y học tpHCM, 17(3), tr.223-228.
- Phan Thị Thanh Yên (1999), Nghiên cứu dọc hệ thống răng-mặt theo phân tích Downs ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TPHCM