Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc, mới mắc và các yếu tố nguy cơ của động kinh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý, điều trị bệnh nhân động kinh tại tuyến cơ sở
Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc, mới mắc và các yếu tố nguy cơ của động kinh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý, điều trị bệnh nhân động kinh tại tuyến cơ sở
Đặt Vấn Đề
Động Kinh là loại bệnh lý mạn tính chiếm tỷ lệ cao trong bệnh lý thần kinh (khoảng một phần tư trong tổng số bệnh lý thần kinh) [54,64]. Trên thế giới, lỷ lệ hiện mắc động kinh chiếm từ 5/1000 dân đến 10/1000 dân [58] và tỷ lệ mới mắc dao động từ 190/100.000 dân/năm (ở những nước đang phát triển) đến 70/100.000 dân/ năm ( ở các nước phát triển ). Các tỷ lệ này thấp ở các nước phát triển và cao ở các nước đang phát triển thực sự đang là gánh nặng về kinh tế đối với gia đình người bệnh và xã hội. Thực trạng quản lý, điều trị bệnh nhân động kinh trên thế giới cũng có sự khác nhau rõ rệt[35,46]. Ở các nước phá triển tỷ lệ bệnh nhân động kinh được quản lý điều trị cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển và tỷ lệ bệnh nhân được điều trị ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Sở dĩ có sự khác biệt này là do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, sự quan tâm, hiểu biết của người về động kinh [35,38,46]
Bênh cạch các thể động kinh chưa rõ căn nguyên, các nguyên nhân thường thấy gây động kinh là viêm não, chấn thương sọ não, u não, bệnh não chu sinh, nhiễm khuẩn thần kinh trung uông, bệnh lý mạch máo não…
Về loại hình nghiên cứu, các nghiên cứu đặc điểm động kinh dựa trên dữ liệu quản lý của bệnh viện có tính chọn lọc cao đối với các trường hợp động kinh nặng, động kinh mãn tính và động kinh kháng thuốc. Tuy vậy, loại nghiên cứu này lại không mang tính đại diện cho cộng đồng. Trong đó, các nghiên cứu về dịch tễ học lại có thể cung cấp các dữ liệu toàn diện hơn về tình trạng động kinh tại cộng đồng, phản ánh nhu cầu khám, chữa bệnh và chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh, qua đó giúp cơ quan quản lý y tế có cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý, điều trị và dự phòng các yếu tốt nguy cơ, góp phần làm giảm tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tái phát của động kinh.
Tại việt nam, cho đến nay còn rất ít nghiên cứu dịch tễ học mang tính cộng đồng về động kinh đã được công bố. Nguyễn Thúy Hường (2001) nghiên cứu kết hợp hồi cứu và tiến cứu tại cộng đồng dân số tỉnh Hà Tây đã nhận thấy : Tỷ lệ hiện mắc động kinh là 4,9 %, tỷ lệ mới mắc động kinh là 59,8/100.000 dân/năm và có xu hướng tăng dần theo năm. Có 43 % bệnh nhân động kinh tại tỉnh Hà Tây được điều trị, tỷ lệ bệnh nhân động kinh được điều trị ở thành phố, đồng bằng cao hơn ở miền núi [10]. Đây là kết quả rất đáng trân trọng, nhưng do nghiên cứu chủ yếu là hồi cứu, nên các số liệu có thể chưa phản ánh được đầy đủ đặc điểm động kinh tại cộng đồng. Năm 2003, Vũ Minh Ngọc [?] đã nghiên cứu cụ thể hơn về dịch tễ động kinh tại một xã có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lợn và kết quả đã cho thấy tỷ lệ hiện mắc động kinh tại cộng đồng này là 8,3% trong đó chỉ có 16 % được quản lý và điều trị động kinh. Để có những hiểu biết sâu sắc hơn về tình trạng động kinh hiện nay tại cộng đồng ở việt nam, chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc, mới mắc và các yếu tố nguy cơ của động kinh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý, điều trị bệnh nhân động kinh tại tuyến cơ sở”
Địa điểm nghiên cứu của chúng tôi là hai xã/phường thuộc thành phố Hà Nội từ năm 2001 đên snawmm 2005.
Mục tiêu nghiên cứu :
1. Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc, mới mắc của động kinh tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và phương Nhân Chính Quận Thanh Xuân thuộc thành phố Hà Nội.
2. Phân tích các yếu tố nguy cơ : Đặc trưng về các nhân, yếu tố xã hội, kinh tế, văn hóa… của động kinh tại hai địa phương này
3. Mô tả thực trạng quản lý bệnh nhân động kinh tại hai địa phương này
4. Đề xuất giải pháp can thiệp nhằm cải thiện chất lượng quản lý và điều trị động kinh
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích