Nghiên cứu tỷ lệ kháng thể kháng dengue và kháng nguyên NS1 trên bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại bệnh viện Bạch Mai năm 2009 – 2010
Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kháng nguyên NS1, kháng thể kháng virus dengue có giá trị chẩn đoán trên những BN được chẩn đoán lâm sàng là sốt dengue/sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) đến khám và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang tại phòng xét nghiệm 315 mẫu máu của những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là SD/SXHD trong năm 2009 – 2010. Kết quẩ và kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có kháng nguyên NS1 trong huyết thanh là 60,63%. Kháng thể kháng virus dengue là 83,17%. Trong số đó có 21,58% bệnh nhân nhiễm virus dengue tiên phát, 61,58% bệnh nhân nhiễm virus dengue thứ phát.
Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue (SD/SXHD) ngày nay đang trở thành một vấn nạn cho sức khỏe cộng đồng trong vùng nhiệt đới. Sự chuyển dịch dân cư kết hợp với hiện tượng đô thị hóa quá mức cùng với sự thay đổi lối sống đã làm gia tăng các nơi trú ẩn cho lăng quăng của muỗi truyền bệnh khiến tình hình bệnh ngày càng trầm trọng. Tại Việt Nam, từ đầu năm 2007 tình hình SD/SXHD gia tăng đột biến với trên 58.000 trường hợp (tăng 50% so với năm 2006), 54 trường hợp tử vong (tăng 42% so với năm 2006). Theo báo cáo của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng có tình hình tương tự. Riêng tại khu vực các tỉnh phía Nam, ngoài sự bùng phát về số lượng bệnh nhân, bệnh cảnh lâm sàng cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt ngày càng xuất hiện nhiều bệnh nhân người lớn bị SD/SXHD (> 15t) và xuất hiện nhiều bệnh cảnh lâm sàng mới. Ở thời điểm hiện tại, SXHD không chỉ còn là bệnh của trẻ nhỏ. Năm 1991 số bệnh nhân trên 15 tuổi chỉ chiếm tỷ lệ 14% tổng số bệnh; năm 2006 con số này đã tăng lên 50,1%. Hiện nay chưa có giải thích thỏa đáng về sự thay đổi này. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân SD / SXHD từ các tỉnh phía Bắc khá cao là điều đáng lưu tâm [1, 3, 7]. Năm 2009, dịch SD/SXHD bùng phát tại Hà Nội, với số mắc trên 16 nghìn người, 4 trường hợp tử vong [1]. Bệnh viện Bạch Mai là một bệnh viện lớn đóng trên địa bàn Hà Nội vì vậy có một số lượng bệnh nhân đáng kể được chẩn đoán lâm sàng là SD/SXHD đến khám và điều trị trong khoảng thời gian này. Đó là lý do chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ kháng thể kháng dengue và kháng nguyên NS1 trên bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là sốt dengue/sốt xuất huyết dengue tại bệnh viện Bạch Mai năm 2009 – 2010” với mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kháng nguyên NS1, kháng thể kháng virus dengue trên bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng SD/ SXHD vào điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
315 bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là SD/ SXHD vào điều trị tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2009 đến tháng 3/2010. Bệnh nhân được lựa chọn theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới [7].
– Tiêu chuẩn chẩn đoán SD:
+ Sốt cao đột ngột cùng với hai hoặc nhiều biểu hiện sau:
+ Đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, nổi ban đỏ, đôi khi có biểu hiện xuất huyết, giảm bạch cầu.
– Tiêu chuẩn chẩn đoán SXHD:
+ Sốt đột ngột, nhiệt độ cao liên tục, kéo dài từ 2 – 7 ngày.
+ Có một trong các dấu hiệu xuất huyết sau (ít nhất có dấu hiệu dây thắt dương tính): đốm xuất huyết, ban xuất huyết, vết bầm máu, chảy máu cam, chảy máu lợi, nôn máu và/hoặc ỉa máu.
+ Tiểu cầu giảm (< 100.000/mm3)
+ Hematocrit tăng (> 20 %).
Bệnh nhân được lấy 4ml máu không chống đông
máu để đông tự nhiên rồi ly tâm chắt huyết thanh và bảo quản ở tủ – 70°c cho đến khi làm xét nghiệm.
2. Phương pháp
– Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang tại phòng xét nghiệm. Thu thập số liệu từ tháng 8/2009 – 3/2010. Thời gian mắc bệnh dựa vào phần khai thác của bác sỹ lâm sàng về ngày khởi phát bệnh ghi trên bệnh án của bệnh nhân và trên phiếu yêu cầu xét nghiệm.
* Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu:
– KT IgM kháng virus dengue được phát hiện bằng kỹ thuật MAC – ELISA (IgM capture ELISA) với bộ sinh phẩm dengue – Duo capture của Panbio – úc.
– KT IgG kháng virus dengue được phát hiện bằng kỹ thuật GAC – ELISA (IgG capture ELISA) với bộ sinh phẩm dengue – Duo capture của Panbio – úc.
– KN NS1 của virus Dengue được phát bằng kỹ thuật ELISA với sinh phẩm Platelia™ Dengue NS1 Ag của Bio – Rad – Pháp.
3. Xử lý số liệu
Các thông tin về BN và kết quả xét nghiệm được nhập vào máy tính và được xử lý bằng chương trình EPI – INFO 6.0 và phân tích bằng chương trình SPSS 10.0.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích