Nghiên cứu tỷ lệ mắc, đặc điểm lâm sàng, tác nhân gây bệnh và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022

Nghiên cứu tỷ lệ mắc, đặc điểm lâm sàng, tác nhân gây bệnh và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu tỷ lệ mắc, đặc điểm lâm sàng, tác nhân gây bệnh và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022.  Nhiễm nấm là một trong những bệnh khá phổ biến trên thế giới. Bệnh nấm nông là bệnh gây tổn thương trên da, lông, tóc, móng là một trong những bệnh phổ biến ở người, ảnh hưởng khoảng 20 – 25% dân số thế giới, nhất là các nước thuộc đới khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới [1].
Bàn chân được tính từ dưới hai mắt cá chân đến đầu mút các ngón chân bao gồm gan chân, mu chân [2]. Đây là vị trí chịu toàn bộ trọng lực của toàn cơ thể, thường xuyên tiếp xúc với môi trường, dễ bị chấn thương… Đơn vị móng không có khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào hiệu quả và nấm sản xuất các enzym có hoạt tính phân giải protein, keratin, lipid giúp phân hủy keratin tạo điều kiện cho nấm xâm nhập [3]. Bệnh nấm nông ở bàn chân có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng, đặc biệt là người cao tuổi, có yếu tố nguy cơ như đi giày nhiều, đái tháo đường… Có đến 35% người mắc bệnh lý ở chân được chẩn đoán lâm sàng do nhiễm nấm [4]. Bệnh ngoài gây các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân như ngứa, đau tại chỗ, mất móng… còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sinh hoạt, có thể gây ra các vấn đề tâm lý xã hội, dẫn đến nhiễm trùng thứ phát và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [5]. Các yếu tố liên quan đến bệnh đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu như tuổi, giới tính, chấn thương móng, tăng tiết mồ hôi, suy giảm miễn dịch, bệnh mạch máu ngoại biên…, để giảm nguy cơ mắc bệnh cần hạn chế các yếu tố này xuất hiện [3, 6].


Tác nhân gây bệnh được chia thành hai nhóm chính là do nấm sợi (nấm da, nấm mốc) và nấm men (Candida, Malassezia). Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm rất thuận lợi cho nấm phát triển. Nghệ An là tỉnh miền Trung, có nhiều yếu tố thuận lợi cho các bệnh nấm phát triển như nhiệt độ, độ ẩm không khí cao, ảnh hưởng mưa lũ kéo dài, đời sống kinh tế xã hội còn rất khó khăn, nên người dân có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh do nấm. Tiểu thương buôn bán tại các chợ có điều kiện làm việc, sinh hoạt còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, khí hậu, công việc vất vả, đời sống chưa cao.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phác đồ điều trị bệnh nấm bàn chân như vị trí và mức độ tổn thương, loài nấm gây bệnh… Các biện pháp dự phòng thường tập trung vào dự phòng nhiễm khuẩn. Terbinafine là kháng nấm được sử dụng ngày càng rộng rãi trong điều trị nấm cho thấy độ an toàn và hiệu quả trong điều trị so với các thế hệ kháng nấm trước đó [7].
Việc điều trị còn gặp nhiều khó khăn do chưa có quy trình sàng lọc, chẩn đoán sớm; thiếu các thông tin về cơ cấu nấm cũng như tính nhạy cảm với thuốc chống nấm, thời gian điều trị dài, dễ tái phát. Bên cạnh đó, chẩn đoán bệnh nấm nông chủ yếu dựa trên khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm trực tiếp. Ứng dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán, định danh nấm bệnh ở bàn chân tại Việt Nam chưa nhiều.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài luận án: “Nghiên cứu tỷ lệ mắc, đặc điểm lâm sàng, tác nhân gây bệnh và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022”. Với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở đối tượng nghiên cứu.
3. Xác định thành phần loài nấm bằng hình thái học và kỹ thuật sinh học phân tử

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………….. 3

1.1. Đại cương về nấm và bệnh nấm nông ………………………………………… 3
1.1.1. Đại cương về nấm ……………………………………………………………………. 3
1.1.2. Đặc điểm sinh học của nấm ………………………………………………………. 3
1.1.3. Đại cương về bệnh nấm nông ở bàn chân……………………………………. 5
1.2. Tỷ lệ mắc, yếu tố liên quan bệnh nấm nông bàn chân ………………… 7
1.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông ở bàn chân ……………………………………….. 7
1.2.2. Yếu tố liên quan nhiễm nấm nông ở bàn chân……………………………… 8
1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác nhân gây bệnh nấm nông
ở bàn chân…………………………………………………………………………………….. 10
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng và tác nhân gây bệnh ………………………………….. 10
1.3.2. Cận lâm sàng …………………………………………………………………………. 15
1.4. Điều trị và phòng bệnh nấm nông bàn chân …………………………….. 19
1.4.1. Các thuốc điều trị bệnh nấm nông ……………………………………………. 19
1.4.2. Phác đồ điều trị bệnh nấm nông bàn chân [38]…………………………… 21
1.4.3. Tình hình nghiên cứu điều trị bệnh nấm nông bàn chân………………. 23
1.4.4. Phòng bệnh……………………………………………………………………………. 26
1.5. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu …………… 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 30
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc và yếu tố
liên quan đến tình trạng mắc bệnh nấm nông bàn chân ở tiểu thương
tại tỉnh Nghệ An năm 2022…………………………………………………………….. 30
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………… 30
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………. 31
ii
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng
và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở đối tượng nghiên cứu 39
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………… 39
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………. 39
2.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu xác định thành phần loài
nấm bằng hình thái học và kỹ thuật sinh học phân tử …………………….. 44
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………… 44
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu mục tiêu 2…………………………………………. 44
2.4. Phương tiện, vật liệu nghiên cứu (phụ lục 2 kèm theo)…………….. 50
2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu……………………………………. 50
2.6. Biện pháp khống chế sai số………………………………………………………. 51
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………….. 51
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………. 52
3.1. Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nấm
nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022 ……………….. 52
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu……………………………………………….. 52
3.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông bàn chân………………………………………….. 54
3.1.3. Yếu tố liên quan đến mắc bệnh……………………………………………….. 54
3.2. Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở
đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………….. 61
3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân……………………………………………………………….. 61
3.2.2. Đặc điểm vị trí tổn thương ………………………………………………………. 63
3.2.3. Đặc điểm tổn thương móng……………………………………………………… 63
3.2.4. Đặc điểm tổn thương da trong bệnh nấm nông ở bàn chân ………….. 69
3.2.5. Kết quả điều trị………………………………………………………………………. 74
3.3. Thành phần loài gây bệnh nấm nông bàn chân ………………………… 75
3.3.1. Thành phần loài gây bệnh nấm nông bàn chân…………………………… 75
iii
3.3.2. Thành phần loài gây bệnh nấm nông bàn chân theo thể bệnh ………. 84
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 90
4.1. Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nấm
nông bàn chân ở tiểu thương tại tỉnh Nghệ An năm 2022 ……………….. 90
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học đối tượng nghiên cứu ………………………………. 90
4.1.2. Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông bàn chân………………………………………….. 91
4.1.3. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh nấm nông ở bàn chân …………. 94
4.2. Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nấm nông bàn chân ở
đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………….. 96
4.2.1. Đặc điểm tổn thương móng……………………………………………………… 97
4.2.2. Đặc điểm tổn thương da trong bệnh nấm nông ở bàn chân ………… 101
4.2.3. Kết quả điều trị…………………………………………………………………….. 104
4.3. Thành phần loài gây bệnh nấm nông bàn chân ………………………. 107
4.3.1. Thành phần loài gây bệnh ……………………………………………………… 107
4.3.2. Thành phần loài theo thể lâm sàng………………………………………….. 109
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………. 115
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………… 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Biến số trong nghiên cứu mục tiêu 1…………………………………… 33
Bảng 2.2: Biến số trong nghiên cứu mục tiêu 2…………………………………… 40
Bảng 2.3: Phân độ AFSS của nấm bàn chân……………………………………….. 42
Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi, khu vực sống, dân tộc, giới tính, học vấn của đối
tượng nghiên cứu …………………………………………………………….. 52
Bảng 3.2: Đặc điểm tính chất công việc, nghề kèm theo, mặt hàng kinh
doanh của đối tượng nghiên cứu…………………………………………. 53
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông bàn chân ……………………………………. 54
Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc bệnh nấm nông ở bàn chân theo nhóm tuổi 54
Bảng 3.5: Phân tích sự liên quan nhóm tuổi với mắc bệnh nấm nông bàn
chân ……………………………………………………………………………….. 54
Bảng 3.6: Phân tích sự liên quan giữa mắc bệnh và các yếu tố địa dư, giới,
trình độ học vấn ……………………………………………………………….. 55
Bảng 3.7: Phân tích sự liên quan giữa mắc bệnh và các yếu tố tính chất
công việc, mặt hàng kinh doanh …………………………………………. 56
Bảng 3.8: Phân tích sự liên quan giữa mắc bệnh và các yếu tố tiếp xúc,
hành vi, điều kiện lao động………………………………………………… 57
Bảng 3.9: Phân tích sự liên quan giữa mắc bệnh và cơ địa của đối tượng
nghiên cứu……………………………………………………………………….. 59
Bảng 3.10: Phân tích đa biến yếu tố liên quan mắc bệnh nấm nông bàn
chân ở đối tượng nghiên cứu ……………………………………………… 60
Bảng 3.11: Đặc điểm địa dư, dân tộc, giới tính, học vấn của bệnh nhân … 61
Bảng 3.12: Đặc điểm tuổi bệnh nhân mắc bệnh nấm nông bàn chân …….. 61
Bảng 3.13: Đặc điểm về tính chất công việc, nghề kèm theo, mặt hàng kinh
doanh của bệnh nhân ………………………………………………………… 62
Bảng 3.14: Vị trí tổn thương bệnh nhân mắc bệnh nấm nông bàn chân …. 63
Bảng 3.15: Tổn thương cơ bản bệnh nấm móng chân …………………………. 64
Bảng 3.16: Màu sắc móng thay đổi ở bệnh nấm móng chân…………………. 65
Bảng 3.17: Độ cứng của móng tổn thương ………………………………………… 65
Bảng 3.18: Diện tích móng bị tổn thương do nấm ………………………………. 65
v
Bảng 3.19: Số lượng, vị trí móng tổn thương …………………………………….. 66
Bảng 3.20: Bảng phân bố móng bị tổn thương …………………………………… 66
Bảng 3.21: Mức độ nặng bệnh nấm móng chân …………………………………. 67
Bảng 3.22: Thể lâm sàng bệnh nấm móng chân …………………………………. 68
Bảng 3.23: Tỷ lệ tổn thương do nấm theo từng loại tổn thương cơ bản ở
móng chân……………………………………………………………………….. 68
Bảng 3.24: Tỷ lệ tổn thương móng do nấm theo thể lâm sàng………………. 69
Bảng 3.25: Vị trí tổn thương da ở bệnh nhân mắc bệnh nấm nông bàn chân
……………………………………………………………………………………….. 69
Bảng 3.26: Triệu chứng cơ năng bệnh nhân có tổn thương da ………………. 70
Bảng 3.27: Đặc điểm ranh giới tổn thương da theo vị trí giải phẫu ………. 70
Bảng 3.28: Một số tổn thương cơ bản da theo vị trí giải phẫu ………………. 71
Bảng 3.29: Vị trí tổn thương kẽ ngón vùng bàn chân ………………………….. 72
Bảng 3.30: Vị trí của tổn thương lâm sàng nghi ngờ …………………………… 72
Bảng 3.31: Bảng kết quả xét nghiệm nấm theo bệnh phẩm …………………. 73
Bảng 3.32: Tỷ lệ các bệnh nấm nông ở bàn chân ………………………………… 73
Bảng 3.33: Kết quả điều trị thể kẽ ngón của Candida da ……………………… 74
Bảng 3.34: Chỉ số xét nghiệm máu trong quá trình điều trị bệnh nấm bàn
chân ……………………………………………………………………………….. 74
Bảng 3.35: Kết quả định danh nấm men bằng môi trường Chromagar…… 76
Bảng 3.36: Kết quả định danh nấm men bằng PCR-RFLP …………………… 77
Bảng 3.37: Kết quả định danh nấm men kết hợp bằng các phương pháp . 77
Bảng 3.38: Kết quả định danh giống nấm sợi bằng hình thái học………….. 78
Bảng 3.39: Kết quả định danh loài nấm sợi bằng hình thái học …………….. 80
Bảng 3.40: Kết quả định danh loài nấm sợi kết hợp hình thái học và sinh
học phân tử………………………………………………………………………. 81
Bảng 3.41: Bảng tổng hợp kết quả định danh …………………………………….. 83
Bảng 3.42: Thành phần loài nấm gây bệnh ở bàn chân ………………………… 84
Bảng 3.43: Thành phần loài nấm men gây bệnh nấm móng chân ………….. 85
Bảng 3.44: Thành phần loài nấm sợi gây bệnh nấm móng chân ……………. 86
Bảng 3.45: Thành phần loài gây bệnh nấm móng thể DSLO ………………… 87
vi
Bảng 3.46: Thành phần loài gây bệnh nấm móng thể lâm sàng khác……… 88
Bảng 3.47: Liên quan giữa thành phần loài và mức độ bệnh nấm móng .. 89
Bảng 3.48: Thành phần loài nấm nông gây bệnh thể kẽ ngón của Candida
da và nấm bàn chân…………………………………………………………… 89
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình ảnh tổn thương lâm sàng nấm bàn chân……………………….. 13
Hình 1.2: Công thức hóa học Terbinafine ………………………………………….. 20
Hình 2.1: Kỹ thuật nuôi cấy nấm trên lam kính………………………………….. 47
Hình 2.2: Màu sắc Candida trên môi trường ChromAgar …………………….. 49
Hình 2.3: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu…………………………………………………… 50
Hình 3.1: Thời gian xuất hiện tổn thương ở móng chân ………………………. 64
Hình 3.2: Biểu đồ phân bố điểm OSI của bệnh nhân nấm móng chân……. 67
Hình 3.3: Hình ảnh bệnh nấm bàn chân (mã số V2045)……………………….. 71
Hình 3.4: Cơ cấu nấm sợi và nấm men gây bệnh nấm nông ở bàn chân … 75
Hình 3.5: Hình ảnh đại thể nấm Aspergillus spp. phân lập được từ bệnh
nhân (Mã số N3013) …………………………………………………………. 76
Hình 3.6: Kết quả so sánh trình tự thu được với các trình tự trên ngân hàng
gen (Mã số T2015)……………………………………………………………. 78
Hình 3.7: Hình thái đại thể và vi thể nấm Fusarium (Mã số: D5006) …….. 79
Hình 3.8: Quan hệ phả hệ của một số loài nấm được giải trình tự …………. 8

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment