Nghiên cứu tỷ lệ mang HBsAg ở người mẹ mang thai lây nhiễm sang con và đáp ứng miễn dịch ở trẻ sau tiêm vắc xin viêm gan B tại huyện Định Hóa-Thái Nguyên
Nghiên cứu tỷ lệ mang HBsAg ở người mẹ mang thai lây nhiễm sang con và đáp ứng miễn dịch ở trẻ sau tiêm vắc xin viêm gan B tại huyện Định Hóa – Thái Nguyên.Viêm gan vi rút là một nhóm bệnh truyền nhiễm rất phổ biến và nguy hiểm. Nhiễm vi rút viêm gan đặc biệt là nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 240 triệu người nhiễm HBV mạn tính và ước tính có khoảng 650 000 người tử vong mỗi năm do viêm gan vi rút B mạn tính, chủ yếu là từ các biến chứng lâu dài như xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Từ 20 đến 30% những người bị bệnh viêm gan B mạn tính sẽ phát triển những biến chứng này [52], [115], [116].
Vi rút viêm gan B có ba đường lây truyền chính: lây qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con. Trong đó lây nhiễm HBV từ mẹ sang con gặp nhiều nhất ở những người có tải lượng HBV DNA cao hoặc HBeAg dương tính. Ở những nước có tỷ lệ HBsAg cao (> 8%) trước khi thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, hầu hết nhiễm HBV là hậu quả của truyền lây từ mẹ sang con hoặc lây truyền trong hộ gia đình do tiếp xúc gần gũi với người nhiễm HBV [51]. Sự lây truyền chu sinh cũng xảy ra ở các nước không có tỷ lệ lưu hành HBV cao, trẻ em nhiễm HBV chủ yếu từ các bà mẹ không được thăm khám và xét nghiệm thích hợp trong thời kỳ mang thai hoặc phòng ngừa HBV khi sinh [61].
Ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 1997 mới đưa vắc xin phòng viêm gan vi rút B do Việt Nam sản xuất từ huyết tương chính thức vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi ở một số tỉnh. Số trẻ được tiêm chủng vắc xin phòng viêm gan vi rút B tính đến cuối năm 2001 khoảng 370.000 cháu, chiếm 25% tổng số trẻ em dưới 1 tuổi trong cả nước [3]. Việc tiêm phòng mũi vắc xin viêm gan vi rút B sơ sinh trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang được hướng dẫn trong 24 giờ đầu sau sinh cho tất cả các đối tượng theo khuyến cáo của TCYTTG [114].
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp tiêm vắc xin đầy đủ mà vẫn lây nhiễm HBV từ mẹ sang con. Đánh giá đáp ứng miễn dịch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng vắc xin phòng viêm gan vi rút B vẫn là biện pháp quan trọng nhất phòng lây nhiễm HBV từ mẹ sang con [19]. Tại Việt Nam các nghiên cứu về tác dụng của vắc xin Gene HBvax và vắc xin Quinvaxem ở trẻ dưới 1 tuổi còn ít, trong đó tác dụng của hai loại vắc xin này đối với trẻ sau sinh ở những người mẹ mang HBsAg(+) cũng cần được nghiên cứu thêm vì hai vắc xin này hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Người dân ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, chưa có nhiều kiến thức về phòng chống bệnh, trong đó có bệnh viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con. Đồng thời hiện nay trong công tác phòng chống lây nhiễm HBV từ mẹ sang con chỉ sử dụng hai loại vắc xin trên trong CTTCMR mà không phối hợp thêm các biện pháp khác. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ mang HBsAg ở người mẹ mang thai lây nhiễm sang con và đáp ứng miễn dịch ở trẻ sau tiêm vắc xin viêm gan B tại huyện Định Hóa – Thái Nguyên” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ HBsAg (+) ở phụ nữ mang thai tại huyện Định Hóa – Thái Nguyên trong thời gian từ 2015 – 2017.
2. Xác định tỷ lệ HBsAg(+) ở trẻ có mẹ mang HBsAg tại huyện Định Hóa – Thái Nguyên.
3. Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin Gene HBvax và Quinvaxem ở những trẻ sinh ra từ những bà mẹ mang HBsAg.
MỤC LỤC Nghiên cứu tỷ lệ mang HBsAg ở người mẹ mang thai lây nhiễm sang con và đáp ứng miễn dịch ở trẻ sau tiêm vắc xin viêm gan B tại huyện Định Hóa – Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương về vi rút viêm gan B 3
1.2. Lây truyền vi rút viêm gan B 7
1.3. Triệu chứng của bệnh viêm gan B 15
1.4. Viêm gan vi rút B, thai nghén và trẻ sơ sinh 21
1.5. Vắc xin viêm gan B 24
1.6. Đáp ứng miễn dịch của trẻ em dưới 1 tuổi sau tiêm vắc xin viêm gan B 27
1.7. Hiệu quả của tiêm phòng vắc xin viêm gan B rộng rãi trong chương trình tiêm chủng mở rộng 36
1.8. Chỉ định và chống chỉ định của vắc xin tiêm phòng viêm gan B tại Việt Nam 38
1.9. Những nghiên cứu về nhiễm vi rút viêm gan B ở phụ nữ mang thai trên thế giới và Việt Nam 39
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu……………………………………………………….45
2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 48
2.5. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 52
2.6. Định nghĩa và các biến số nghiên cứu 62
2.7. Vật liệu nghiên cứu 63
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 64
2.9. Hạn chế của luận án……………………………………………………………………….65
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 66
3.2. Tỷ lệ HBsAg (+) ở phụ nữ mang thai tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên 70
3.3. Xác định tỷ lệ HBsAg(+) ở trẻ có mẹ mang HBsAg tại huyện Định Hóa – Thái Nguyên 74
3.4. Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin HBV ở những trẻ sinh ra từ những bà mẹ có HBsAg (+) 77
Chương 4: BÀN LUẬN 90
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 90
4.2. Tỷ lệ HBsAg(+) ở phụ nữ mang thai tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên95
4.3. Xác định tỷ lệ HBsAg(+) ở trẻ có mẹ mang HBsAg tại huyện Định Hóa – Thái Nguyên 101
4.4. Đánh giá hiệu quả của vắc xin viêm gan B đối với trẻ dưới 1 tuổi có mẹ mang HBsAg(+) 110
KẾT LUẬN 129
KHUYẾN NGHỊ 131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………..133
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi của sản phụ tham gia nghiên cứu 66
Bảng 3.2. Đặc điểm mang thai lần này 68
Bảng 3.3.Phương pháp sinh của sản phụ. 68
Bảng 3.4. Cân nặng của trẻ sơ sinh 69
Bảng 3.5. Tỷ lệ HBsAg(+) ở phụ nữ mang thai đến sinh tại bệnh viện Đa khoa Định Hóa 70
Bảng 3.6. Thời gian phát hiện nhiễm HBV của đối tượng nghiên cứu 70
Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm HBeAg ở phụ nữ mang thai nhiễm HBV 71
Bảng 3.8. Kết quả đo tải lượng HBV DNA ở phụ nữ mang thai nhiễm HBV 71
Bảng 3.9. Liên quan giữa tải lượng HBV DNA với HBeAg ở phụ nữ mang thai nhiễm HBV (n=110) 72
Bảng 3.10. Liên quan giữa nhóm tuổi với tải lượng HBV DNA ở phụ nữ mang thai nhiễm HBV (n=110) 72
Bảng 3.11. Liên quan giữa tải lượng HBV DNA dân tộc ở phụ nữ mang thai nhiễm HBV (n=110) 73
Bảng 3.12. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có xét nghiệm HBsAg(+) trong máu cuống rốn 74
Bảng 3.13. Tỷ lệ HBsAg(+) trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh ở mẹ nhiễm HBV có HBeAg(+) 74
Bảng 3.14. Tỷ lệ HBsAg(+) trong máu cuống rốn ở mẹ nhiễm HBV có HBV DNA > 3×102 copies/ml 75
Bảng 3.15. Tỷ lệ HBsAg(+) trong máu cuống rốn với HBV DNA(+) và HBeAg ở mẹ 76
Bảng 3.16. Tỷ lệ HBsAg(+) trong máu cuống rốn với HBV DNA(-) và HBeAg ở mẹ 76
Bảng 3.17. Liên quan giữa nhóm tuổi của mẹ lây nhiễm HBV cho trẻ sơ sinh qua máu cuống rốn (n=110) 77
Bảng 3.18. Kết quả xét nghiệm HBsAg ở trẻ 6 tháng 77
Bảng 3.19. Phân loại nồng độ anti HBs với xét nghiệm HBsAg ở trẻ 6 tháng tuổi sau tiêm phòng (n=102) 78
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa trẻ sơ sinh có xét nghiệm HBsAg(+) với trẻ 6 tháng có xét nghiệm HBsAg(+) 77
Bảng 3.21. Liên quan giữa HBeAg ở mẹ với HBsAg ở trẻ 6 tháng sau tiêm phòng 79
Bảng 3.22. Liên quan giữa tải lượng HBV DNA ở mẹ với HBsAg ở trẻ 6 tháng sau tiêm phòng 80
Bảng 3.23. Liên quan giữa tải lượng HBV DNA ở mẹ với nồng độ anti HBs ở trẻ 6 tháng sau tiêm phòng 81
Bảng 3.24. Liên quan giữa đường sinh của mẹ với lây nhiễm HBV cho trẻ 6 tháng tuổi sau tiêm phòng (n=102) 82
Bảng 3.25. Liên quan giữa nhóm tuổi của mẹ lây nhiễm HBV ở trẻ 6 tháng tuổi sau tiêm phòng (n=102) 82
Bảng 3.26. Liên quan giữa nồng độ anti HBs ở trẻ sau tiêm phòng với xét nghiệm HBsAg ở trẻ 6 tháng 83
Bảng 3.27. Liên quan giữa cân nặng sơ sinh với kết quả tiêm chủng ở trẻ 6 tháng tuổi 84
Bảng 3.28. Liên quan giữa tải lượng HBV DNA của mẹ với kết quả tiêm chủng ở trẻ 6 tháng tuổi 85
Bảng 3.29. Liên quan giữa HBeAg ở phụ nữ mang thai nhiễm HBV với đáp ứng miễn dịch của trẻ sau tiêm chủng 86
Bảng 3.30. Liên quan giữa thời gian phát hiện nhiễm HBV của mẹ với kết quả tiêm chủng ở trẻ 6 tháng tuổi 86
Bảng 3.31. Liên quan giữa thời gian tiêm vắc xin Gene HBvax với kết quả tiêm chủng ở trẻ 6 tháng tuổi 87
Bảng 3.32. Liên quan giữa giới tính của trẻ với kết quả tiêm chủng ở trẻ 6 tháng tuổi 88
Bảng 3.33. Liên quan giữa thứ tự sinh của trẻ với kết quả tiêm chủng ở trẻ 6 tháng tuổi 88
Bảng 3.34. Liên quan giữa tuổi thai của trẻ với kết quả tiêm chủng ở trẻ 6 tháng tuổi 89
Bảng 3.35. Liên quan giữa dân tộc ở phụ nữ mang thai nhiễm HBV với đáp ứng miễn dịch của trẻ sau tiêm chủng 89
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nông Thị Tuyến, Phùng Thị Tuyết Nga, Dương Hồng Thái, Hoàng Anh Tuấn (2016), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của phụ nữ mang thai có HBsAg (+) tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, Số đặc biệt (449) , Tr 188-194.
2. Nông Thị Tuyến, Dương Hồng Thái, Trần Việt Tú (2018), “Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin viêm gan B ở trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg(+)”, Tạp chí Y học Việt Nam, Số 2(472), Tr 71-75.
3. Nông Thị Tuyến, Dương Hồng Thái, Trần Việt Tú (2018), “ Nghiên cứu tình hình nhiễm HBV ở phụ nữ có thai và trẻ em sau sinh có mẹ mang HBsAg(+) tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên” Tạp chí Y học Việt Nam, Số 2(472), Tr 115- 118.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phạm Hữu Anh (2014),Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng – xét nghiệm bệnh nhân xơ gan có HBsAg (+) tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y – Dược Hải Phòng.
2. Đinh Thị Bình, Vũ Bằng Đình, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Kim Nữ Hiếu (1996), “Nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) ở các bà mẹ có thai và vai trò của các dấu ấn HBV trong đường lây này”, Tạp chí Y học thực hành(9), pp. 24 – 26.
3. Bùi Đại (2002), Viêm gan vi rút B và D, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Dũng (2015), Đặc điểm dịch tễ, sinh học phân tử, lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị viêm gan vi rút B mạn bằng thuốc kháng vi rút, Luận án Tiến sĩ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương.
5. Chu Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Vân, Lê Anh Tuấn (2007), “Dấu ấn và khả năng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con”, Y học thực hành(6), pp. 14 – 18.
6. Chu Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Vân, Lê Anh Tuấn (2007), “Kiến thức, thực hành về phòng chống viêm gan B ở phụ nữ có thai tại Hà Nội ( 2005 – 2006) và một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm HBsAg”, Tạp chí Y học dự phòng, XVII(1), pp. 33 – 37.
7. Đặng Thị Hà, Trần Thị Bích Huyền (2010), “Đáp ứng miễn dịch với chủng ngừa viêm gan siêu vi B ở trẻ nhũ nhi có mẹ bị viêm gan siêu vi B”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4), pp. 136-141.
8. Nguyễn Văn Hiền (2011),Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các phương pháp xử trí trong chuyển dạ ở các sản phụ viêm gan B tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương trong 5 năm ( 2006 – 2010). Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Khoa Hà Nội.
9. Trần Thị Lợi, Lê Thị Hoàng Uyên (2008), “Đáp ứng miễn dịch đối với chủng ngừa viêm gan siêu vi B ở trẻ nhũ nhi có mẹ mang HBsAg dương tính”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 12(1), pp. 1 – 4.
10. Trần Thị Lợi, Trần Thị Bích Huyền (2009), “Hiệu quả chủng ngừa viêm gan siêu vi B ở trẻ 12 tháng tuổi có mẹ HBsAg âm tính tại quận 8, TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 13(1), pp. 6-10.
11. Phí Đức Long (2014),Đánh giá đáp ứng tạo kháng thể đối với vắc xin phòng viêm gan B ở trẻ có mẹ mang HBsAg (+), Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
12. Phí Đức Long, Nguyễn Thị Vinh Hà, Nguyễn Văn Bàng (2011), “Đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng viêm gan B theo lịch 0 – 1 – 2 – 11”, Tạp chí Y học thực hành(4), pp. 72 – 75.
13. Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nguyễn Thị Thoa, Huỳnh Thị Gái (1994), “Tỷ lệ mang kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch.
14. Nguyễn Thị Tuyết Nga, Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Thị Gái và cs (1996), “Đáp ứng miễn dịch của trẻ nhỏ sinh từ những bà mẹ mang kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan B với vắc xin viêm gan B”, Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, VI(2), pp. 35 – 38.
15. Trịnh Văn Nghing (2009),Kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh viêm gan B của người dân thị trấn Yên Viên – Gia Lâm – Hà nội năm 2009, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng.
16. PATH (2005),Thực hành tiêm chủng, Nhà xuất bản GTVT.
17. Đỗ Trung Phấn, Vũ Thị Tường Vân, Phạm Song (1996), “Mối liên quan giữa HBeAg và khả năng lây truyền của vi rút viêm gan B (HBV) từ mẹ sang con”, Tạp chí Y học thực hành(7), pp. 12 – 13.
18. Trịnh Ngọc Phan (1983),“Viêm gan Virus” bệnh truyền nhiễm, NXB Y học.
19. Trương Như Sơn (2012),Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị dự phòng ở phụ nữ mang thai nhiễm vi rút viêm gan B, Luận án Chuyên Khoa cấp II, Trường Đại học Y – Dược Huế, Huế.
20. GS.VS.BS. Phạm Song (2009),Viêm gan virus B, D, C, A, E, GB cơ bản hiện đại và cập nhật, Nhà Xuất bản Y học.
21. Phạm Song (1991),Viêm gan do Virus, Bách khoa thư bệnh học, tập I, Nhà xuất bản Y học.
22. Bộ Y tế (2014), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút B (Ban hành kèm theo Quyết định số: 5448/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)”.
23. Hà Thị Minh Thi, Võ Hữu Toàn, Nguyễn Hoàng Vũ (2002), “Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ lây truyền virus viêm gan B ở những người có HBsAg dương tính”, Y học thực hành (3), pp. 57-59.
24. Nguyễn Thị Hoài Thu (2000),Nghiên cứu sự lây truyền vi rút viêm gan B giữa mẹ và con tại Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y – Dược Huế, Huế.
25. Phan Hùng Việt (2012), Đáp ứng miễn dịch và hiệu quả đối với vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B ở trẻ em sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh Luận án Tiến sĩ, Đại học Y – Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.