Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và hiệu quả điều trị bằng phác đồ ba thuốc diệt vi khuẩn
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và hiệu quả điều trị bằng phác đồ ba thuốc diệt vi khuẩn.Mày đay là một bệnh do phản ứng ở hệ mao mạch của da gây phù khu trú ở trung bì. Biểu hiện của bệnh là ngứa, có nhiều sẩn phù xuất hiện nhanh, mất đi nhanh và thường không để lại dấu vết gì trên da [1]. Mày đay mạn là những trường hợp bệnh tiến triển thất thường, thương tổn tái phát từng đợt, ngày một vài lần hoặc một hai ngày phát bệnh một lần, tồn tại kéo dài trên 6 tuần [2],[3]. Bệnh mày đay mạn thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh [4], [5].
Nghiên cứu trên thế giới năm 2013 cho thấy, mày đay thuộc nhóm 10 bệnh da phổ biến nhất. Bệnh da chiếm tỷ trọng 1,79% trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu được đo bằng DALYs từ 306 bệnh và thương tích, trong đó, mày đay đứng hàng thứ 4 chiếm 0,19% [6]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về tình hình mắc các bệnh dị ứng trong cộng đồng dân cư ở Hà Nội tỷ lệ mắc mày đay chiếm 6,42% [7]. Trên thực tế lâm sàng ghi nhận rất nhiều bệnh nhân đến khám da liễu, dị ứng được chẩn đoán là mày đay.
Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh gây bệnh mày đay rất phức tạp [8], [9]. Các nhóm nguyên nhân gây mày đay cấp và mày đay mạn không hoàn toàn giống nhau. Có nhiều nhóm nguyên nhân đã được đề cập đến như mày đay do thuốc, mày đay trong các bệnh lý tự miễn, mày đay do ký sinh trùng và vi khuẩn…[10], [11],[12],[13],[14],[15]. Nếu xác định được chính xác căn nguyên, có thể là phương pháp tốt nhất để điều trị và phòng bệnh. Tuy nhiên, trên lâm sàng căn nguyên gây mày đay mạn chưa được chú ý đúng mức, khoảng 80-90% bệnh nhân không được xác định căn nguyên gây bệnh, thầy thuốc dễ dàng đưa ra chẩn đoán mày đay mạn tính vô căn vì vậy việc điều trị bệnh còn khó khăn, chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng các thuốc kháng thụ thể histamin H1 [2], [16] [17], [18], [19].2
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là một vi khuẩn Gram âm có tỷ lệ nhiễm cao ở người, khoảng trên 50% dân số toàn cầu nhiễm vi khuẩn này [20],[21],[22],[23],[24]. Từ nhiều năm nay, nhiễm H. pylori đã được khẳng định có liên quan chặt chẽ với bệnh viêm, loét dạ dày tá tràng [21], [22]. Trong những năm gần đây, trên thế giới ghi nhận nhiều trường hợp lâm sàng và nghiên cứu tổng quan nhận thấy vi khuẩn H. pylori có vai trò trong sinh bệnh học của nhiều bệnh có biểu hiện da như mày đay mạn, ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, bệnh Behçet, vảy nến… [25],[26],[27],[28]. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh có mối liên quan giữa tình trạng nhiễm H.pylori với lâm sàng của mày đay mạn, đồng thời điều trị diệt vi khuẩn cũng được báo cáo đi cùng với sự thuyên giảm tình trạng bệnh [29],[30],[31],[32].
Việt Nam là một nước nằm ở khu vực có tỷ lệ nhiễm H. pylori ở mức cao [33], [20]. Đã có nghiên cứu trên một số cộng đồng dân cư đại diện tạiViệt Nam, dựa trên sự tồn tại kháng thể chống lại H. pylori trong huyết thanh, đưa ra tỷ lệ cao có kháng thể chống lại H. pylori và báo cáo về trường hợp bệnh mày đay mạn do nhiễm H. pylori, điều trị diệt vi khuẩn giúp cải thiện triệu chứng của bệnh [34], [35]. Tuy nhiên, trong quá trình tìm căn nguyên bệnh mày đay mạn để điều trị, vai trò của vi khuẩn H. pylori chưa được quan tâm nhiều. Để khảo sát tình hình nhiễm H. pylori ở bệnh nhân mày đay mạn, từ đó tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng nhiễm vi khuẩn với lâm sàng của bệnh, cũng như bước đầu đánh giá mối liên quan giữa điều trị diệt vi khuẩn H.pylori với mức độ cải thiện tình trạng bệnh mày đay mạn. Chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và hiệu quả điều trị bằng phác đồ ba thuốc diệt vi khuẩn” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị mày đay mạn ở bệnh nhân nhiễm H. pylori bằng kháng Histamin H1 kết hợp với phác đồ 3 thuốc diệt H. pylory
MỤC LỤCNghiên cứu tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và hiệu quả điều trị bằng phác đồ ba thuốc diệt vi khuẩn
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các bảng, hình ảnh, đồ thị
Danh mục các bảng kết quả nghiên cứu
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………….. 3
1.1. Bệnh mày đay mạn…………………………………………………………… 3
1.1.1. Các yếu tố liên quan, căn nguyên và phân loại mày đay mạn ……. 3
1.1.2. Lâm sàng, chẩn đoán và đánh giá mức độ mày đay mạn………….. 7
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh và điều trị mày đay mạn ………………………….. 12
2.1. Vi khuẩn Helicobacter pylori và vai trò của chúng trong cơ chế
bệnh sinh của mày đay mạn……………………………………………………. 21
2.1.1. Đặc điểm vi khuẩn, các xét nghiệm chẩn đoán và hướng dẫn điều
trị diệt H. pylori …………………………………………………………………….. 21
2.1.2. Vai trò của H. pylori trong sinh bệnh học mày đay mạn…………. 30
2.2. Các nghiên cứu về phối hợp điều trị tiệt trừ vi khuẩn ở bệnh
nhân mày đay mạn nhiễm H. pylori …………………………………………. 34
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới…………………………………………….. 34
2.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam……………………………………………… 37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ………………………………………. 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………. 38
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu……………………………………………………….. 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………. 42
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………….. 42
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………… 42
2.3. Các kỹ thuật và tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu………….. 432.3.1. Kỹ thuật ELISA tìm kháng nguyên H. pylori trong phân ………. 43
2.3.2. Các tiêu chuẩn đánh giá ………………………………………………….. 46
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu………………………………………… 51
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu……………………………………………………. 55
2.5.1. Nhóm các chỉ tiêu về đặc điểm dịch tễ, các yếu tố liên quan đến
mày đay mạn ………………………………………………………………………… 55
2.5.2. Nhóm các chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng của mày đay mạn ……. 56
2.5.3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tình trạng vi khuẩn H.pylori………… 57
2.5.4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tác động của điều trị diệt vi khuẩn lên
mày đay mạn ………………………………………………………………………… 57
2.6. Xử lý và phân tích số liệu …………………………………………………. 58
2.7. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………. 59
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………… 59
2.9. Hạn chế của đề tài…………………………………………………………… 60
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………. 62
3.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay
mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh…………………………….. 62
3.1.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori và một số yếu tố dịch tễ của bệnh
mày đay mạn ………………………………………………………………………… 62
3.1.2. NhiễmH. pylori và liên quan đến lâm sàng bệnh mày đay mạn……… 67
3.2. Hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn có H. pylori bằng phối hợp
phác đồ 3 thuốc diệt vi khuẩn …………………………………………………. 70
3.2.1. Hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn………………………………….. 71
3.2.2. Đánh giá mức độ kiểm soát bệnh mày đay mạn sau dừng điều trị 81
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………… 87
4.1. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay
mạn và mối liên quan với lâm sàng của bệnh……………………………. 87
4.1.1. Tỷ lệ nhiễm H. pylori và một số yếu tố dịch tễ của bệnh mày đay
mạn ……………………………………………………………………..87
4.1.2. Nhiễm H. pylori và liên quan đến lâm sàng mày đay mạn………. 944.2. Hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn có H. pylori bằng phối hợp
phác đồ 3 thuốc diệt vi khuẩn. ………………………………………………… 98
4.2.1. Hiệu quả điều trị mày đay mạn …………………………………………. 99
4.2.2. Mức độ kiểm soát bệnh mày đay mạn sau khi dừng điều trị ….. 109
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………….. 120
1. Tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân mày đay mạn và
mối liên quan với lâm sàng của bệnh. …………………………………….. 120
2. Hiệu quả điều trị mày đay mạn có H. pylori bằng kết hợp điều trị
triệu chứng với phác đồ 3 thuốc diệt vi khuẩn. ………………………… 120
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………… 122
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………… i
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
DANH MỤC CÁC BẢNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3. 1: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H. pylori ở bệnh nhân mày đay mạn ……… 62
Bảng 3. 2: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo giới…………………………… 62
Bảng 3. 3: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo nhóm tuổi…………………… 63
Bảng 3. 4: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo địa dư………………………… 63
Bảng 3.5: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo các yếu tố liên quan đến khởi
phát và tăng nặng bệnh…………………………………………………………………… 64
Bảng 3. 6: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo nghề nghiệp…………………… 64
Bảng 3. 7: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo tiền sử bệnh dị ứng ………. 65
Bảng 3. 8: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo tiền sử bệnh mày đay……. 65
Bảng 3. 9: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo tiền sử bệnh mạn tính……. 66
Bảng 3. 10. Phân bố đối tượng mày đay mạn theo tiền sử dùng các thuốc điều
trị………………………………………………………………………………………………. 66
Bảng 3. 11: Phân bố đối tượng mày đay mạn theo tuổi bệnh………………….. 67
Bảng 3. 12: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với triệu chứng lâm sàng… 67
Bảng 3. 13: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với số lần xuất hiện sẩn phù
và ngứa ………………………………………………………………………………………. 68
Bảng 3. 14: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với thời gian tồn tại của sẩn
phù, ngứa ……………………………………………………………………………………. 68
Bảng 3. 15: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với thời điểm xuất hiện sẩn
phù và ngứa…………………………………………………………………………………. 69
Bảng 3. 16: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với vị trí xuất hiện sẩn phù,
ngứa…………………………………………………………………………………………… 69
Bảng 3. 17: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với mức độ ngứa ………….. 69
Bảng 3. 18: Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với mức độ sẩn phù………. 70
Bảng 3. 19: Chỉ số huyết học của các nhóm đối tượng………………………….. 70
Bảng 3. 20: Đặc điểm đối tượng của các nhóm……………………………………. 71
Bảng 3. 21: Điểm đánh giá mức độ ngứa sau các tuần điều trị………………… 71
Bảng 3. 22: Điểm đánh giá mức độ sẩn phù sau các tuần điều trị…………….. 72Bảng 3. 23: Điểm hoạt động mày đay (UAS) sau các tuần điều trị ………….. 73
Bảng 3. 24: Mức độ bệnh trước điều trị……………………………………………… 74
Bảng 3. 25: Mức độ bệnh sau điều trị 2 tuần ………………………………………. 75
Bảng 3. 26: Mức độ bệnh sau điều trị 4 tuần ………………………………………. 75
Bảng 3. 27: Mức độ ảnh hưởng của mày đay mạn đến các hoạt động đời sống
trước và sau điều trị ………………………………………………………………………. 76
Bảng 3. 28: Mức độ ảnh hưởng của mày đay mạn đến giấc ngủ trước và sau
điều trị………………………………………………………………………………………… 77
Bảng 3. 29: Mức độ ảnh hưởng của mày đay mạn làm giới hạn các hoạt động
trước và sau điều trị ………………………………………………………………………. 78
Bảng 3. 30: Mức độ ảnh hưởng của mày đay mạn đến chất lượng cuộc sống
trước và sau điều trị ………………………………………………………………………. 79
Bảng 3. 31. Tác dụng không mong muốn sau 2 tuần điều trị ………………….. 80
Bảng 3. 32: Tác dụng không mong muốn sau 4 tuần điều trị ………………….. 80
Bảng 3. 33: Mức độ kiểm soát bệnh sau dừng điều trị 2 tuần …………………. 81
Bảng 3. 34: Mức độ kiểm soát bệnh sau dừng điều trị 1 tháng………………… 81
Bảng 3. 35: Mức độ kiểm soát bệnh sau dừng điều trị 2 tháng………………… 82
Bảng 3. 36: Mức độ kiểm soát bệnh sau dừng điều trị 3 tháng………………… 82
Bảng 3. 37: Tổng hợp mức độ kiểm soát bệnh sau 3 tháng dừng điều trị…… 83
Bảng 3. 38: Số bệnh nhân phải dùng lại thuốc chống dị ứng sau dừng điều trị
2 tuần …………………………………………………………………………………………. 84
Bảng 3. 39: Số bệnh nhân phải dùng lại thuốc chống dị ứng sau dừng điều trị
1 tháng ……………………………………………………………………………………….. 84
Bảng 3. 40: Số bệnh nhân phải dùng lại thuốc chống dị ứng sau dừng điều trị
2 tháng ……………………………………………………………………………………….. 85
Bảng 3. 41: Số bệnh nhân phải dùng lại thuốc chống dị ứng sau dừng điều trị
3 tháng ……………………………………………………………………………………….. 85
Bảng 3. 42: Tổng hợp số bệnh nhân phải dùng lại thuốc chống dị ứng sau cả 3
tháng dừng điều trị………………………………………………………………………… 8
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Liên, Phạm Văn Linh, Nguyễn Tiến Thịnh (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân mày đay mạn có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori”. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, số đặc biệt, 13, 283-289
2. Nguyễn Thị Liên, Phạm Văn Linh, Nguyễn Tiến Thịnh (2018), “Kết quả điều trị mày đay mạn nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori bằng các thuốc diệt vi khuẩn”. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, số đặc biệt, 13, 296- 301
3. Nguyễn Thị Liên, Phạm Văn Linh, Nguyễn Tiến Thịnh (2018), “Nghiên cứu tái phát ở bệnh nhân mày đay mạn có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori sau điều trị diệt vi khuẩn”. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, số đặc biệt, 13, 269- 276