Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm, kiểu gen cagA, vacA của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk
Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm, kiểu gen cagA, vacA của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk.Nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori) đến nay đã được khẳng định là nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày mạn (VDDM) và loét dạ dày – tá tràng (DDTT) và đặc biệt là ung thư dạ dày (UTDD) [1], [2]. Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xếp H.pylori là tác nhân số 1 gây UTDD. Tỷ lệ nhiễm H.pylori cao nhất trong tất cả các loại nhiễm trùng, có đến 50% dân số trên thế giới nhiễm H.pylori [3], [4], [5]. Một số nghiên cứu đa quốc gia chỉ ra rằng, các chủng tộc khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau, người da đen có tỷ lệ nhiễm cao gấp đôi người da trắng. Tỷ lệ này cũng thay đổi theo các điều kiện sống khác nhau và các vùng miền khác nhau ở các nước kém và đang phát triển có tỷ lệ nhiễm cao hơn các nước đã phát triển[6], [7], [8].
Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ nhiễm H.pylori cao trong cộng đồng (khoảng 70%). Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về H.pylori, bao gồm về dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ tăng lây nhiễm, các yếu tố độc lực (virulence factors ) của vi khuẩn H.pylori, hiệu quả điều trị diệt trừ H.pylori bằng các phác đồ khác nhau và tình hình kháng thuốc của H.pylori. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này chỉ tập trung vào đối tượng là người dân tộc Kinh, đã và đang sinh sống tại vùng đồng bằng và thành thị. Các nghiên cứu dành cho người dân tộc thiểu số còn khá hạn chế và khiêm tốn. Gần đây, đã có một số nghiên cứu về dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ lây bệnh của H.pylori, nhưng phần lớn chỉ tập trung vào các đối tượng là trẻ em người dân tộc thiểu số tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam [9]. Các nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm và các yếu tố độc lực của H.pylori ở người lớn dành cho người dân tộc thiểu số là chưa có. Vì vậy, việc xác định tỷ lệ nhiễm H.pylori, các yếu tố liên quan và xác định các yếu tố độc lực của H.pylori ở các nhóm dân tộc thiểu số là cần thiết, để góp phần tìm hiểu về cơ chế bệnh sinh và giúp cho việc đề xuất các biện pháp điều trị dự phòng có hiệu quả.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ sinh học phân tử đã chứng minh vai trò gây bệnh của vi khuẩn có liên quan với các gen sinh độc lực của vi khuẩn, trong đó quan trọng nhất là: Kháng nguyên (KN) gây độc tế bào A (Cytotoxin-associated gen A: cagA) và độc tố gây không bào vacA (Vacuolating cytotoxin associated gen A: vacA). Các chủng H.pylori mang gen cagA dương tính gây độc tế bào chiếm tỷ lệ rất cao trong các thể bệnh nặng như loét DDTT, UTDD. Bệnh nhân (BN) nhiễm H.pylori có cả hai gen cagA dương tính và vacA dương tính thì tỷ lệ gây bệnh còn cao hơn, trong khi đó những chủng vi khuẩn mang gen cagA âm tính thì ít gây bệnh hơn[13]. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố độc lực của H.pylori như: CagA, vacA ở BN VDDM, loét DDTT và UTDD. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào người Kinh và tại các thành phố. Các nghiên cứu về H.pylori ở người dân tộc thiểu số vùng cao còn rất ít và chưa theo qui mô lớn
Năm 2014, được sự đồng ý của Bộ khoa học và Công nghệ Việt Nam, sự giúp đỡ của Trường Đại học Oita (Nhật Bản) đã cho phép thực hiện đề tài hợp tác nghiên cứu khoa học song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là chương trình Nghị định thư giữa 2 quốc gia nhằm nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm nhiễm H.pylori và các yếu tố độc lực của H.pylori tại Việt Nam, nhưng được ưu tiên cho người dân tộc thiểu số vùng cao. Theo chương trình hợp tác đôi bên đã lựa chọn 2 khu vực để nghiên cứu: Tỉnh Lào Cai (miền Bắc Việt Nam) và tỉnh Đắk Lắk (miền Trung Việt Nam), nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống[14]. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm, kiểu gen cagA, vacA của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk”. Đề tài thực hiện với 2 mục tiêu chính như sau:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm, kiểu gen cagA, vacA của H.pylori, hình ảnh nội soi dạ dày và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk.
2. Khảo sát mối liên quan giữa kiểu gen cagA, vacA của H.pylori với hình ảnh nội soi dạ dày và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về vi khuẩn Helicobacter pylori 3
1.1.1 Lịch sử phát hiện về Helicobacter pylori 3
1.1.2. Hình thái của Helicobacter pylori 4
1.1.3. Đặc tính sinh học của Helicobacter pylori 4
1.1.4. Cơ chế gây bệnh của Helicobacter pylori trong viêm dạ dày mạn 6
1.1.5. Diễn biến tự nhiên của viêm dạ dày mạn nhiễm Helicobacter pylori 7
1.1.6. Dịch tễ học 8
1.1.7. Cơ chế lây truyền của Helicobacter pylori 10
1.1.8. Các yếu tố độc lực của Helicobacter pylori 13
1.1.9. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori 20
1.2. Tổng quan về viêm dạ dày mạn 23
1.2.1. Khái niệm và nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn 23
1.2.2. Phân loại 24
1.3. Một số đặc điểm dân số nghiên cứu 30
1.3.1 Tại tỉnh Lào Cai 30
1.3.2. Dân số Đắk Lắk 34
1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu 35
1.4.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 35
1.4.2. Các nghiên cứu về H.pylori ở người dân tộc thiểu số tại Việt Nam 36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 38
2.1.3. Nơi tiến hành và qui trình lấy mẫu 39
2.1.4. Khía cạnh đạo đức của đề tài 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 40
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 52
2.2.4. Xử lý số liệu 53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
3.1. Xác định tỷ lệ nhiễm H.pylori, kiểu gen cagA, vacA, hình ảnh nội soi dạ dày và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk 56
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 56
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm H.pylori ở người dân tộc thiểu số 57
3.1.3. Phân bố các týp cagA của H.pylori 60
3.1.4. Phân bố các týp vacA s/m của H.pylori 61
3.1.5. Hình ảnh nội soi 63
3.1.6. Đặc điểm mô bệnh học 66
3.2. Khảo sát mối liên quan giữa kiểu gen cagA, vacA của H.pylori với hình ảnh nội soi dạ dày và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc tiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk 71
3.2.1. Liên quan giữa kiểu gen cagA, vacA của H.pylori với hình ảnh nội soi dạ dày 71
3.2.2. Liên quan giữa kiểu gen cagA, vacA của H.pylori với mô bệnh học 77
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 88
4.1. Xác định tỷ lệ nhiễm H.pylori, kiểu gen cagA, vacA, hình ảnh nội soi dạ dày và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk 88
4.1.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân nghiên cứu 88
4.1.2. Tỷ lệ nhiễm H.pylori 90
4.1.3. Phân bố các týp cagA của H.pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn 95
4.1.4. Phân bố các týp vacA s/m của H.pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn 98
4.1.5. Hình ảnh nội soi 101
4.1.6. Đặc điểm mô bệnh học 102
4.2. Mối liên quan giữa kiểu gen cagA, vacA của H.pylori với hình ảnh nội soi dạ dày và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk 107
4.2.1. Liên quan giữa kiểu gen cagA, vacA của H.pylori với hình ảnh nội soi dạ dày 107
4.2.2. Liên quan giữa kiểu gen cagA, vacA của H.pylori với mô bệnh học 110
KẾT LUẬN 119
KHUYẾN NGHỊ 121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Tỷ lệ nhiễm H.pylori và nguy cơ mắc ung thư dạ dày 9
1.2. Khung đánh giá OLGA 29
3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới 56
3.2. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số theo tỉnh 57
3.3. Tỷ lệ phát hiện H.pylori theo tỉnh 57
3.4. Tỷ lệ phát hiện H.pylori theo nhóm tuổi 58
3.5. Tỷ lệ phát hiện H.pylori theo dân tộc 58
3.6. Tỷ lệ phát hiện H.pylori theo giới 59
3.7. Liên quan giữa tỷ lệ nhiễm H.pylori với tổn thương dạ dày qua nội soi 59
3.8. Tỷ lệ và phân bố các týp cagA của H.pylori 60
3.9. Tỷ lệ vacA, vacA s1m1 và vacA s1m2 của H.pylori 61
3.10. Phân bố các týp của vacA theo dân tộc 62
3.11. Hình ảnh tổn thương dạ dày qua nội soi 63
3.12. Tổn thương dạ dày qua nội soi phân theo nhóm tuổi 64
3.13. Tổn thương dạ dày qua nội soi phân theo dân tộc 65
3.14. Đặc điểm viêm teo, dị sản ruột và mức độ hoạt động viêm ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn 66
3.15. Tỷ lệ viêm teo, dị sản ruột theo nhóm tuổi 67
3.16. Mức độ viêm teo theo nhóm tuổi 67
3.17. Liên quan giữa nhiễm H.pylori với định khu viêm teo 68
3.18. Liên quan giữa tình trạng nhiễm H.pylori với mức độ viêm teo và dị sản ruột 68
3.19. Liên quan giữa mật độ nhiễm H.pylori với viêm teo, dị sản ruột 69
3.20. Liên quan giữa mật độ nhiễm H.pylori với mức độ viêm dạ dày qua mô bệnh học 69
3.21. Liên quan giữa H.pylori và mức độ thâm nhiễm bạch cầu 70
Bảng Tên bảng Trang
3.22. Mối liên quan giữa giữa kiểu gen cagA của H.pylori với hình ảnh nội soi dạ dày 71
3.23. Mối liên quan giữa giữa kiểu gen cagA của H.pylori ở tỉnh Đắk Lắk với hình ảnh nội soi dạ dày 73
3.24. Mối liên quan giữa giữa kiểu gen vacA s/m của H.pylori với hình ảnh nội soi dạ dày 74
3.25. Mối liên quan giữa giữa kiểu gen vacA s/m của H.pylori ở tỉnh Đắk Lắk với hình ảnh nội soi dạ dày 75
3.26. Mối liên quan giữa giữa kiểu gen vacA s/m của H.pylori ở tỉnh Lào Cai với hình ảnh nội soi dạ dày 76
3.27. Liên quan giữa mức độ viêm teo, dị sản ruột, mật độ H.pylori và viêm dạ dày hoạt động với týp cagA 77
3.28. Liên quan giữa mức độ viêm teo, dị sản ruột, mật độ H.pylori và viêm dạ dày hoạt động với týp cagA ở Đắk Lắk 78
3.29. Liên quan giữa các týp cagA với tổn thương vùng thân vị 79
3.30. Liên quan giữa các týp cagA ở Đắk Lắk với tổn thương vùng thân vị 80
3.31. Liên quan giữa các týp cagA với tổn thương Mô bệnh học vùng hang vị 81
3.32. Liên quan giữa các týp cagA ở Đắk Lắk với tổn thương vùng hang vị 82
3.33. Liên quan giữa các týp vacA m với tổn thương mô bệnh học 83
3.34. Liên quan giữa các týp vacA m ở bệnh nhân Đắk Lắk với tổn thương mô bệnh học 84
3.35. Liên quan giữa các týp vacA m ở các bệnh nhân Lào Cai với tổn thương mô bệnh học 85
3.36. Liên quan giữa các týp vacA m với tổn thương mô bệnh học ở vùng thân vị 86
3.37. Liên quan giữa các týp vacA m với tổn thương mô bệnh học ở vùng hang vị 87
Nguồn: https://luanvanyhoc.com