Nghiên cứu tỷ lệ viêm dạ dày, viêm hành tá tràng mạn tính, nhiễm helicobacter pylori ở bệnh nhân loét tá tràng và mối liên quan của chúng
Loét dạ dày- tá tràng là bệnh thường gặp ờ nước ta và trôn thế giới. Tần suất cùa bệnh có khác nhau, tuỳ theo từng nước, từng vùng, từng thời kỳ, từng cộng đồng dân tộc. Tỷ lệ mắc bệnh loét dạ dày, tá tràng ờ các nước khoảng từ 5-10% dan số.
ở Việt Nam chưa có một thống kê đầy đủ về tỷ lệ bệnh loét dạ dày tá tràng (DD-TT), song theo Phạm Khuô (1979) khoảng 5-7% dân số có triệu chứng cùa bệnh loct DD-TT [14]. Các thống kê qua nội soi cho thấy loét tá tràng có tỷ lệ mắc cao hơn so với loét dạ dày. Loét DD-TT mạn tính thường hay tái phát và có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng ổ loét, hẹp môn vị… ảnh hưởng đến cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.
Bệnh loét DD-TT đã được nhiều tác giả tâp trung nghiên cứu, nhưng đến nay sự hiểu biết cua chúng ta về nguyôn nhân và cơ chế bệnh sinh của bộnh ỉoét DD-TT vẫn chưa được đầy đù: ngoài những điều chưa biết, vẫn còn những điều phải sửa đổi, bổ xung và nhận thức lại những điều đã biết [16]. Trước đây người ta cho rằng loét DD-TT và viêm DD-TT là hai bệnh riêng biệt không liên quan đến nhau. Nhưng từ khi nội soi DD-TT bằng ống soi mềm được ứng dụng vào chẩn đoán và theo dõi tiến triển bệnh viêm, ỉoét DD-TT thì thấy rõ: loét DD-TT thường đi kèm với viêm dạ dày, viêm tá tràng mạn tính và chúng có mối liỏn quan chặt chẽ với nhau, nguy cơ gây ỉoét DD-TT rất cao ở bệnh nhũn có viêm dạ dày và rất thấp ở bệnh nhân không có viêm dạ dày [18], [138].
Năm 1983, Marshall BJ. và Waren I.R. phất hiộn và nuôi cấy thành cổng vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) từ những mảnh sinh thiết ờ dạ dày, mở ra thời kỳ mới nghiên cứu về nguyôn nhân và cơ chế bộnh sinh của loct DD-TT và H.pylori được coi là tác nhân quan trọng gây viêm, loét DD-TT và gây tái phát bệnh loét.
Giả thuyết về cơ chế gây loét tá tràng do H.pylori cho rằng: H.pylori xâm nhập vào dạ dày gây viêm dạ dày mạn (VDDM) typ B, gây tăng tiết acid và pepsin dạ dày dẫn đến dị sản dạ dày (DSDD) ở tá tràng, H.pylori có thổ quần cư và phát triển ờ vùng có DSDD gây viêm và loét tá tràng [124], [145].
Nguy cơ gây loét dạ dày- tá tràng ờ người viôm dạ dày mạn có H.pylori (+) được cho là: bên cạnh yếu tố chùng vi khuẩn, yếu tố vật chủ còn có mối liên quan giữa vị trí, mức độ viêm dạ dày và vị trí quần cư của vi khuẩn với vị trí loét [124].
Nguy cơ loét tá tràng (LTT) tăng khi viêm hang vị mạn mức độ nặng và tỷ lệ H.pylori (+) ở hang vị và tá tràng cao hơn so với những bộnh lý dạ dày khác [124], [138].
Ở Việt Nam, những năm gẩn đây đã cổ nhiéu công trình nghiôn cứu về vai trò của nhiễm H.pylori và mối liên quan giữa nhiẻm H.pylori với bộnh viêm, loét dạ dày – tá tràng. Song chưa thấy công trình nào nghiên cứu một cách hộ thống về viêm dạ dày, viêm tá tràng mạn tính và nhiễm H.pylori ở bệnh nhân loct tá tràng nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa viêm dạ dày, viôm tá tràng mạn tính và nhiễm H.pylori với bệnh loét tá tràng.
Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ viêm dạ dày, viêm hành tá tràng mạn tính, nhiễm H.pylori ở bệnh nhân loét tá tràng và so sánh với nhóm loét dạ dày, không loét dạ dày tá tràng.
2. Xác định inối liên quan giữa vicm dạ dày, viêm tá tràng inạn tính, nhiễm H.pylori với loét tá tràng.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích