Nghiên cứu tỷ trọng xương bang dexa yà x quang quy ước
Trước kia, để chẩn đoán loãng xương người ta dựa Xquang, sinh thiết xương, sinh hoá… Ngày nay phương pháp đo mật độ xương bằng tia X năng lượng kép (Dual energy X-ray absorptiometry – DEXA) là phương pháp có độ chính xác cao và được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương, tuy nhiên để phát hiên tình trạng xẹp lún đốt sông do loãng xương vẫn phải sử dụng phương pháp chụp Xquang quy ước cột sống tư thế nghiêng 900. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá mật độ xương cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng phương pháp DEXA trên những người khoẻ mạnh thuộc tỉnh Hà nam và đối chiếu kết quả của phương pháp chụp Xquang quy ước cột sống thắt lưng với kết quả đo mật độ xương bằng DEXA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang. Có 242 đối tượng khoẻ mạnh thuộc xã Thy sơn và Liên sơn thuộc tỉnh Hà nam, tuổi từ 15 đến 80, tỷ lê nam/nữ: 93/149, chia làm 7 lớp tuổi: 15 – 19; 20 – 29; 30 – 39; 40 – 49; 50 – 59; 60 – 69; > 70. Tất cả các đối tượng đều được đo mật độ xương bằng DEXA (máy Hologic explore của Hoa kỳ) và những đối tượng > 50 tuổi được chụp cột sống nghiêng 900 từ D4 – L4. Kết quả: BMD trung bình cột sống thắt lưng đạt cao nhất ở nhóm tuổi 20 – 29 ở cả nam và nữ. BMD trung bình cổ xương đùi của nam đạt cao nhất ở nhóm tuổi 20 – 29, của nữ đạt cao nhất ở nhóm tuổi 30 – 39. BMD trung bình CSTL và cổ xương đùi của cả 2 giới giảm dần sau khi đạt đến đỉnh. Ở nữ mật độ xương giảm đột ngột từ sau nhóm tuổi 50 – 59. Tỷ lê loãng xương của nữ cao hơn của nam ở những người > 50 tuổi (p < 0,001). Không có sự khác biệt về tình trạng xẹp lún đốt sống giữa hai nhóm loãng xương và không loãng xương. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi đã phần nào đưa ra được các sô liệu về mật độ xương của các lứa tuổi. Chưa tìm thấy mối tương quan giữa phương pháp chụp Xquang CSTL và phương pháp đo mật độ xương bằng DEXA. Cần nghiên cứu trên số lượng đối tượng lớn hơn và ở các địa dư khác nhau để đưa ra được hằng số mật độ xương ở người Việt nam.
I. ĐẶT VẤN ĐỂ
Tần suất các bệnh cơ xương khớp tăng lên cùng với tuổi trong đó loãng xương là một trong những bệnh thường gặp nhất ở tuổi >50. Loãng xương thực chất là sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương, trong đó quá trình hủy xương chiếm ưu thế hơn. Nó được đặc trưng bởi sự giảm khối lượnng xương và sự phá huỷ vi cấu trúc của xương, hậu quả là xương trở nên dòn và dẫn tới gẫy xương. Xẹp lún đốt sống là biểu hiện thường gặp của loãng xương. Tỷ lệ xẹp lún đốt sống ở những phụ nữ >50 tuổi lên tới 15%. Để phát hiện tình trạng xẹp lún đốt sống phải sử dụng phương pháp chụp Xquang quy ước cột sống tư thế nghiêng 900. Trước kia, khi chưa có các phương pháp đo mật độ xương thì việc chẩn đoán loãng xương cũng phải dựa vào Xquang và một số phương pháp khác như sinh thiết tuỷ xương, đo các chỉ số sinh hoá…Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương pháp đo mật độ khoáng của xương không xâm nhập đã ra đời trong đó phương pháp DEXA là một phương pháp tiên tiến, liều tia thấp, được áp dụng rộng rãi trên thế giới và được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị loãng xương.
Đánh giá tình trạng loãng xương bằng phương pháp DEXA đã được nghiên cứu nhiều cả ở trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên ở Việt nam chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá mật độ xương của các lứa tuổi ở cả hai giới và đối chiếu kết quả chụp Xquang với kết quả đo mật độ xương. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích:
■ Đánh giá mật đô xương cột sống thắt lưng và cổ xương đùi bằng phương pháp DEXA trên những người khoẻ mạnh thuộc tỉnh Hà nam .
■ Đối chiếu kết quả của phương pháp chụp Xquang quy ước cột sống thắt lưng với kết quả đo mật độ xương bằng DEXA.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Xã Thi sơn và Liên sơn thuộc huyên Kim bảng tỉnh Hà nam.
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
♦♦♦ Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
– Những người khoẻ mạnh cả nam và nữ tuổi từ 15 đến 80 sống ở khu vực nghiên cứu từ trên 3
năm
– Tất cả các đối tượng nghiên cứu không mắc các bênh về chuyển hoá, nội tiết, xương khớp mạn tính, không dùng các thuốc ảnh hưởng đến mật độ khoáng của xương.
– Các đối tượng nghiên cứu tự nguyên tham gia nghiên cứu sau khi được nghe giải thích rõ mục đích nghiên cứu.
♦♦♦ Tiêu chuẩn loại trừ:
– Loại bỏ những đối tượng có tiền sử mắc các bênh liên quan đến loãng xương
– Loại bỏ những đối tượng có tiền sử dùng những thuốc có ảnh hưởng đến chuyển hoá xương: lợi tiểu, chống đông, corticoid, nội tiết tố…
❖ Các đối tượng được chia thành 7 lớp tuổi: 15 – 19; 20 – 29; 30 – 39; 40 – 49; 50 – 59; 60 – 69; > 70.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích