Nghiên cứu ứng dụng bảo quản hồng cầu bằng kỹ thuật đông lạnh với glycerol nồng độ cao
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu ứng dụng bảo quản hồng cầu bằng kỹ thuật đông lạnh với glycerol nồng độ cao.Hồng cầu là tế bào máu với chức năng chính là chuyên chở oxy và CO2, giúp trao đổi giữa phế nang và tế bào[6]. Những nghiên cứu nhằm tìm ra các chất có thể thay thế được chức năng của hồng cầu cho đến nay vẫn chưa được áp dụng trên lâm sàng[50], nên hồng cầu nói riêng và máu toàn phần nói chung đều được lấy từ người hiến máu.
Trên hồng cầu của mỗi người có kháng nguyên nhóm máu đa dạng nên việc nhận máu ngẫu nhiên từ những người hiến máu khác nhau có thể dẫn đến các tai biến cấp tính hoặc tai biến muộn do bất đồng nhóm máu, do xung đột miễn dịch giữa máu người cho và người nhận[18],[31],[48]. Nguy cơ lây nhiễm vẫn chưa thể giải quyết hoàn toàn khi truyền máu do các xét nghiệm sàng lọc hiện tại chưa loại bỏ được triệt để các tác nhân gây bệnh ở giai đoạn cửa sổ và cả những tác nhân gây bệnh chưa được phát hiện[54],[88]. Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh nhân có nhóm máu hiếm thì có thể không có máu để cung cấp ngay khi cần sử dụng.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước hòa nhập quốc tế nên việc giao thương và du lịch đang là những ngành mũi nhọn thu hút nhiều khách quốc tế tới Việt Nam. Kháng nguyên nhóm máu khác nhau nhiều giữa các dân tộc trên thế giới nên việc tìm túi máu phù hợp cho người nước ngoài đôi khi gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đặt ra những thách thức lớn cho ngân hàng máu là phải có kế hoạch dự trữ một lượng máu hiếm để có thể sử dụng cho người nước ngoài khi cần hoặc dự phòng khi có thảm họa xảy ra [74],[122]. Vì vậy, việc bảo quản máu lâu dài trong nhiều năm sau khi lấy ra khỏi cơ thể người hiến và đảm bảo chức năng sống còn của hồng cầu khi truyền vẫn còn là thách thức cho các nhà khoa học. Hiện nay, có nhiều phương pháp bảo quản hồng cầu ở nhiệt độ 4oC trong 35 đến 42 ngày hoặc đông lạnh để lưu trữ hồng cầu trong nhiều năm được áp dụng tùy vào phương tiện và mục đích của các ngân hàng máu trên thế giới.
Thông thường, khi máu lấy ra khỏi cơ thể người hiến máu sẽ được lưu trữ trong dung dịch CPDA1, ở nhiệt độ 4oC với thời gian tối đa là 35 ngày. Nếu thêm dung dịch SAGM trong quá trình điều chế hồng cầu lắng thì hồng cầu có thể bảo quản được 42 ngày [20],[32]. Các chất bảo quản hồng cầu có tác dụng duy trì toàn bộ quá trình chuyển hóa và chức năng của hồng cầu khi nó được giữ ở ngoài cơ thể trong thời gian dài, đảm bảo 75% hồng cầu sống còn 24 giờ sau truyền[50].
Hồng cầu đông lạnh sẽ lưu trữ được trong thời gian dài có thể lên đến 10 năm, cần thiết cho các trường hợp nhóm máu hiếm như nhóm máu RhD âm, máu phenotype R2R2, Fy(a”b+), lưu trữ máu tự thân hoặc sử dụng trong quân đội [69], [73]. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy sử dụng dung dịch glycerol, ở nhiệt độ -800C thì hồng cầu được lưu trữ trong thời gian 10 năm hoặc lâu hơn mà không ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy và CO2 [67],[76],[117]. Ngân hàng máu sử dụng kỹ thuật đông lạnh hồng cầu sẽ có thể lưu trữ được một lượng máu lớn, đặc biệt đối với các nhóm máu hiếm nhằm cung cấp kịp thời và hiệu quả khi có nhu cầu và đây là giải pháp rất hữu hiệu, đáp ứng được công tác đảm bảo an toàn truyền máu và đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng máu hiện đại.
Tại Việt Nam chưa có ngân hàng máu nào trên cả nước tiến hành lưu trữ hồng cầu đông lạnh để phục vụ cho những yêu cầu cấp thiết nêu trên nên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng bảo quản hồng cầu bằng kỹ thuật đông lạnh với glycerol nồng độ cao” với các mục tiêu sau:
1. Thiết lập qui trình kỹ thuật xử lý HC để đông lạnh
2. Thiết lập qui trình kỹ thuật giải đông, rửa HCĐL loại bỏ glycerol
3. Xác lập các tiêu chuẩn chất lượng của túi hồng cầu lưu trữ đông lạnh sử dụng tại BV.TMHH
4. Đánh giá hiệu quả sử dụng sản phẩm HCĐL trong điều trị và xây dựng qui trình cung cấp HCĐL nhóm máu RhD âm tại BVTMHH.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trương Thị Kim Dung, Nguyễn Tấn Bỉnh (2014). “Đánh giá chất lượng hồng cầu bảo quản đông lạnh ở -80OC với dung dịch glycerol nồng độ 40%”. Tạp chí Y học Việt Nam , Tập 419, tr. 5-9
2. Trương Thị Kim Dung, Nguyễn Tấn Bỉnh, Phù Chí Dũng và CS (2014). “Bước đầu ứng dụng sử dụng hồng cầu đông lạnh trong cấp cứu và điều trị”. Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 423, tr. 532-539
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Vi Đình Tuấn (2006). “Nghiên cứu sàng lọc kháng thể bất thuờng hệ hồng cầu ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết học-Truyền máu TW (2004-2005)”. Y học thực hành, 545, tr. 347 – 348.
2. Trần Văn Bé (1998). Lâm sàng huyết học. Nhà xuất bản y học, tr. 324-327.
3. Trần Văn Bé (1998). Cẩm nang điều trị bệnh lý về máu. Nhà xuất bản Y học tr. 229 -231
4. Trần Văn Bé (2001). Ghép tủy xương. Nhà xuất bản Y học tr.92-118.
5. Trần Văn Bé (2003). Thực hành huyết học-truyền máu. Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, tr. 216-222
6. Bài giảng Huyết học- Truyền máu (2006). Nhà xuất bản Y học Hà Nội-2006. tr.69-76, tr. 83-90
7. Bộ Y tế (2013). Thông tu huớng dẫn hoạt động truyền máu số: 26/2013/TT- BYT ngày 16 tháng 9 năm 2013.
8. Nguyễn Tấn Bỉnh (2015). Bài giảng Huyết học lâm sàng. Đại học Y Duợc TPHCM, Bộ môn Huyết học, Nhà xuất bản Y học 2015, tr. 116-123
9. Phùng Xuân Bình (1999). Sinh lý máu và các thể dịch, Sinh lý học. Nhà xuất bản Y học, 1, tr. 101-116.
10. Trần Văn Bình (2006). “Kiểm tra và đảm bảo chất luợng trong các cơ sở truyền máu’, Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2, tr.77-88
11. Truong Thị Kim Dung (2008). “Tình hình thu nhận và cung cấp máu tại thành phố Hồ Chí Minh năm (2001-2007)”. Tạp chíy học Việt Nam, 334, tr. 285 – 290.
12. Truong Thị Kim Dung, Nguyễn Tấn Bỉnh (2007), “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật đông lạnh hồng cầu bằng dung dịch glycerol nồng độ cao”. Tạp chí Y
học Việt Nam, tập 331, tr 49-57
13. Truong Thị Kim Dung (2013). “Đánh giá mức độ tán huyết của hồng cầu lắng dự trữ tại bệnh viện Truyền máu Huyết học”. Đề tài cấp cơ sở Bệnh viện Truyền máu Huyết học mã số CS/HH/13/28
14. Trần Thị Quế Huong, (2002). —Đánh giá hiệu quả truyền hồng cầu cùng phenotype trên bệnh nhân thalassemie”. Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y duợc TP Hồ Chí Minh, tr.71-72
15. Phạm Thị Thu Hương (2003). —Nghiên cứu thực trạng tình hình thu gom và sử dụng máu tại bệnh viện TWQĐ 108 trong 5 năm 1998-2002”. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y, tr. 31-41.
16. Trịnh Xuân Kiếm (2010). Hòa hợp miễn dịch hồng cầu trong truyền máu hiện đại. Nhà xuất bản Y học, tr. 53-156.
17. Nguyễn Thị Thanh Mai (2004). “Kết quả xác định một số nhóm kháng nguyên hồng cầu tại khoa TM-HH bệnh viện nhi TW”. Tạp chí Y học thực hành số 497, tr 1953-1959
18. Bửu Mật, (1989). “Hai trường hợp tai biến miễn dịch do dị miễn dịch chống hồng cầu ngoài hệ ABO ”, Lược yếu công trình nghiên cứu khoa học 1985¬1989, tr 54-57
19. Huỳnh Nghĩa (2007). —Nghiên cứu ứng dụng qui trình xử lý tế bào gốc máu cuống rốn”. Luận án Tiến sĩy học, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.
20. Đỗ Trung Phấn (2006). “Thành tựu truyền máu thế kỷ XX và những tiến bộ về truyền máu tại Việt Nam”. Một số chuyên đề Huyết học – Truyền máu, Nhà xuất bản Y học, 2, tr. 65 – 76.
21. Đỗ Trung Phấn (2004). “Một số chỉ số huyết học người Việt Nam bình thường giai đoạn 1995-2000”. Bài giảng Huyết học Truyền máu. Nhà xuất bản Y học, Tr. 332 – 333.
22. Đỗ Trung Phấn (2012). Truyền máu hiện đại cập nhật và ứng dụng điều trị. Nhà Xuất Bản Giáo dục Việt Nam, tr. 473-514
23. Trần Ngọc Quế, Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Trí (2010). “Tình hình phát hiện và tuyển chọn người hiến máu có nhóm máu hiếm tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương”. Y học Việt Nam, 373, 506 – 511
24. Trần Ngọc Quế, Nguyễn Anh Trí, Phạm Quang Vinh, Nguyễn Đức Thuận, Bùi Thị Mai An, Đào Thị Tú Vân (2008). “Nghiên cứu xây dựng và duy trì người hiến máu có nhóm máu RhD (-) tại Viện Huyết học – Truyền máu TW”. Y học Việt Nam, 344 (2), 679-85.
25. Qui trình điều chế hồng cầu lắng QT03-ĐCCP-Điều chế HCL- 2012
26. Nguyễn Trường Sơn (2014). “Thực trạng và chiến lược phát triển y học và y tế biển Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030. Tài liệu Hội nghị đảm bảo an toàn truyền máu và xây dựng lực lượng hiến máu dự bị cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, Phú Quốc tháng 4 năm 2014”. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương – Viện Y học Biển Việt Nam, tr. 13-21.
27. Trần Công Toại (2002). “Nghiên cứu chất lượng mô ghép được xử lý và bảo quản theo các phương pháp khác nhau”. Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Dược, TP. Hồ Chí Minh.
MỤC LỤC Nghiên cứu ứng dụng bảo quản hồng cầu bằng kỹ thuật đông lạnh với glycerol nồng độ cao
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng vi
Danh mục các biểu đồ viii
Danh mục sơ đồ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Hồng cầu 3
1.2. Truyền hồng cầu 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Thiết kế nghiên cứu 37
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới, mô tả hàng loạt ca 37
2.2. Đối tượng nghiên cứu 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu 39
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 49
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 50
2.6. Sơ đồ nghiên cứu 52
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.1. Hoàn thiện qui trình xử lý HC để đông lạnh 53
3.2. Hoàn thiện kỹ thuật giải đông – rửa loại bỏ glycerol và đặc điểm của HCĐL
sau giải đông 67
3.3. Xác lập các tiêu chuẩn chất lượng của túi hồng cầu lưu trữ đông lạnh trong
nghiên cứu 76
3.4. Kết quả sử dụng HCĐL trong cấp cứu và điều trị 82
máu hiếm khác để đông lạnh 89
Chương 4: BÀN LUậN 90
4.1. Thiết lập và hoàn thiện qui trình kỹ thuật xử lý HC để đông lạnh 90
4.2. Thiết lập qui trình kỹ thuật HCĐL giải đông-rửa loại bỏ glycerol 105
4.3. Xác lập các tiêu chuẩn chất lượng của túi hồng cầu lưu trữ đông lạnh trong
nghiên cứu 115
4.4. Hiệu quả sử dụng sản phẩm HCĐL trong điều trị 122
KẾT LUẬN ‘….„ ‘ 128
KIẾN NGHỊ 130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO x
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………xx
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AABB American Association of Blood Bank (Hiệp hội Ngân hàng máu Mỹ)
ELISA Acid-citrate-dextrose Acute Myeloid leukemia Acute lymphocytic leukemia An toàn truyền máu
American Red Cross (Hội Chữ thập đỏ Mỹ)
Adenin Solution
Adsol
Nutricel
Nutricel
Optisol
Bạch cầu cấp dòng lymphô Bạch cầu cấp dòng lymphô B Bạch cầu cấp dòng lymphô T Bạch cầu cấp dòng tủy Bảo hiểm y tế Bệnh nhân Bệnh viện
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định Bệnh viện Pháp Việt Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học Câu lạc bộ
Chronic Myeloid leukemia (Bạch cầu mạn dòng tủy)
Chronic Lymphocytic leukemia
Citrate-phosphate-dextrose
Citrate- phosphate- dextrose Adenine 1
Chế phẩm máu
Chữ Thập đỏ
Khoa Điều chế cấp phát máu Dung dịch Dimethylsulfoxide Đơn vị
Kỹ thuật miễn dịch gắn men (Enzym Linked Immuno Sorbent Assay)
FDA Food and Drug Administration ( Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ)
GVHD
HBV Graft – Verus – Host – Disease
Vi rút gây viêm gan B (Hepatitis B virus)HBsAg Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (Hepatitis B surface Antigen)
Hb Hemoglobine
HC Hồng cầu
HCĐL Hồng cầu đông lạnh
HCL Hồng cầu lắng
Hct Hematocrit
HCV Vi rút gây viêm gan C (Hepatitis C virus)
HES Hydroxyethyl starch
HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
(Humanlmmunodeficiency Virus)
HLA Human Leuphocyte Antigen
HMTN Hiến máu tình nguyện
HTLV Human T lymphoid Lekemia virus
HTĐL Huyết tương đông lạnh
HST Huyết sắc tố
ISBT International Society of Blood Transfusion (Hiệp hội Truyền máu quốc tế)
KHC Khối hồng cầu
KTV Kỹ thuật viên
KST Ký sinh trùng
NB Người bệnh
NAT Nucleotide Acide Testing
MCH Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu
MCV Thể tích trung bình hồng cầu
QLCL Quản lý chất lượng
QT Qui trình
QT-ĐKMH -ST02. Qui trình- Đăng ký máu hiếm-số thứ tự 02
SIRS Systemic Inflammatory Response Syndrome (hội chứng phản ứng viêm của cơ thể)
SAGM Sodium chloride Adenine Glucose monohydrate Manitol
SLBC Số lượng bạch cầu
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TCĐL Tiểu cầu đông lạnh
TT HMNĐ Trung tâm hiến máu nhân đạo
TNHM Khoa Tiếp nhận hiến máu
TRALI Transfusion Related Acute Lung Injury (tổn thương phổi cấp tính liên quan đến truyền máu)
VĐHM Vận động hiến máu
WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
XHTT Xuất huyết tiêu hóa
XN Xét nghiệmDANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị huyết sắc tố bình thường 6
Bảng 1.2. Tần suất các nhóm máu HC ở người Việt Nam 10
Bảng 1.3. Tần suất các kháng nguyên có tính sinh miễn dịch cao 11
Bảng 1.4. Một số chất có trong thành phần dung dịch chống đông và bảo quản có
các tác dụng khác nhau 23
Bảng 1.5. Các chất bảo quản và thời gian dự trữ HC 24
Bảng 1.6. So sánh hai phương pháp sử dụng chất bảo quản HC bằng glycerol nồng độ khác nhau 32
Bảng 1.7. Thuận lợi và hạn chế của hồng cầu đông lạnh 33
Bảng 1.8. Chỉ định truyền HCĐL 36
Bảng 2.1. Lượng dung dịch glycerol vào túi máu với sự tính toán như sau 42
Bảng 3.1. Số lần người hiến máu RhD âm hiến máu để đông lạnh 54
Bảng 3.2. Kiểu hình nhóm máu lấy để đông lạnh 55
Bảng 3.3. Số lượng túi máu theo thể tích và nhóm máu 56
Bảng 3. 4. Thể tích và Hct túi HCL 57
Bảng 3. 5. Tổng lượng Hb trong túi HCL 57
Bảng 3. 6. SLBC túi HCL trước đông lạnh 58
Bảng 3. 7. Nồng độ K+, pH, Hct, cấy máu túi HCL 58
Bảng 3. 8. So sánh tham số Hb, Hct và SLBC với tiêu chuẩn của BV TMHH 59
Bảng 3. 9. Thời gian HCL chờ glycerol hóa 60
Bảng 3. 10. Thể tích và mức Hct túi HCL glycerol hóa được làm giảm thể tích 61
Bảng 3. 11. Tham số Hb túi HCL Glycerol hóa được làm giảm thể tích 61
Bảng 3. 12. So sánh lượng Hb trong túi HCL trước và sau glycerol hóa 62
Bảng 3. 13. SLBC túi HCL glycerol được làm giảm thể tích trước đông lạnh 62
Bảng 3. 14. So sánh SLBC trước và sau glycerol hóa 63
Bảng 3. 15. Nồng độ K+, pH, Hct túi HCl đã glycerol hóa trước đông lạnh 63
Bảng 3. 16. So sánh nồng độ K+, pH, Hct của túi HCl trước và sau glycerol hóa ..64
Bảng 3. 17. Tương quan giữa Hct và trọng lượng 65
Bảng 3. 18. Thời gian HCL đông lạnh đến giải đông 67
Bảng 3. 19. Kết quả theo tham số thể tích và Hct của túi HCLĐL sau rửa 68
Bảng 3. 20. Kết quả theo tham số Hb của túi HCLĐL sau rửa 68
Bảng 3. 21. So sánh Hb của túi HCĐL sau glycerol và sau đông lạnh giải đông -rửa 69
Bảng 3. 22. SLBC túi HCLĐL 69
Bảng 3. 23. So sánh SLBC của túi HCL sau glycerol và sau đông lạnh giải đông – rửa 70
Bảng 3. 24. Nồng độ K+, Hct, pH, glycerol của Túi HCL đông lạnh sau rửa 70
Bảng 3. 25. So sánh các Đặc điểm Nồng độ K+, pH, Hct của túi HCĐL sau
glycerol và sau đông lạnh giải đông -rửa 71
Bảng 3. 26. Nồng độ Hb của túi HCĐL, Hct, thể tích túi HCĐL theo thể tích máu lấy ban đầu 71
Bảng 3. 27. Lượng Hb hao hụt sau giải đông và loại bỏ glycerol toàn bộ trong quá trình xử lý 73
Bảng 3. 28. Lượng Hb hao hụt trong quá trình xử lý 74
Bảng 3. 29. So sánh số lượng bạch cầu toàn bộ trong quá trình xử lý 75
Bảng 3. 30. So sánh kết quả chỉ số Hct, K+, và pH của HCĐL 76
Bảng 3. 31. Chỉ số KHC đông lạnh cấp phát 76
Bảng 3. 32. Ảnh hưởng lượng Hb của thời gian HCL chờ được glycerol hóa 77
Bảng 3. 33. Ảnh hưởng Hct của HCL đến lượng Hb hao hụt HCL sau glycerol hóa
78
Bảng 3. 34. Ảnh hưởng thời gian đông lạnh đến lượng Hb hao hụt của HCĐL 79
Bảng 3. 35. Ảnh hưởng chỉ số Hct của túi máu được glycerol hóa đến lượng Hb hao
hụt trước và sau đông lạnh loại túi máu 350 ml 80
Bảng 3. 36. Ảnh hưởng chỉ số Hct của HCL được glycerol hóa đến lượng Hb hao hụt trước và sau đông lạnh loại túi máu 450 ml 80
Bảng 3. 37. Các bệnh viện sử dụng Hồng cầu đông lạnh 82
Bảng 3. 38. Nhóm bệnh sử dụng Hồng cầu đông lạnh 83
Bảng 3. 39. Độ tuổi của bệnh nhân sử dụng HCLĐL 84
Bảng 3. 40. Hb bệnh nhân sau truyền 24 giờ 84
Bảng 3. 41. Hb bệnh nhân sau truyền 48 giờ 85
Bảng 3. 42. Hb bệnh nhân sau truyền 72giờ 85
Bảng 3. 43. Tổng hợp hiệu quả truyền HCL sau thời gian truyền 86
Bảng 3. 44. Tác dụng phụ trong và sau truyền HCĐL 87
Bảng 4. 1. Chất lượng sản phẩm HCĐL đạt tiêu chuân cấp phát 121
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Biểu diễn độ bão hòa oxy của HST 4
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nguồn tiếp nhận máu để đông lạnh 53
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới ở người hiến máu RhD âm 54
Biểu đồ 3. 3. Tương quan thể tích glycerol cho vào theo cân nặng túi máu 66
Biểu đồ 3. 4. Nồng độ Hb còn lại sau giải đông rửa loại bỏ glycerol 75
Biểu đồ 3. 5. Hiệu quả truyền HCĐL sau 24 giờ 48 giờ và 72 giờ 86
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình đông lạnh hồng cầu với dung dịch Glycerol 40% 51
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu theo mục tiêu 52
Sơ đồ 3.1. Cung cấp máu Rh D âm của BV.TMHH 88
Sơ đồ 4.1. Quy trình chuẩn bị HCL trước khi Glycerol hóa hồng cầu 96
Sơ đồ 4.2. Quy trình Glycerol hóa và đông lạnh hồng cầu 104
Sơ đồ 4.3. Quy trình giải đông và rửa loại bỏ glycerol 108
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Cấu trúc màng hồng cầu 8
Hình 1. 2. Lớp màng HC chứa các nhóm máu 9
Hình 1. 3. Bộ lọc bạch cầu tại cơ sở điều trị người bệnh 17
Hình 1. 4. Lọc bạch cầu tại ngân hàng máu 18
Hình 1. 5. Sự tạo thành tinh thể đá trong tế bào khi đông lạnh 27
Hình 1. 6. Thay đổi của hồng cầu với tốc độ đông lạnh 30
Hình 2.1. Máy ACP215 .7. 30
Hình 2.2. Sơ đồ lắp ráp bộ Kit vào máy ACP215 45
Hình 2.3. Bồn giải đông 44
Hình 2.4.Tủ trữ đông hồng cầu 45
Hình 2.5. Quy trình glycerol hóa 44
Hình 2.6. Quy trình loại bỏ glycerol 46
Hình 2.7. Nhiệt kế hồng ngoại 44
Hình 2. 8. Túi rỗng 1000 mL 46
Hình 2.9. Máy nối dây vô trùng 45
Hình 2.10. Máy ép huyết tương tự động 46
Hình 3.1. Trước đông lạnh 72
Hình 3.2. Sau đông lạnh 72
Hình 3.3. Sau rửa 72
Hình 3.4. Túi hồng cầu đông lạnh 81
Hình 3.5. Tủ lạnh -80OC lưu trữ hồng cầu đông lạnh 81
Hình 3.6. Nhãn sản phẩm 81
Hình 3. 7. Tổ chức giao lưu và tuyển mộ người hiến máu RhD âm hiến máu định kỳ để đông lạnh 89
ĐẶT VẤN ĐỀ
•