Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp can thiệp diệt vật chủ và vectơ để tùng bước không chế bệnh dịch hạch ở khu vực Tây Nguyên

Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp can thiệp diệt vật chủ và vectơ để tùng bước không chế bệnh dịch hạch ở khu vực Tây Nguyên

Đề tài cấp Bộ Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp can thiệp diệt vật chủ và vectơ để tùng bước không chế bệnh dịch hạch ở khu vực Tây Nguyên.Ớ Việt nam từ trước tới nay diệt chuột thường sử dụng một số hoá chất đơn liều như photphua kẽm, Antu và đa liều như Warfarin, Brodiphacoum, hoá chất diệt chuột bằng chủng sinh học ( Biorat).

Các hoá chất đơn liều rất độc với người và gia súc. Hoá chất đa liều cũng độc với gia súc và chuột cũng đã kháng với loại hoá chất này. Riêng chủng sinh học (Biorat) chưa thực nghiệm trên người nên cũng giống như các hoá chất diệt chuột trên là Bộ y tế không cho phép sử dụng. Chính vì vậy trong những năm gần đây ở Việt Nam hoá chất diệt chuột không có, nên gặp nhiều khó khăn trong công tác diệt chuột. Tại Việt nam £>ẹnh dịch hạch vẫn đang lưu hành ở 2 Tỉnh Gia lai và Đaklak thuộc khu vực Tây Nguyên. Để khống chế bệnh dịch hạch ở Tây Nguyên đến năm 2005 không còn có dịch hạch ỏ’ người ( mục tiêu của tiểu ban phòng chống dịch hạch Quốc gia ). Muốn đạt được mục tiêu này, phải tập trung giải quyết ổ chứa, tức là diệt toàn bộ quần thể chuột cũ, quần thể chuột mới lớn lên không còn mang mầm bệnh vi khuẩn dịch hạch nữa. Để diệt chuột chúng ta sử dụng bẫy keo dính ( phương pháp này chưa có trong thường qui giám sát và phòng chống dịch hạch của Bộ Y tế ), đây là một phương pháp mới hoàn toàn, rất có hiệu quả. Khi chuột dính vào bẫy thì chuột kêu lên và các con chuột khác đến cứụ bị dính theo. Có nhiều chiếc bẫy dính tới 6 con chuột. Trong thời gian diệt chuột, các bẫy dính không những đặt trong nhà mà còn đặt ở các đống củi, gỗ xếp quanh nhà.Những chiếc bẫy dính đặt dưới các đống củi, gỗ thu được rất nhiều chuột. Như vậy chúng ta nghĩ rằng đây là một đặc điểm sinh thái mới của loài chuột Rattus exulans không những chúng sống ở trên mái nhà mà con là ưa thích sinh sống và hoạt động phát triển mạnh ở các đống củi, gỗ. Có thể nói đề tài nghiên cứu đã đóng góp 2 vấn đề mới là:
–    Diệt chuột và bọ chết bằng bẫy keo dính
–    Phát hiện ra một đặc điểm sinh thái mới của loài chuột Rattus exulans (vật chủ chính của bệnh dịch hạch ở Tây Nguyên) là chúng ưa thích hoạt động và sống ở các đống củi, gỗ xếp quanh nhà và trong nhà.
b- Kết quả cụ thể( các sản phẩm cụ thể):
Đề tài nghiên cứu đã cho ra một số kết quả cụ thể: b.l – Các chỉ số chuột và bọ chét ở bẫy lồng:
Từ năm 2002 đến năm 2005 đã tiến hành giám sát chuột và bọ chét bằng bẫy lồng theo tháng ở 2 ổ dịch hạch: Xã IApét thuộc Huyện Đakđoa Tỉnh Gia Lai và xã EAWY thuộc Huyện EA Hleo Tỉnh ĐăkLak. Kết quả giám sát cho thấy chuột và bọ chét phát triển mạnh vào các tháng 1 đến tháng 6 và tháng 10, 11. Càng về nhũng năm sau thì chỉ số phong phú chuột và bọ chét giảm: chỉ số chuột dưới 5 và bọ chét dưới 1. Đặc biệt từ năm 2003 đến năm 2005 do diệt chuột bằng bẫy keo dính và diệt bọ chét f>ăng hộp mồi kartman thường xuyên có hiệu quả. Nhờ các biện pháp này mà các chỉ số chuột và bọ chét giảm xuống một cách rõ rệt.
b2. Các chỉ sô chuột và bọ chét ỏ’ bẫy keo dính:
Có thể nói dùng bẫy keo dính chuột rất có hiệu quả.Chỉ số chuột tính theo bẫy dính thấp nhất là 14,5, cao nhất là 118. Các chỉ số chuột giảm dần theo năm, nếu như dùng bẫy dính chuột hàng tháng, thì số lượng chuột bị diệt càng nhiều hơn và chỉ số phong phú chuột trên 1 chiếc bẫy dính càng thấp. Điều này giúp cho công tác khống chế dịch hạch càng có hiệu quả hơn.
1)3. Kết quả giám sát vi sinh vật trên chuột và bọ chét:
Từ năm 2000 đến năm 2005, tổng số mẫu phân lập (gan, lách) là 4831 mẫu, trong đó có 13 mẫu(+). Tổng số mẫu huyết thanh 7097 mẫu, trong/đó có 158(+). Tổng số lô bọ chét đem phân lập là 538 lô , trong đó có 4 lô(+).
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn dịch hạch ở chuột và bọ chét ngày càng giảm. Đặc biệt từ năm 2003 đến năm 2005 khi bắt đầu sử dụng bẫy keo dính chuột và bọ chét thì tỷ lệ nhiễm vi khuẩn dịch hạch ở chuột và bọ chét so với từ năm 2000 – 2002 giảm rất nhiều:
–    Tỷ lệ dương tính mẫu phân lập giảm 88%
–    Tỷ lệ dương tính mẫu huyết thanh giảm 14%
–    Tỷ lệ dương tính lô bọ chét giảm 100%.
Từ những kết quả trên cho chúng ta một phương hướng là muốn khống chế bệnh dịch hạch và tiến tới thanh toán bệnh dịch hạch ở Tây Nguyên thì trước tiên là giải quyết ổ chửa vi khuẩn dịch hạch. Đó là diệt chuột càng nhiều càng tốt ở tất cả các ổ dịch cũng như ở những điểm có nguy cơ dịch hạch xâm nhập.
b 4. Kết quả giám sát bệnh nhân dịch hạch:
Từ năm 2003 đến năm 2005: chưa phát hiện thấy có ca dịch hạch ở người nào cả, chứng tỏ công tác khống chế dịch đạt kết quả tốt.
c- Hiệu quả về kinh tế:
Hai vấn đề mới của đề tài không những có hiệu quả về mặt kinh tế mà còn giúp chúng ta có phương hướng, biện pháp khống chế bệnh dịch hạch.
c 1- Về giá trị kinh tế:
1 chiếc bẫy dính giá là 10000 đ, trong khi đó 1 chiếc bẫy lồng sắt là 18,500đ . Nếu keo dính chuột phết lên tấm gỗ, thì hiệu quả của keo dính kéo dài tới 6 tháng. Trong khi đó bẫy lồng sắt chóng bị gỉ và nhanh hỏng, hay bị mất. Bẫy keo dính chuột không những diệt chuột mà còn diệt luôn cả bọ chét. Khi chuột bị dính- chuột dãy dụa mạnh làm cho bọ chét nhảy ra và dính luôn vào bản keo dính. Điều này giúp chúng ta không phải sử dụng hoá chất để phun diệt bọ chét khi có dịch xẩy ra.
c2- Về giá trị phỏng chông dịch:
Việc phát hiện đặc điểm sinh thái mới của chuột Rattus exulans, đưa ra một hướng mó’i cho công tác phòng chống dịch hạch cũng như khống chế bệnh dịch tốt hơn. Chúng ta phải vận động các hộ gia đình nên chuyển củi, gỗ cách xa nhà 10 mét trở lên và có giá đ”ỡ, có cái chống chuột ở chân giá đỡ.
2-    ÁP DỤNG CỦA ĐỂ TÀI:
Những kết quả của đề tài được áp dụng rộng rãi, thực tế cho tất cả các Trung tâm y tế dự phòng trong cả nước, cho các viện nghiên cún có phương hướng và các biện pháp cụ thể trong công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh dịch hạch nói riêng, giúp cho chính phủ có hoạch định về chiến lược phát triển Tây Nguyên trong đó có vấn đề sức khoẻ của nhân dân
3-    ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỂ TÀI ĐÔÌ CHIẾU VỚI ĐỂ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT:
a- Tiến độ: Tiến độ thực hiện đề tài đúng như trong đề cương đề ra b- Thực hiện mục tiêu nghiên cứu: Đã hoàn thành và đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. c- Các sản phẩm tạo ra so ^ới dự kiến của bản đề cương: Tất cả các sản phẩm tạo ra trong quá trình thực hiện đề tài đều đạt kết quả tốt đúng như trong dự kiến của đề cương, d- Đánh giá việc sử dụng kinh phí: Đề tài tiến hành thực hiện từ tháng 9 năm 2002 đến tháng 12 năm 2005. Với tổng kinh phí đã sử dụng là 250 triệu đồng. Trên thực tế kinh phí còn cao hơn nhiều, nhưng do kết hợp lồng ghép vói đề tài diệt bọ chét của viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, nên kinh phí săng dầu ô tô không phải chi
4-    CÁC Ý KIẾN ĐỂ XUẤT:
–    Kinh phí nên cấp ngay từ đầu quí I
–    Nên dựa vào điều kiện, hoàn cảnh, địa điểm nghiên cứu của đề tài mà cấp kinh phí cho phù họp.
PHẨN B – NỘI DUNG BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN cứu
Đề tài cấp bộ
1- ĐẶT VẤN ĐỂ:
Dịch hạch là một bệnh tối nguy hiểm được xếp trong số 3 bệnh (dịch hạch, dịch tả và sốt vàng) thuộc diện kiểm dịch và cần khai báo quốc tế. Bệnh dịch hạch truyền chủ yếu từ gặm nhấm sang gặm nhấm và từ gặm nhấm sang người bằng nhiều con đường nhưng chủ yếu là qua bọ chét theo cơ chế chủng sinh học.Bệnh diễn biến nặng, tử vong cao, dễ phát thành dịch lớn, lây lan rộng có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người cũng như giao lưu quan hệ quốc tế.
Bệnh dịch hạch đã có mặt ở Việt nam từ năm 1898 đến nay; và đang lưu hành dai dẳng ỏ’ khu vực Tây Nguyên. Thời gian gần đây dịch đã được khống chế một bước lớn, số mắc_chết giảm, ptỉạm vi vùng dịch thu nhỏ.Tuy nhiên, dịch vẫn tiếp tục lưu hành tại một số địa bàn ỏ’ Tây Nguyên, và khả năng dịch bùng phát lớn,lây lan tới các vùng trong cả nước.
Để góp phần vào công tác ngiên cứu và phòng chống, khống chế, tiến tới thanh toán bệnh dịch hạch ở khu vực Tây Nguyên và Việt Nam nói chung, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp can thiệp diệt vật chủ và vectơ để tùng bước không chế bệnh dịch hạch ỏ’ khu vực Tây Nguyên”.
MỤC .TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.    Xác định được một số biện pháp can thiệp diệt vật chủ và vectơcó hiệu quả nhất.
2.    Khống chế bệnh dịch hạch nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và chết 20% so với 5 năm trước
MỤC LỤC
Phân A: Tóm tắt các kết qủa đề tài    1-4
Phân B: Nội dung báo cáo chi tiêt kêt quả nghiên cứu đê tài cấp Bộ    
1 – Đặt vấn đề    5
2- Tổng quan đề tài    6-13
3- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu    13-19
4- Ket quả nghiên cứu    20 – 31
5- Bàn luận    31-35
6- Ket luận và kiến nghị    36
7- Tài liệu tham khảo    37-42
8- Phụ lục    

Leave a Comment