Nghiên cứu ứng dụng cắt gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp Takasaki điều trị ung thư tế bào gan tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Nghiên cứu ứng dụng cắt gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp Takasaki điều trị ung thư tế bào gan tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu ứng dụng cắt gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp Takasaki điều trị ung thư tế bào gan tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An.Ung thư gan nguyên phát mà chủ yếu ung thư biểu mô tế bào gan là một bệnh lý ác tính phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Theo thống kê của cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (Globocan 2020) ước tính Việt Nam có khoảng 26.418 trường hợp ung thư mới mỗi năm và đây là loại ung thư phổ biến thứ 1 ở nam giới và thứ 5 ở nữ giới [1]. Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư gan cao do liên quan đến tình trạng nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C [2]. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư tế bào gan được áp dụng như: phẫu thuật cắt gan, ghép gan, đốt nhiệt cao tần… Tuy nhiên, phẫu thuật cắt gan vẫn được đánh giá là phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả [2],[3].

Theo thời gian, phương pháp và kỹ thuật cắt gan có nhiều tiến bộ đáng kể. Mở đầu, cắt gan không theo cấu trúc giải phẫu xảy ra nhiều nguy cơ như chảy máu, hoại tử nhu mô gan còn lại…Ngày nay, phẫu thuật cắt gan trong ung thư đã trở nên an toàn, hiệu quả hơn nhờ vào sự hiểu biết về cấu trúc cuống mạch – mật trong gan cấp độ thùy, phân thùy, hạ phân thùy; hiểu biết về chức năng gan, lượng giá dự trữ gan cần và đủ để duy trì sự sống…[4].
Năm 1952 được xem là cột mốc của cắt gan theo cấu trúc giải phẫu trong gan do Lortat-Jacob và Robert. Năm 1963, Tôn Thất Tùng đã cải tiến kỹ thuật dựa theo nguyên lý: tìm và buộc các cuộn mạch trong nhu mô gan nhờ sự hiểu biết cặn kẽ về giải phẫu mạch máu đường mật trong nhu mô gan [4],[3],[5].
Ưu điểm của phương pháp này là thời gian phẫu thuật nhanh chóng, giảm được tai biến do bất thường giải phẫu cuống gan… Nhưng phương pháp này đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm nhận định các rãnh tự nhiên và kỹ năng khéo; khống chế cuống gan toàn bộ gây thiếu máu toàn bộ gan, gây ứ máu ruột đặc biệt ảnh hưởng tới bệnh nhân có bệnh lý gan mạn tính, xơ gan. Năm 1982, Henry Bismuth đưa ra kỹ thuật cắt gan phối hợp phương pháp Tôn Thất Tùng và Lortat – Jacob [6]. Năm 1986, Takasaki giới thiệu kỹ thuật2 cắt gan có kiểm soát cuống Glisson ngoài gan. Kỹ thuật này giúp phẫu thuật viên cắt gan theo đúng giải phẫu, xác định rõ diện cắt giữa các phân thuỳ, hạ phân thuỳ, hạn chế tối đa thiếu máu nhu mô gan còn lại và tránh phát tán tế bào ung thư sang các phân thuỳ khác trong mổ [7],[8]. Việc kết hợp phương pháp Tôn Thất Tùng và Takasaki trong cắt gan giúp hạn chế các nhược điểm mà từng phương pháp riêng rẽ có thể gặp.
Tại Việt Nam, cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp với kiểm soát cuống gan theo kiểu Takasaki bước đầu được công bố trong các nghiên cứu của Dương Huỳnh Thiện, Ninh Việt Khải, Vũ Văn Quang… đã có kết quả bước đầu đáng kích lệ với tỷ lệ kiểm soát cuống thành công 98,4 – 100%; tỷ lệ tai biến dao động 1,3 – 17,8% [9],[10],[11].
Tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, là Bệnh viện Đa khoa tuyến cuối Bắc Trung Bộ. Từ năm 2010, đã thực hiện cắt gan theo phương pháp Tôn Thất Tùng trong điều trị ung thư tế bào gan. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá kỹ thuật và kết quả của phương pháp cắt gan Tôn Thất Tùng kết hợp Takasaki.
Từ tình hình thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng cắt gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp Takasaki điều trị ung thư tế bào gan tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An” với 2 mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm tổn thương bệnh lý liên quan đến chỉ định và kỹ thuật cắt gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp Takasaki trong điều trị ung thư tế bào gan.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp Takasaki điều trị ung thư tế bào gan tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC LƯỢC ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………….3
1.1. GIẢI PHẪU, PHÂN CHIA VÀ BIẾN ĐỔI GIẢI PHẪU GAN………….3
1.1.1. Giải phẫu gan ………………………………………………………………………….3
1.1.2. Phân chia gan ………………………………………………………………………….3
1.1.3. Biến đổi giải phẫu tại cuống gan và ứng dụng …………………………….7
1.1.4. Giải phẫu bao Laennec …………………………………………………………..12
1.1.5. Chức năng sinh lý của gan………………………………………………………13
1.2. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TẾ BÀO GAN …………………………………….14
1.2.1. Chẩn đoán xác định ung thư gan tế bào gan………………………………14
1.2.2. Chẩn đoán giai đoạn ………………………………………………………………16
1.2.3. Một số đặc điểm tổn thương liên quan đến chỉ định cắt gan………..19
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN…………23
1.3.1. Phương pháp điều trị không phẫu thuật…………………………………….23
1.3.2. Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật………………………………..25
1.3.3. Tai biến trong mổ…………………………………………………………………..30
1.3.4. Biến chứng……………………………………………………………………………321.4. KỸ THUẬT CẮT GAN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÔN THẤT TÙNG
KẾT HỢP TAKASAKI……………………………………………………………….34
1.4.1. Lịch sử………………………………………………………………………………….34
1.4.2. Một số đặc điểm về kỹ thuật thực hiện……………………………………..35
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT CẮT GAN CÓ
KIỂM SOÁT CUỐNG GAN ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO
GAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ……………………………….37
1.5.1. Trên thế giới………………………………………………………………………….37
1.5.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………………38
1.5.3. Tại Nghệ An………………………………………………………………………….39
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………..40
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………40
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh…………………………………………………………….40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………………………40
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………….40
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………………..42
2.2.3. Các khái niệm chính dùng trong nghiên cứu……………………………..42
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………….43
2.2.5. Phương tiện phẫu thuật …………………………………………………………..43
2.2.6. Quy trình phẫu thuật ………………………………………………………………45
2.2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu ………………………………………………………….58
2.2.8. Xử lý số liệu………………………………………………………………………….67
2.2.9. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………….67
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………69
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG…………………………………………………………………..69
3.1.1. Tuổi và giới…………………………………………………………………………..693.1.2. Tiền sử điều trị u gan ……………………………………………………………..70
3.1.3. Chỉ số khối cơ thể ………………………………………………………………….70
3.1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng…………………………………………70
3.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ ĐỊNH…….73
3.2.1. Chức năng gan trước mổ…………………………………………………………73
3.2.2. Alphafetoprotein trước mổ ……………………………………………………..75
3.2.3. Kích thước và số lượng u………………………………………………………..75
3.2.4. Huyết khối tĩnh mạch cửa……………………………………………………….76
3.2.5. Giai đoạn bệnh………………………………………………………………………76
3.3. ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT CẮT GAN ……………………………………………..77
3.3.1. Bước 1 – Đường mở bụng ………………………………………………………77
3.3.2. Bước 2 – Đánh giá ổ bụng ………………………………………………………77
3.3.3. Bước 3 – Di động gan …………………………………………………………….78
3.3.4. Bước 4 – Cắt túi mật, lấy hạch hoặc nạo vét hạch cuống gan………79
3.3.5. Bước 5 – Kiểm soát cuống Glisson ngoài gan theo phương
pháp Takasaki……………………………………………………………………….79
3.3.6. Bước 6 – Cắt nhu mô, xử lý cuống Glisson trong gan theo
phương pháp Tôn Thất Tùng…………………………………………………..80
3.3.7. Bước 7 – Kiểm tra cầm máu, rò mật, che phủ diện cắt ……………….81
3.3.8. Bước 8 – Đặt dẫn lưu, đóng bụng…………………………………………….81
3.3.9. Những yếu tố gây khó khăn trong quy trình phẫu thuật ……………..82
3.4. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT…………………………………………………………..83
3.4.1. Kết quả trong mổ …………………………………………………………………..83
3.4.2. Kết quả sớm sau mổ……………………………………………………………….87
3.4.3. Kết quả xa sau phẫu thuật……………………………………………………….91
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………..102
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG…………………………………………………………………1024.1.1. Tuổi và giới…………………………………………………………………………102
4.1.2. Tiền sử điều trị u gan ……………………………………………………………103
4.1.3. Chỉ số khối cơ thể ………………………………………………………………..103
4.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng……………………………………104
4.2. ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG BỆNH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ ĐỊNH…..110
4.2.1. Chức năng gan trước mổ……………………………………………………….110
4.2.2. Alphafetoprotein trước mổ ……………………………………………………114
4.2.3. Kích thước và số lượng u………………………………………………………115
4.2.4. Huyết khối tĩnh mạch cửa……………………………………………………..117
4.2.5. Giai đoạn bệnh…………………………………………………………………….119
4.3. ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CẮT GAN…………………………………………..120
4.3.1. Bước 1 – Đường mở bụng …………………………………………………….120
4.3.2. Bước 2 – Đánh giá ổ bụng …………………………………………………….121
4.3.3. Bước 3 – Di động gan …………………………………………………………..123
4.3.4. Bước 4 – Cắt túi mật, lấy hoặc nạo vét hạch cuống gan…………….125
4.3.5. Bước 5 – Kiểm soát cuống Glisson ngoài gan theo phương
pháp Takasaki……………………………………………………………………..127
4.3.6. Bước 6 – Cắt nhu mô, xử lí cuống Glisson trong gan bằng
phương pháp Tôn Thất Tùng…………………………………………………129
4.3.7. Bước 7 – Kiểm tra cầm máu, rò mật, che phủ diện cắt ……………..132
4.3.8. Bước 8 – Đặt dẫn lưu, đóng bụng…………………………………………..133
4.3.9. Những yếu tố gây khó khăn trong quy trình phẫu thuật ……………134
4.4. KẾT QUẢ ………………………………………………………………………………..136
4.4.1. Kết quả trong mổ …………………………………………………………………136
4.4.2. Kết quả sớm sau mổ……………………………………………………………..140
4.4.3. Kết quả xa sau phẫu thuật……………………………………………………..144
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………1481. Đặc điểm tổn thương bệnh lý liên quan đến chỉ định và kỹ thuật cắt
gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp Takasaki………………….148
1.1. Đặc điểm tổn thương bệnh lý liên quan đến chỉ định…………………..148
1.2. Kỹ thuật cắt gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp
Takasaki148
2. Kết quả phẫu thuật cắt gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết
hợp Takasaki điều trị ung thư tế bào gan…………………………………………149
2.1. Kết quả trong mổ ……………………………………………………………………149
2.2. Kết quả sớm…………………………………………………………………………..149
2.3. Kết quả xa sau phẫu thuật………………………………………………………..149
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………..150
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Hình thể ngoài của gan……………………………………………………………..3
Hình 1.2. Phân chia gan theo Couinaud…………………………………………………….4
Hình 1.3. Phân chia gan theo Takasaki……………………………………………………..6
Hình 1.4. Mảng rốn gan ………………………………………………………………………….8
Hình 1.5. Phân loại động mạch theo Hiatt …………………………………………………8
Hình 1.6. Phân loại tĩnh mạch cửa theo Torres…………………………………………10
Hình 1.7. Phân loại đường mật theo Healey và Schroy……………………………..11
Hình 1.8. Sơ đồ 6 cổng theo Sugioka………………………………………………………12
Hình 1.9. Phẫu tích cuống gan trong bao Glisson……………………………………..26
Hình 1.10. Phương pháp cắt gan Lortat-Jacob (A) và Tôn Thất Tùng (B)……27
Hình 1.11. Phẫu tích cuống gan ngoài bao Glisson …………………………………..28
Hình 1.12. Phương pháp treo gan Belghiti (Hanging maneuver) ………………..29
Hình 1.13. Kiểm soát cuống Glisson ngoài gan theo Takasaki …………………..36
Hình 1.14. Phá nhu mô gan bằng Kelly (kelly – clasies) ……………………………37
Hình 2.1. Dụng cụ phẫu thuật ………………………………………………………………..44
Hình 2.2. Máy cắt đốt và máy gây mê …………………………………………………….44
Hình 2.3. Đường mở bụng …………………………………………………………………….46
Hình 2.4. Bộc lộ phẫu trường bằng dàn treo…………………………………………….47
Hình 2.5. Kiểm tra đánh giá đại thể khối u và toàn bộ gan ………………………..47
Hình 2.6. Di động gan …………………………………………………………………………..48
Hình 2.7. Cắt túi mật, đặt sonde ống túi mật ……………………………………………49
Hình 2.8. Phẫu tích cuống gan theo Takasaki…………………………………………..49
Hình 2.9. Phẫu tích cuống Glisson tại rốn gan, thắt cuống phân thùy sau ……50
Hình 2.10. Khống chế cuống và diện cắt phân thùy trước………………………….50
Hình 2.11. Phá nhu mô bằng Kelly, cắt cuống Glisson trong nhu mô …………51Hình 2.12. Che phủ diện cắt bằng Surgicel hoặc mạc nối lớn…………………….52
Hình 2.13. Kiểm tra rò mật bằng gạc trắng hoặc bơm qua sonde Escart ……..52
Hình 2.14. Kiểm soát cuống Glisson trái…………………………………………………53
Hình 2.15. Cắt gan phải…………………………………………………………………………54
Hình 2.16. Cắt gan trung tâm…………………………………………………………………55
Hình 2.17. Kiểm soát cuống Glisson phân thùy trước……………………………….56
Hình 2.18. Kiểm soát cuống Glisson phân thùy sau………………………………….57
Hình 2.19. Kiểm soát cuống Glisson ngoài gan………………………………………..62
Hình 2.20. Diện cắt gan HPT 4………………………………………………………………63
Hình 2.21. Diện cắt gan HPT 5………………………………………………………………63
Hình 2.22. Diện cắt thùy gan phải ………………………………………………………….6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới …………………………………………………………………..69
Biểu đồ 3.2. Triệu chứng lâm sàng………………………………………………………70
Biểu đồ 3.3. Sinh thiết gan …………………………………………………………………73
Biểu đồ 3.4. Đường mở bụng ……………………………………………………………..77
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tái phát, tử vong tại thời điểm kết thúc nghiên cứu……..91
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ sống thêm sau mổ …………………………………………………..92
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của AFP tới thời gian sống thêm không bệnh ……92
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của kích thước khối u tới thời gian sống thêm
không bệnh…………………………………………………………………….93
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của tính chất vỏ u tới thời gian sống thêm
không bệnh…………………………………………………………………….93
Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của di căn hạch tới thời gian sống thêm không bệnh….94
Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của Child-Pugh tới thời gian sống thêm không bệnh…..94
Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của bờ an toàn tới thời gian sống thêm không bệnh …95
Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của HKTMC tới thời gian sống thêm không bệnh …..95
Biểu đồ 3.14. Ảnh hưởng giữa giai đoạn bệnh theo BCLC và thời gian
sống thêm không bệnh …………………………………………………….96
Biểu đồ 3.15. Ảnh hưởng của kích thước khối u tới thời gian sống toàn bộ ……96
Biểu đồ 3.16. Ảnh hưởng của tính chất vỏ u tới thời gian sống toàn bộ……..97
Biểu đồ 3.17. Ảnh hưởng của di căn hạch và thời gian sống toàn bộ…………97
Biểu đồ 3.18. Ảnh hưởng của điểm Child – Pugh tới thời gian sống toàn bộ …98
Biểu đồ 3.19. Ảnh hưởng của bờ an toàn tới thời gian sống toàn bộ………….98
Biểu đồ 3.20. Ảnh hưởng của HKTMC cửa tới thời gian sống toàn bộ ……..99
Biểu đồ 3.21. Ảnh hưởng của giai đoạn bệnh theo BCLC và thời gian
sống toàn bộ …………………………………………………………………..99
Biểu đồ 3.22. Ảnh hưởng giữa u vỡ và thời gian sống toàn bộ ……………….100DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thang điểm Child – Pugh………………………………………………………..19
Bảng 1.2. Tình trạng thể chất ………………………………………………………………..21
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi …………………………………………………………………..69
Bảng 3.2. Tiền sử điều trị u gan……………………………………………………………..70
Bảng 3.3. Chỉ số khối cơ thể ………………………………………………………………….70
Bảng 3.4. Chỉ số huyết học và Prothrombin …………………………………………….71
Bảng 3.5. Chỉ số sinh hóa………………………………………………………………………71
Bảng 3.6. Dấu ấn viêm gan ……………………………………………………………………72
Bảng 3.7. Bảng kết quả siêu âm và cắt lớp vi tính trước mổ………………………72
Bảng 3.8. Điểm Child – Pugh, MELD, ALBI …………………………………………..73
Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm Child-Pugh ……………………….74
Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm ALBI ……………………………..74
Bảng 3.11. Mức độ dãn tĩnh mạch thực quản …………………………………………..74
Bảng 3.12. Xét nghiệm Alpha-FP trước mổ …………………………………………….75
Bảng 3.13. Kích thước và số lượng u trên cắt lớp vi tính…………………………..75
Bảng 3.14. Huyết khối tĩnh mạch cửa trên chẩn đoán hình ảnh ………………….76
Bảng 3.15. Phân loại theo BCLC……………………………………………………………76
Bảng 3.16. Bảng đánh giá ổ bụng …………………………………………………………..77
Bảng 3.17. Di động gan và tai biến…………………………………………………………78
Bảng 3.18. Cắt túi mật, nạo vét hạch cuống gan……………………………………….79
Bảng 3.19. Kiểm soát cuống Glisson………………………………………………………79
Bảng 3.20. Thời gian phẫu tích cuống và tai biến …………………………………….80
Bảng 3.21. Phương tiện cắt nhu mô và xử lý cuống………………………………….80
Bảng 3.22. Kiểm tra, cầm máu, che phủ………………………………………………….81
Bảng 3.23. Những khó khăn trong quy trình phẫu thuật ……………………………82Bảng 3.24. Phân loại và hình thái cắt gan………………………………………………..83
Bảng 3.25. So sánh thời gian cắt gan lớn và cắt gan nhỏ …………………………..84
Bảng 3.26. Thời gian phẫu thuật, cắt nhu mô theo loại cắt gan…………………..84
Bảng 3.27. Lượng máu mất……………………………………………………………………85
Bảng 3.28. Bờ an toàn…………………………………………………………………………..85
Bảng 3.29. Độ biệt hóa………………………………………………………………………….85
Bảng 3.30. Kích thước và số lượng u trên giải phẫu bệnh………………………….86
Bảng 3.31. Phân loại giai đoạn sau mổ theo TNM ……………………………………86
Bảng 3.32. Sinh hoá và đông máu ngày 1, 3, 5 sau phẫu thuật …………………..87
Bảng 3.33. Chỉ số huyết học ngày 1, 3, 5 sau phẫu thuật …………………………..87
Bảng 3.34. Biến chứng sau mổ ………………………………………………………………88
Bảng 3.35. Phân độ biến chứng theo Clavien – Dindo……………………………….88
Bảng 3.36. Thời gian hồi phục sau mổ ……………………………………………………89
Bảng 3.37. Ảnh hưởng của giai đoạn BCLC với biến chứng……………………..89
Bảng 3.38. Ảnh hưởng của hình thái cắt gan với biến chứng……………………..90
Bảng 3.39. Ảnh hưởng hình thái cắt gan đến xét nghiệm sau mổ ngày thứ 5 ….90
Bảng 3.40. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống thêm ……………………..100
Bảng 3.41. Kết quả phân tích đa biến theo thời gian sống thêm ……………….10

Nghiên cứu ứng dụng cắt gan bằng phương pháp Tôn Thất Tùng kết hợp Takasaki điều trị ung thư tế bào gan tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment