NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DỊ GHÉP TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI GIỮ ĐÔNG LẠNH -196 0 C TRONG BỆNH BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP.HCM

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DỊ GHÉP TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI GIỮ ĐÔNG LẠNH -196 0 C TRONG BỆNH BẠCH CẦU CẤP DÒNG TỦY TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC TP.HCM

 Mục tiêu: Ứng dụng phương pháp huy động, lưu trữđông lạnh (-196oC) trong nitơ lỏng và ghép tếbào gốc máu ngoại vi (TBGMNV) trong b ệnh nhân bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (BCCDT) nhằm mục đích kéo dài thời gian sống không bệnh và thời gian sống toàn thể cho bệnh nhân.Phương pháp:Thử nghiệm lâm sàng tiền cứu trên 20 bệnh nhân BCCDTdịghép TBGMNV có người cho phù hợp.Kết quả:Từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 6 năm 2010, tại BV.TMHH TP.HCM,chúng tôi đã tiến hành dị ghép TBG MNV giữ đông lạnh ở  -1960C cho 20 trường hợp BCCDT, gồm có 10 BN nam và 10 BN nữ, tuổi trung bình là 31 ± 4. Tất cả đều có người cho là anh chịem ruột phù hợp HLA 6/6,và được huy động TBG với G-CSF (Neupogen). Phác đồ điều kiện hóa là BuCy và phòng ngừa bệnh mãnh ghép chống ký chủ(GVHD) bằng Cyclosporine và Methotrexate. Sốlượng trung bình tế bào đơn nhân và tế bào CD34+ truyền lúc ghép lần lượt là 10,7 ± 1,9 x 108/kg và 4,1 ± 0,9 x 106/kg. Tất cả BN đều mọc mãnh ghép, thời gian trung bình để phục hồi bạch cầu hạt trung tính là 10,2 ± 0,8 ngày và tiểu cầu là 25,3 ± 10,2 ngày. Biến chúng GVHD cấp độ2-3 chiếm 25% (5 ca), VOD 10% (2 ca), t ử vong do ghép (TRM) 5% (1 ca).Kết luận:Dị ghép TBGMNV là phương pháp điều trị tỏ ra hiệu quả nhằm cải thiện tỷ lệ tử vong, thời gian sống không bệnh và thời gian sống toàn thể ở bệnh nhân. BCCDT. Hiện nay, phương pháp điều trị khởi đầu phổ biến nhất cho các trường hợp Bệnh Bạch cầu cấp dòng tủy là Hóa trị liệu tấn công với các phác đồ có Anthracycline nhằm đạt được lui bệnh hoàn toàn (LBHT), sau đó, việc điều trị tích cực  (intensivetherapy) theo sau nhằm ngăn ngừa tái phát. Phương pháp  điều trị sau lui bệnh được lựa chọn cho những BN dưới 60 tuổi là hoá trị liều cao hoặc ghép tế bào gốc sau 2-3 đợt hoá trị liệu. Ghép TBG  được thực hiện khi đã lui bệnh sẽ làm giảm lượng tế bào ác tính ít nhất là 2 log so với lúc đầu(11,13,23, 24,32,33, 36).Có hai phương pháp ghép TBG đang được ứng dụng là dị ghép và tựghép. Trên thế giới, trường hợp dị ghép TBG thành công đầu tiên được thực hiện vào năm 1968 (Thomas & cộng sự) và tiếp theo đó, hàng ngàn các trường hợp dị ghép thành công được thực hiện trên BN bệnh Bạch cầu trong vòng 20 năm trở lại đây.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment