Nghiên cứu ứng dụng điều trị vẹo cột sống vô căn ở trẻ em bằng áo nẹp CAEN
Nghiên cứu ứng dụng điều trị vẹo cột sống vô căn ở trẻ em bằng áo nẹp CAEN.Vẹo cột sống là một biến dạng của cột sống mà cột sống chủ yếu là vẹo sang bên theo mặt phẳng trán. Đây là một trong những biến dạng phổ biến nhất trong các biến dạng ở cột sống ở trẻ em. Trong đó vẹo cột sống vô căn là loại chiếm đa số trong biến dạng vẹo cột sống [59].
Vẹo cột sống có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh về nhiều phương diện như về chức năng và thẩm mỹ, nó tác động đến tâm lý bệnh nhân gây mặc cảm tự ty khó hòa nhập xã hội, làm giảm khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và nhất là trong mộ t số trường hợp quá nặng vẹo cột sống làm ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng tim-phổi và có thể dẫn đến tử vong.
Tuy hiện nay chúng ta chưa có được một chương trình tầm soát đầy đủ trên phạm vi lớn đối với bệnh vẹo cột sống nhưng nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông, chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng cùng với sự phát triển của ngành chỉnh hình và phục hồi chức năng, số bệnh nhân vẹo cột sống đến khám và điều trị ngày càng cao.
Việc điều trị cho các bệnh nhân vẹo cột sống, đặc biệt là đối với các bệnh nhân vẹo cột sống vô căn, loại có thể tiến triển nhanh chóng lúc tuổi dậy thì là một vấn đề cấp thiết. Đối với những vẹo cột sống vừa và nhẹ điều trị bảo tồn luôn là phương pháp điều trị được đề cập đầu tiên vì tính an toàn, chi phí thấp và hiệu quả tốt, góp phần giảm đáng kể số bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật để nắn chỉnh cột sống.
Điều trị bảo tồn vẹo cột sống bằng áo nẹp đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Ở nước ta nẹp Milwaukee và một số loại áo nẹp bằng nhựa khác như áo nẹp Boston, Cheneau đã được sử dụng để điều trị vẹo cột sống ở một số nơi, những áo nẹp này cần phải mang toàn thời gian với 23 giờ mỗi ngày. Có thể nhận thấy các loại áo nẹp trên còn một số hạn chế do ảnh hưởng đến thẩm mỹ (áo nẹp Milwaukee) và thời gian mang nẹp còn nhiều. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị như góc vẹo, độ xoay của đốt đỉnh, mức độ nắn chỉnh ban đầu của áo nẹp, sự thăng bằng của thân mình là những yếu tố tiên lượng hiệu quả điều trị.
Sự đồng thuận của bệnh nhân là một yếu tố được nhiều tác giả đặc biệt quan tâm. Sự đồng thuận của bệnh nhân thể hiện qua việc bệnh nhân chấp hành tốt và đầy đủ chế độ mang áo nẹp tức là mang áo nẹp đủ thời gian yêu cầu. Các nghiên cứu cho thấy thời gian mang áo nẹp có ảnh hưởng lên kết quả trong điều trị vẹo cột sống vô căn ở trẻ em [16], [40], [57], [84], [90]. Thời gian mang áo nẹp bao nhiêu giờ một ngày để có hiệu quả cao nhất đồng thời giảm thiểu những bất tiện khi mang áo nẹp và đạt sự tuân thủ cao nhất từ người bệnh có ý nghĩa đến kết quả điều trị.
Áo nẹp CAEN còn gọi là áo nẹp đêm được sản xuất và đưa vào áp dụng điều trị bảo tồn vẹo cột sống tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000, đây là loại áo nẹp ra đời tại vùng Caen nước Pháp và được coi là loại áo nẹp có khả năng nắn chỉnh khi chỉ cần mang vào ban đêm khi đi ngủ.
Cho tới hiện nay mới chỉ có rất ít nghiên cứu với số lượng bệnh nhân không nhiều về tính hiệu quả của áo nẹp CAEN, một áo nẹp được cho là có khả năng nắn chỉnh cao [37], [74], [79], [85].
Để góp phần đánh giá hiệu quả của loại áo nẹp này khi áp dụng ở Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng điều trị vẹo cột sống vô căn ở trẻ em bằng áo nẹp CAEN”. Với 3 mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và X-quang của bệnh nhân vẹo cột sống vô căn
2. Đánh giá hiệu quả điều trị vẹo cột sống vô căn ở trẻ em bằng áo nẹp CAEN.
3. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị vẹo cột sống vô căn ở trẻ em bằng áo nẹp CAEN
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ………………………………………………………………… 3
1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH CƠ HỌC CỘT SỐNG. ………………………………. 3
1.2. KHÁI NIỆM CHUNG …………………………………………………………………. 5
1.3. PHÂN LOẠI VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN. ……………………………………. 7
1.3.1. Phân loại theo lứa tuổi, dựa vào thời điểm khởi phát bệnh …………. 7
1.3.2. Phân loại theo vị trí của đường cong ………………………………………… 8
1.3.3. Phân loại theo loại đường cong. ………………………………………………. 8
1.3.4. Phân loại theo King- Moe và phân loại theo Lenke ……………………. 8
1.4. BỆNH NGUYÊN ………………………………………………………………………… 9
1.4.1. Yếu tố gen ………………………………………………………………………….. 10
1.4.2. Lý thuyết về sự phát triển bất thường của đốt sống ………………….. 10
1.4.3. Lý thuyết về hệ thần kinh trung ương. ……………………………………. 10
1.5. DỊCH TỄ VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN. ……………………………………….. 11
1.6. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỘT SỐNG, DẤU RISSER VÀ VẸO
CỘT SỐNG …………………………………………………………………………………….. 13
1.6.1. Sự tăng trưởng của cột sống và dấu Risser ……………………………… 13
1.6.2. Sự liên quan giữa sự tăng trưởng của cột sống và vẹo cột sống …. 16
1.7. SỰ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN VÀ BIẾN CHỨNG CỦA VẸO
CỘT SỐNG VÔ CĂN. …………………………………………………………………….. 17
1.7.1. Sự phát triển tự nhiên của vẹo cột sống vô căn. ………………………. 17
1.7.2. Biến chứng của vẹo cột sống…………………………………………………. 22
1.8. KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN. ………………. 22
1.8.1. Khám lâm sàng ……………………………………………………………………. 22
1.8.2. Chẩn đoán …………………………………………………………………………… 24
1.9. ĐIỀU TRỊ VẸO CỘT SỐNG VÔ CĂN ……………………………………….. 24
1.9.1. Các phương pháp điều trị ……………………………………………………… 24
1.9.2. Áo nẹp CAEN. ……………………………………………………………………. 40
1.10. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả của áo nẹp
CAEN trong điều trị vẹo cột sống vô căn. …………………………………………… 41
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… 43
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………….. 43
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân …………………………………………………… 43
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………. 43
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 44
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 44
2.2.2. Cỡ mẫu: ……………………………………………………………………………… 44
2.2.3. Khám …………………………………………………………………………………. 44
2.2.4. Điều trị ……………………………………………………………………………….. 47
2.2.5. Đánh giá kết quả điều trị ………………………………………………………. 57
2.3. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 58
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU ………………………………………………………………………. 60
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU: ………………………………………….. 60
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………. 61
3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ X- QUANG BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU … 61
3.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới ……………………………………………………….. 61
3.1.2. Đặc điểm loại đường cong và hướng đường cong của vẹo cột sống .. 62
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo độ Risser …………………………………………. 65
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo sự xoay đốt đỉnh……………………………….. 65
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo góc vẹo ……………………………………………. 66
3.1.6. Sự thăng bằng trục ……………………………………………………………….. 67
3.1.7. Đánh giá sự đồng thuận điều trị của bệnh nhân ……………………….. 67
3.2. Đánh giá kết quả điều trị của áo nẹp CAEN …………………………………. 68
3.2.1. Kết quả nắn chỉnh ban đầu của áo nẹp CAEN …………………………. 68
3.2.2 Kết quả điều trị …………………………………………………………………….. 71
3.3. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị …………………………. 74
3.3.1. Kết quả điều trị liên quan với tuổi và giới tính ……………………….. 74
3.3.2 Kết quả điều trị liên quan với loại và hướng đường cong ………… 75
3.3.3 Kết quả điều trị liên quan với dấu risser và sự xoay đốt đỉnh ……. 77
3.3.4 Kết quả điều trị liên quan với góc vẹo và thăng bằng thân mình . 78
3.3.5 Kết quả điều trị liên quan với khả năng nắn chỉnh ban đầu ………. 81
3.3.6 Kết quả điều trị liên quan với thời gian mang nẹp …………………… 84
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………….. 88
4.1. VỀ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ X – QUANG CỦA BỆNH
NHÂN NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………….. 88
4.1.1. Giới tính……………………………………………………………………………… 88
4.1.2. Tuổi …………………………………………………………………………………… 89
4.1.3. Tuổi và giới tính ………………………………………………………………….. 89
4.1.4. Loại đường cong …………………………………………………………………. 90
4.1.5. Hướng của đường cong ………………………………………………………… 91
4.1.6. Dấu Risser và tuổi ……………………………………………………………….. 92
4.1.7. Phân bố bệnh nhân theo góc vẹo và sự xoay của đốt đỉnh ………… 94
4.2. VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ…………………………………………………………… 95
4.2.1. Nắn chỉnh ban đầu trong áo nẹp …………………………………………….. 95
4.2.2. Về kết quả điều trị ……………………………………………………………….. 97
4.2.3. Các tác dụng không mong muốn của việc mang áo nẹp ………….. 104
4.3. VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ……. 106
4.3.1. Kết quả điều trị và giới tính ………………………………………………… 106
4.3.2. Tuổi và kết quả điều trị ………………………………………………………. 106
4.3.2. Liên quan giữa kết quả và loại đường cong …………………………… 107
4.3.3. Hướng đường cong và kết quả điều trị ………………………………….. 108
4.3.4. Dấu Risser và kết quả điều trị ……………………………………………… 108
4.3.5. Mức độ xoay của đốt đỉnh và kết quả điều trị ………………………… 109
4.3.6. Góc vẹo và kết quả điều trị …………………………………………………. 110
4.3.7. Thăng bằng của thân mình và hiệu quả điều trị ……………………… 111
4.3.8. Khả năng nắn chỉnh ban đầu trong áo nẹp và kết quả điều trị ….. 112
4.3.9. Thời gian mang áo nẹp và kết quả điều trị …………………………….. 113
4.3.10. Mối quan hệ đa biến giữa các yếu tố tiên lượng …………………… 116
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 118
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………. 120
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ ………………………………………………………………………………………….. 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mối tương quan giữa tuổi và dấu Risser: …………………………….. 16
Bảng 1.2. Liên quan giữa góc vẹo và sự tăng nặng của VCS vô căn. …….. 20
Bảng 1.3. Liên quan giữa độ lớn đường cong và dấu Risser với sự tăng
nặng của vẹo cột sống ……………………………………………………….. 20
Bảng 1.4. Chỉ định điều trị bằng áo nẹp với độ lớn đường cong ……………. 33
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính ……………………………………….. 61
Bảng 3.2. Phân bố tuổi bệnh nhân theo giới ……………………………………….. 62
Bảng 3.3. Sự phân bố các loại đường cong …………………………………………. 62
Bảng 3.4. Sự phân bố hướng đường cong …………………………………………… 62
Bảng 3.5. Sự phân bố hướng đường cong theo loại đường cong ……………. 63
Bảng 3.6. Sự phân bố loại đường cong theo hướng đường cong ……………. 64
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo độ Risser ………………………………………. 65
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo sự xoay đốt đỉnh ……………………………. 65
Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo góc vẹo ………………………………………… 66
Bảng 3.10. Sự thăng bằng của thân mình ……………………………………………… 67
Bảng 3.11. Sự đồng thuận điều trị của bệnh nhân …………………………………. 67
Bảng 3.12. So sánh góc COBB của 2 nhóm mang áo nẹp 10-12 giờ và
13-16 giờ …………………………………………………………………………. 68
Bảng 3.13. Kết quả nắn chỉnh ban đầu của áo nẹp CAEN ……………………… 68
Bảng 3.14. Khả năng nắn chỉnh ban đầu của áo nẹp CAEN theo giới ……… 69
Bảng 3.15. Khả năng nắn chỉnh ban đầu theo loại đường cong……………….. 70
Bảng 3.16. Khả năng nắn chỉnh ban đầu giữa 2 nhóm mang áo nẹp ………… 71
Bảng 3.17. Kết quả điều trị ………………………………………………………………… 71
Bảng 3.18. Hiệu góc vẹo trước và sau điều trị ………………………………………. 72
Bảng 3.19. Tác dụng không mong muốn của áo nẹp CAEN …………………… 73
Bảng 3.20. Tính an toàn của áo nẹp …………………………………………………….. 73
Bảng 3.21. Kêt quả điều trị liên quan giới tính ……………………………………… 74
Bảng 3.22. Kêt quả điều trị liên quan tuổi bệnh nhân …………………………….. 75
Bảng 3.23. Kêt quả điều trị liên quan loại đường cong ………………………….. 75
Bảng 3.24. Kêt quả điều trị liên quan hướng đường cong ………………………. 76
Bảng 3.25. Kêt quả điều trị liên quan dấu Risser …………………………………… 77
Bảng 3.26. Kêt quả điều trị liên quan sự xoay đốt đỉnh ………………………….. 77
Bảng 3.27. Kêt quả điều trị liên quan góc vẹo ………………………………………. 78
Bảng 3.28. Quan hệ góc vẹo – kết quả – dấu Risser ……………………………….. 79
Bảng 3.29. Mối liên quan kết quả điều trị với sự thăng bằng của thân mình ….. 80
Bảng 3.30. Kêt quả điều trị liên quan khả năng nắn chỉnh ban đầu ………….. 81
Bảng 3.31. Kêt quả điều trị liên quan thời gian mang nẹp ………………………. 84
Bảng 3.32. Hiệu hai góc vẹo và số giờ mang nẹp ………………………………….. 85
Bảng 3.33. Mối liên quan đa biến giữa góc COBB, sự xoay đốt đỉnh, kết
quả nắn đầu, thăng bằng thân mình, giờ mang nẹp với kết quả
điều trị …………………………………………………………………………….. 87
Bảng 4.1. Kết quả điều trị tốt của áo nẹp Wilmington với 2 chế độ: …….. 101
Bảng 4.2. kết qủa điều trị của áo nẹp Milwaukee toàn thời gian theo
Lonstein và Winter ………………………………………………………….. 111
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Mối liên quan giữa sự tăng nặng của VCS vô căn và dấu Risser .. 19
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi …………………………………………… 61
Biểu đồ 3.2. Sự phân bố hướng đường cong theo loại đường cong ………… 63
Biểu đồ 3.3. Phân bố các loại đường cong theo hướng …………………………. 64
Biểu đồ 3.4. Mối liên quan góc vẹo và sự xoay của đốt đỉnh ………………… 66
Biểu đồ: 3.5. Khả năng nắn chỉnh ban đầu của áo nẹp CAEN theo tuổi ….. 69
Biểu đồ 3.6. Liên quan giữa nắn chỉnh ban đầu và loại đường cong ………. 70
Biểu đồ 3.7. Kêt quả điều trị liên quan giới tính ………………………………….. 74
Biểu đồ 3.8. Kêt quả điều trị liên quan xoay đốt đỉnh ………………………….. 78
Biểu đồ 3.9. Kêt quả điều trị liên quan góc vẹo …………………………………… 79
Biểu đồ 3.10. Mối liên quan sự thăng bằng thân mình và hiệu quả điều trị …… 80
Biểu đồ 3.11. Mối liên quan sự nắn chỉnh ban đầu đến kết quả điều trị ……. 82
Biểu đồ 3.12. Biểu đồ phân tán giữa nắn chỉnh ban đầu trong nẹp và hiệu
2 góc vẹo sau và trước điều trị ………………………………………… 83
Biểu đồ 3.13. Kêt quả điều trị liên quan thời gian mang nẹp ………………….. 85
Biểu đồ 3.14. Liên quan đa biến giữa góc vẹo, nắn chỉnh ban đầu trong
nẹp và kết quả điều trị. ………………………………………………….. 86
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cột sống nhìn trước, nghiêng và sau …………………………………….. 4
Hình 1.2. Dấu Risser ……………………………………………………………………….. 15
Hình 1.3 Tính độ xoay của đốt sống theo Nash và Moe ……………………… 24
Hình 1.4. Bàn lăn cho VCSTP nhũ nhi ………………………………………………. 25
Hình 1.5. Lớp học nằm cho trẻ vẹo cột sống vô căn ……………………………. 25
Hình 1.6 Khung kéo dãn …………………………………………………………………. 27
Hình 1.7 Áo nẹp Milwaukee ……………………………………………………………. 36
Hình 1.8 Áo nẹp Boston …………………………………………………………………. 37
Hình 1.9 Áo nẹp Wilmington ………………………………………………………….. 37
Hình 1.10 Ao nẹp Cheneau ……………………………………………………………….. 38
Hình 1.11 Ao nẹp Charleston ……………………………………………………………. 39
Hình 1.12 Áo nẹp CAEN ………………………………………………………………….. 41
Hình 2.1. Thước đo góc Cobb. …………………………………………………………. 45
Hình 2.2. và Hình 2.3. Đo kích thước …………………………………………………… 49
Hình 2.4. Lấy mẫu đo áo nẹp ……………………………………………………………. 50
Hình 2.5. Tạo cốt âm……………………………………………………………………….. 50
Hình 2.6. Đổ cốt dương …………………………………………………………………… 51
Hình 2.7 và 2.8: Chỉnh sửa đường cong ………………………………………………… 51
Hình 2.9. Tạo hình áo nẹp bằng phương pháp hút chân không ……………… 52
Hình 2. 10 và 11 Chỉnh sửa tạo cửa sổ, để hở lồng ngực, mài nhẵn ………….. 52
Hình 2.12. Bệnh nhân mang thử áo nẹp ………………………………………………. 53
Hình 1.13. Áo nẹp CAEN hoàn chỉnh …………………………………………………. 53
Hình 2.14: Bài tập– Kéo dãn cột sống …………………………………………………. 54
Hình 2.15: Bài tập vật lý trị liệu – Kéo giãn cơ xoay đốt sống ……………….. 54
Hình 2.16: Bài tập vật lý trị liệu – Kéo giãn cơ ngực …………………………….. 55
Hình 2.17: Bài tập vật lý trị liệu – Kéo giãn cơ thang trên ……………………… 55
Hình 2.18: Bài tập vật lý trị liệu – Kéo giãn cơ ức đòn chum …………………. 55
Hình 2.19: Bài tập vật lý trị liệu kéo giãn nhóm cơ ụ ngồi – cẳng chân …… 56
Hình 2.20: Bài tập vật lý trị liệu – Kẽo giãn cơ thẳng đùi ………………………. 56
Hình 2.21: Bài tập vật lý trị liệu – Tập mạnh cơ lưng ……………………………. 56
Hình 2.22: Bài tập vật lý trị liệu – Tập mạnh cơ bụng …………………………… 57
Hình 2.23: Bài tập vật lý trị liệu – Tập mạnh nhóm cơ yếu ……………………. 57
Hình 2.24: Bài tập vật lý trị liệu – Đu xà có đai trợ giúp ……………………….. 5
ÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Đỗ Trọng Ánh (2013), “Hiệu quả nắn chỉnh vẹo cột sống tiên phát ở
trẻ em của áo nẹp caen” Tạp chí Y học thực hành, JPM số 3 (864). Tr
171-73
2. Cao Minh Châu (1995). Phục hồi chức năng vẹo cột sống. Vật lý trị
liệu, phục hồi chức năng; Nhà xuất bản y học: tr 527-533.
3. Trịnh Quang Dũng; (2015); Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cho trẻ
vẹo cột sống không rõ nguyên nhân bằng áo nẹp chỉnh hình TLSO);
Luận án tiến sĩ y học
4. Trần Quang Hiển. (2015). Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột
sống vô căn bằng dụng cụ có cấu hình toàn ốc chân cung. Luận án tiến
sỹ y học; Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Lê kính (1991). Phục hồi chức năng vẹo cột sống. Bài giảng phục hồi
chức năng; Nhà xuất bản y học: tr 470-478.
6. Nguyển Hoàng Long. (2015). Nghiên cứu điều trị phẫu thuật vẹo cột
sống vô căn bằng cấu hình toàn vít qua cuống đốt sống. Luận án tiến sỹ
y học. Trường Đại học Y Hà Nội
7. Nguyễn Thế Luyến (2001). Vị trí của phẫu thụât kết hợp xương kinh
điển trong điều trị vẹo cột sống, Y học TP Hồ Chí Minh; Phụ bản số 4;
tập 5: tr.119-122.
8. Nguyễn Thế Luyến (2002). Điều trị tật vẹo cột sống cấu trúc bằng
phẫu thuật Harrington – Luque. Luận án tiến sỹ y học; Trường Đại Học
Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
9. Phạm Văn Minh (2002). Đánh giá bước đầu về hiệu quả của áo nẹp
chỉnh hình ngực – thắt lưng – cùng (TLSO) trong điều trị bệnh nhân vẹo
cột sống tự phát. Tạp chí y học thực hành, số 4, 40 – 44.
10. Đào Thị Mùi, Trần Văn Dần (2005). Nghiên cứu về bệnh cong vẹo
cột sống ở học sinh phổ thông Hà Nội, thực trạng và giải pháp dự
phòng. Đề tài cấp Bộ Y tế, Hà Nội.
11. Võ Văn Thành (2002). Bước đầu thực hiện phẫu thuật nắn chỉnh vẹo
cột sống trong không gian 3 chiều bằng lối sau tại Thành Phố Hồ Chí
Minh-Việt nam. Tạp chí Ngoại khoa Việt Nam: tr 239- 250
12. Võ Văn Thành (2003). Mini- open anterior thoracic and lumbar
approaches with two parallel incision for thoracolumbar scoliotic
correction. Report of the first two cases in HCM City VN. Hội nghị
chuyên đề và tập huấn cột sống học lần VIII- Hội chấn thương chỉnh
hình Châu Á –Thái Bình Dương, TPHCM: tr 41-42.
13. Võ Văn Thành, Ngô Minh Lý, Trần Quang Hiển, Âu Dương Huy, Hồ
Hữu Dũng, Phạm Ngọc Công, Lê Minh Trí, Phạm Trần Thường, Võ
Ngọc Thiên Ân, Phạm Văn Nên (2005). Điều trị phẫu thuật vẹo cột
sống nặng bằng dụng cụ nắn chỉnh trong không gian ba chiều lối sau.
Tạp chí Y Học Việt Nam tháng 9/2005: tr 44-61
14. Vũ Tam Tỉnh (1994). Khung căng sọ chậu, một phương tiện điều trị dị
tật của cột sống. Luận văn chuyên khoa cấp II nghành chấn thương
chỉnh hình, Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
15. Trịnh Minh Tú, Đỗ Trọng Ánh, (2019),”đánh giá tỉ lệ vẹo cột sống
của học sinh tại 08 trường ở quận Tân Bình và Tân Phú Tp.HCM”; Hội
Nghị Khoa Học Phục Hồi Chức Năng – Cách Tiếp Cận Đa Chuyên
Ngành Tp.HCM 27/9/2019