Nghiên cứu ứng dụng đường mổ nội soi qua xoang bướm trong phẫu thuật u tuyến yên
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu ứng dụng đường mổ nội soi qua xoang bướm trong phẫu thuật u tuyến yên.U tuyến yên là các khối u xuất phát từ thùy trước tuyến yên, phần lớn lành tính, chiếm tỉ lệ 10-15% các u nội sọ [1],[2],[3],[4]. U tuyến yên được chia thành hai nhóm: u tăng tiết và u không tăng tiết hormone [5]. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là rối loạn nội tiết, suy tuyến yên, chèn ép các cấu trúc xung quanh, từ đó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Các phương pháp điều trị u tuyến yên bao gồm: nội khoa, xạ trị và phẫu thuật trong đó phẫu thuật là biện pháp quan trọng và hiệu quả.
Phẫu thuật u tuyến yên gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm do vị trí u ở vùng chức năng, liên quan đến nhiều cấu trúc mạch máu, thần kinh quan trọng. Trước đây u tuyến yên được phẫu thuật theo đường mở nắp sọ, tuy nhiên do tỉ lệ tử vong và biến chứng cao nên hiện nay chỉ còn áp dụng cho một số trường hợp [6]. Từ những năm 60 của thế kỷ 20, đường mổ qua xoang bướm với kính hiển vi phẫu thuật đã được áp dụng rộng rãi [7],[8],[9],[10]. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng đường mổ này cũng còn hạn chế về khả năng lấy u, đồng thời cũng gây ra nhiều biến chứng mũi xoang. Theo các nghiên cứu [11],[12],[13],[14] đường mổ này có 35-50% biến chứng sập tháp mũi, ngạt tắc mũi, làm giảm hoặc mất ngửi… điều này làm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đường mổ nội soi qua xoang bướm được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1992 và ngày nay đang được ứng dụng rộng rãi khắp thế giới [15],[16]. Kết quả cho thấy có khả năng lấy u tốt hơn, hạn chế biến chứng, rút ngắn thời gian phẫu thuật [17],[18],[19],[20],[21]. Tuy nhiên đường mổ này cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức khi gặp các biến thể của xoang bướm và các cấu trúc lân cận như động mạch cảnh trong, dây thần kinh thị giác. Theo các nghiên cứu ở người bình thường, 20-25% động mạch cảnh trong và 4-6% dây thần kinh thị giác lồi trần tự nhiên vào trong lòng xoang bướm [22],[23]. Các khối u tuyến yên khi xâm lấn ra xung quanh có thể làm biến dạng, thay đổi hình thái giải phẫu của các cấu trúc này từ đó nguy cơ bị tổn thương trong phẫu thuật tăng lên. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy tỉ lệ tử vong là 0,5%, chảy máu 5,2%, tổn thương dây thần kinh sọ não 1% [24]. Do vậy việc nghiên cứu về hình thái giải phẫu xoang bướm và các cấu trúc xung quanh có ý nghĩa rất quan trọng, giúp lựa chọn đường mổ, cảnh báo những nguy hiểm, dự kiến trước những khó khăn để hạn chế các tai biến có thể xảy ra.
Dù là phương pháp xâm lấn tối thiểu, đường mổ qua đường mũi – xoang bướm, này cũng có ảnh hưởng đến chức năng mũi xoang. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các biến chứng hay gặp là: viêm mũi xoang, rối loạn ngửi, xơ dính hốc mũi [25],[26]. Tại Việt Nam đường mổ này đã trở nên phổ biến tại các bệnh viện, tuy nhiên vấn đề này chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều [27],[28],[29]. Sự cần thiết có một nghiên cứu để đánh giá một cách toàn diện, chính xác để từ đó rút kinh nghiệm và đưa ra các khuyến cáo nhằm để hạn chế các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Xuất phát từ tính cấp thiết của các vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng đường mổ nội soi qua xoang bướm trong phẫu thuật u tuyến yên”
Với hai mục tiêu
1. Mô tả hình thái giải phẫu mũi – xoang bướm ở bệnh nhân u tuyến yên qua nội soi và cắt lớp vi tính
2. Đánh giá sự ảnh hưởng đến chức năng mũi xoang của đường mổ nội soi qua xoang bướm trong phẫu thuật u tuyến yên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐƯỜNG MỔ NỘI SOI QUA XOANG BƯỚM 3
1.1.1. Thế giới 3
1.1.2. Việt Nam 4
1.2. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU HỐC MŨI, XOANG BƯỚM & VÙNG HỐ YÊN 5
1.2.1. Giải phẫu hốc mũi 5
1.2.2. Giải phẫu xoang bướm 8
1.2.3. Giải phẫu vùng hố yên 17
1.3. CHỨC NĂNG SINH LÝ MŨI XOANG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 22
1.3.1. Chức năng sinh lý mũi xoang 22
1.3.2. Một số phương pháp đánh giá chức năng sinh lý mũi xoang 23
1.4. BỆNH HỌC U TUYẾN YÊN 25
1.4.1. Phân loại 25
1.4.2. Chẩn đoán 26
1.4.3. Chẩn đoán phân biệt 29
1.4.4. Các phương pháp điều trị 29
1.5. PHẪU THUẬT U TUYẾN YÊN BẰNG ĐƯỜNG MỔ QUA XOANG BƯỚM 33
1.5.1. Các đường mổ qua xoang bướm 33
1.5.2. Các biến chứng của đường mổ qua xoang bướm 36
1.5.3. Cách xử trí các biến chứng 38
1.6. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƯỜNG MỔ NỘI SOI QUA XOANG BƯỚM ĐẾN CHỨC NĂNG MŨI XOANG 39
1.6.1. Chảy máu mũi 39
1.6.2. Xơ dính hốc mũi 40
1.6.3. Rối loạn ngửi 41
1.6.4. Viêm, u nhày xoang bướm 41
1.6.5. Viêm mũi xoang 42
1.6.6. Viêm mũi teo 42
1.6.7. Thủng vách ngăn mũi 42
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 43
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 43
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 43
2.1.3. Các bước tuyển chọn bệnh nhân vào nghiên cứu 44
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 45
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 45
2.2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 45
2.2.4. Các bước nghiên cứu 45
2.2.5. Phương tiện nghiên cứu 46
2.2.6. Qui trình phẫu thuật theo đường mổ nội soi qua xoang bướm 48
2.2.7. Các thông số nghiên cứu và cách đánh giá. 54
2.2.8. Phương pháp thu thập và xử lý kết quả 62
2.2.9. Đạo đức nghiên cứu 62
2.2.10. Những sai số và cách khắc phục 63
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 64
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 64
3.1.1. Tuổi 64
3.1.2. Giới 64
3.1.3. Tiền sử điều trị u tuyến yên 65
3.1.4. Triệu chứng cơ năng thường gặp 65
3.2. KẾT QUẢ NỘI SOI MŨI 66
3.2.1. Tình trạng hốc mũi 66
3.2.2. Vị trí và số lượng lỗ thông xoang bướm 67
3.2.3. Khoảng cách từ lỗ thông xoang bướm đến tiểu trụ 67
3.3. KẾT QUẢ VỀ HÌNH THÁI XOANG BƯỚM VÀ CÁC CẤU TRÚC LIÊN QUAN TRÊN PHIM CLVT 67
3.3.1. Loại xoang bướm theo mức độ thông khí 67
3.3.2. Số lượng vách ngăn xoang bướm 68
3.3.3. Vị trí chân bám của vách ngăn xoang bướm 69
3.3.4. Hình ảnh tổn thương trong xoang bướm 71
3.3.5. Hình ảnh tổn thương thành xương của xoang bướm 72
3.3.6. Tế bào sàng bướm (Tế bào Onodi) 72
3.3.7. Hình thái động mạch cảnh trong 73
3.3.8. Hình thái động mạch cảnh trong liên quan đến khối u 74
3.3.9. Hình thái dây thần kinh thị giác 74
3.3.10. Hình thái dây thần kinh thị giác liên quan đến khối u 75
3.3.11. Hình thái hố yên 76
3.3.12. Tình trạng sàn hố yên 77
3.3.13. Kích thước khối u tuyến yên 77
3.3.14. Hướng phát triển của khối u 78
3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 78
3.4.1. Đường vào hố yên 78
3.4.2. Thời gian phẫu thuật 78
3.4.3. Các biến chứng phẫu thuật 79
3.4.4. Kết quả mô bệnh học khối u sau phẫu thuật 79
3.4.5. Kết quả lấy u sau phẫu thuật 80
3.4.6. Đánh giá hình thái giải phẫu mũi xoang sau phẫu thuật 80
3.4.7. Đánh giá chức năng mũi xoang sau phẫu thuật 83
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 86
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 86
4.1.1. Tuổi 86
4.1.2. Giới 86
4.1.3. Tiền sử 87
4.1.4. Triệu chứng cơ năng 87
4.2. KẾT QUẢ NỘI SOI MŨI VÀ CHỤP CLVT MŨI XOANG 88
4.2.1. Kết quả nội soi mũi 88
4.2.2. Kết quả chụp CLVT mũi xoang 90
4.3. PHẪU THUẬT NỘI SOI U TUYẾN YÊN QUA XOANG BƯỚM 100
4.3.1. Đường vào hố yên 100
4.3.2. Thời gian phẫu thuật 100
4.3.3. Các biến chứng phẫu thuật 101
4.3.4. Kết quả mô bệnh học 104
4.3.5. Đánh giá kết quả lấy u tuyến yên 105
4.3.6. Đánh giá ảnh hưởng của đường mổ nội soi đến mũi xoang 106
4.3.7. Những thuận lợi, hạn chế của đường mổ nội soi qua xoang bướm và cách khắc phục 112
KẾT LUẬN 116
KIẾN NGHỊ 118
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 120
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố về tuổi 64
Bảng 3.2. Phân bố về giới 64
Bảng 3.3. Tiền sử điều trị u tuyến yên 65
Bảng 3.4. Triệu chứng cơ năng thường gặp 65
Bảng 3.5. Tình trạng hốc mũi 66
Bảng 3.6. Khoảng cách từ lỗ thông xoang bướm đến tiểu trụ 67
Bảng 3.7. Loại xoang bướm 67
Bảng 3.8. Số lượng vách ngăn xoang bướm 68
Bảng 3.9. Vị trí chân bám của vách ngăn xoang bướm 69
Bảng 3.10. Hình ảnh tổn thương trong xoang bướm 71
Bảng 3.11. Hình ảnh tổn thương thành xương của xoang bướm 72
Bảng 3.12. Tế bào sàng bướm 72
Bảng 3.13. Hình thái động mạch cảnh trong liên quan đến xoang bướm 73
Bảng 3.14. Hình thái động mạch cảnh trong liên quan đến khối u 74
Bảng 3.15. Hình thái dây thần kinh thị giác liên quan đến xoang bướm 74
Bảng 3.16. Dây thần kinh thị giác liên quan đến khối u 75
Bảng 3.17. Hình thái hố yên 76
Bảng 3.18. Tình trạng sàn hố yên 77
Bảng 3.19. Kích thước khối u tuyến yên 77
Bảng 3.20. Hướng phát triển của khối u 78
Bảng 3.21. Thời gian phẫu thuật 78
Bảng 3.22. Biến chứng phẫu thuật 79
Bảng 3.23. Kết quả mô bệnh học khối u sau phẫu thuật 79
Bảng 3.24. Kết quả lấy khối u sau phẫu thuật 80
Bảng 3.25. Hình thái cuốn mũi sau phẫu thuật 81
Bảng 3.26. Hình thái niêm mạc mũi 82
Bảng 3.27. Hình thái xoang bướm 83
Bảng 3.28. Mức độ ngạt mũi trước và sau phẫu thuật 83
Bảng 3.29. Đánh giá chức năng ngửi bằng bộ thử mùi PEA 84
Bảng 3.30. Triệu chứng chảy mũi 85
Bảng 3.31. Các biến chứng mũi xoang 85
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các cuốn mũi và ngách mũi 6
Hình 1.2. Biểu mô ngửi 8
Hình 1.3. Các loại xoang bướm 9
Hình 1.4. Lỗ thông xoang bướm qua nội soi 10
Hình 1.5. Khoảng cách giữa lỗ thông xoang bướm và tiểu trụ 10
Hình 1.6. Các hình thái vách ngăn xoang bướm 11
Hình 1.7. Vách ngăn xoang bướm gắn vào lồi động mạch cảnh trong 12
Hình 1.8. Thành trước xoang bướm 13
Hình 1.9. Thành trên xoang bướm 13
Hình 1.10. Liên quan của động mạch cảnh trong với thành ngoài xoang bướm 15
Hình 1.11. Thành bên xoang bướm 16
Hình 1.12. Niêm mạc xoang bướm 16
Hình 1.13. Hố yên nhìn từ trên xuống 17
Hình 1.14. Các thành phần trong hố yên 19
Hình 1.15. Xoang tĩnh mạch hang và các thành phần bên trong 20
Hình 1.16. Các mạch máu vùng hố yên và đa giácWillis 21
Hình 1.17. Đường mở nắp sọ 31
Hình 1.18. Đường mổ dưới niêm mạc vách ngăn mũi vào xoang bướm 33
Hình 1.19. Đường mổ qua rãnh lợi môi trên, vách ngăn vào xoang bướm 33
Hình 1.20. Đường mổ nội soi qua lỗ thông tự nhiên của xoang bướm 34
Hình 2.1. Bộc lộ ngách bướm sàng và lỗ thông xoang bướm 49
Hình 2.2. Đông điện niêm mạc lỗ thông xoang bướm 49
Hình 2.3. Lấy đi phần sau sụn vách ngăn mũi 50
Hình 2.4. Mở rộng lỗ thông xoang bướm bên đối diện 50
Hình 2.5. Lấy mào xương bướm 50
Hình 2.6. Lấy vách ngăn xoang bướm 51
Hình 2.7. Bóc tách niêm mạc xoang bướm bộc lộ hố yên 51
Hình 2.8. Bộc lộ hố yên 52
Hình 2.9. Mở cửa sổ xương ở hố yên và bộc lộ màng não cứng. 52
Hình 2.10. Lấy u tuyến yên bằng thìa nạo vòng 53
Hình 2.11. Bịt lấp rò dịch não tủy bằng mỡ bụng 53
Hình 2.12. Đặt lại cuốn mũi giữa và trên về vị trí ban đầu 54
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 2.1. Hệ thống phẫu thuật nội soi và máy định vị thần kinh 46
Ảnh 2.2. Máy chụp CLVT 46
Ảnh 2.3. Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang 47
Ảnh 2.4. Bộ dụng cụ phẫu thuật u tuyến yên 47
Ảnh 2.5. Gương Glatzel 47
Ảnh 2.6. Bộ test ngửi PEA 48
Ảnh 3.1. Xoang bướm trước yên 68
Ảnh 3.2. Xoang bướm sau yên 68
Ảnh 3.3. Xoang bướm 2 vách ngăn 69
Ảnh 3.4. Xoang bướm 3 vách ngăn 69
Ảnh 3.5. Vách ngăn bám vào vách xương ống động mạch cảnh trong 70
Ảnh 3.6. Vách ngăn bám vào vách xương của ống thần kinh thị giác trái 70
Ảnh 3.7. Hình ảnh xoang bướm mờ do u xâm lấn 71
Ảnh 3.8. Động mạch cảnh trong lồi vào XB bên trái không có vỏ xương 73
Ảnh 3.9. Dây TK thị giác lồi vào lòng xoang bướm 2 bên không có vỏ xương 75
Ảnh 3.10. Hố yên giãn rộng 76
Ảnh 3.11. Cuốn mũi xơ dính vào vách ngăn 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aghi M & Barker FG (2006). Benign adult brain tumors: an evidence-based medicine review. Neurological Surgery (19), 80–96.
2. Jagannathan J, & Laws ER Jr. (2007) Benign brain tumors: sellar/parasellar tumors. Neurologic Clinics (25), 1231–1249.
3. Kleihues P, Burger PC, Scheithauer BW (1993). The new WHO classification of brain tumours. Brain Pathology (3), 255-68,
4. Laws ER, Ezzat S, Rio LM, Michael L, Knutzen R (2013). Pituitary Disorders – Diagnosis and Management. Wiley-Blackwell; London, 357-368.
5. Lopes MBS (2017). Overview of the 2017 WHO Classification of Pituitary Tumors. Acta Neuropathol. Oct;134(4):521-535.
6. Couldwell.WT (2004). Transcranial and Transsphenoidal Surgery for Pituitary Adenomas. Journal of Neuro-Oncology, August, 69, 1-3, 227–225
7. Liu JK et al. (2005) Harvey Cushing and Oskar Hirsch: early forefathers of modern transsphenoidal surgery. J Neurosurg;103(6):1096–1104
8. Prevedello DM, Doglietto F, Jane JA, et al (2007). History of endoscopic skull base surgery: its evolution and current reality. J Neurosurg; 107(1):206–213
9. Liu JK, Das K, Weiss MH, Laws ER, Couldwell WT.(2001). The history and evolution of transsphenoidal surgery. J Neurosurg; 95(6):1083–1096
10. Gandhi CD, Christiano LD, Eloy JA, Prestigiacomo CJ, Post KD (2009). The historical evolution of transsphenoidal surgery: facilitation by technological advances. Neurosurg Focus; 27(3)
11. Postalci.L et al (2016). Late posoperative rhinological complications after microscopic transnasal hypophysectomy, Turk Neurosurg, 6, 1-5
12. Nabe-Nielsen. J (1989), Nasal complication after transsphenoidal surgery for pituitary pathologies, Acta Neurochir, 96, 122-125.
13. Ikeda.K et al (1999). Nasal airway resistance and olfactory acuity following trassphenoidal pituitary surgery, American Journal of Rhinology, 13, 45-48
14. Laws ER (1976). Complication of transsphenoidal surgery, Cli Neurosurg, 23, 401-406
15. Jankowski R, Auque I, Simon C (1992) Endoscopic pituitary tumor surgery, Laryngoscope, 102, 198-202
16. Jho HD, Carrau RL (1997) Endoscopic endonasal transsphenoidal surgery: experience with 50 patients, J Neurosurg (87): 44-51
17. Zada G, Kelly DF, Cohan P, et al. (2003). Endonasal transsphenoidal approach for pituitary adenomas and other sellar lesions: an assessment of efficacy, safety, and patient impressions. J Neurosurg, 98, 350–358.
18. Dusick JR, Esposito F, Mattozo CA, et al. (2006). Endonasal transsphenoidal surgery: the patient’s perspective-survey results from 259 patients. Surg Neurol, 65, 332–342.
19. Graham. M et al (2009). Endoscopic approach for pituitary surgery improves rhinologic outcomes. Annals of Oto Rhino & Laryngo, Sep, 118, 9, 630-635
20. Mortini.P, Losa.M, Barzaghi.R, Boari.N, Giovanelli.M (2005), “Results of transsphenoidal surgery in a large series of patients with pituitary adenoma”.Neurosurgery, 56, 1222-1233.
21. Wang.F, Zhou.T, Wei.S, Meng.X, Zhang.J, Hou.Y, Sun.G (2015),“Endoscopic endonasal transsphenoidal surgery of 1,166 pituitary adenomas”.Surg Endosc, 29, 1270-1280.
22. Ossama, Filky Lobna et all (2008). Anatomic variations of the sphenoid sinus and their impact on tran-sphenoid pituitary surgery, J. Skull base, January 18(1), 9-15
23. Sareen D, Agarwal A, Kaul K (2005). Study of sphenoid sinus anatomy in relation to endoscopic surgery, International Journal Morphology, 23 (3), 261-266.
24. Senior. A Brent et all (2008), Minimally Invasive Pituitary Surgery, Laryngoscope (118), October, 1842-1855
25. You Cheng et all (2017). Analyses and treatments of postoperative nasal complications after endonasal transsphenoidal resection of pituitary neoplasms. Medicine (Baltimore, Apr ; 96(15), 6614 – 6620.
26. Zhong Ailing et all (2016). The complications of endoscopic transsphenoidal surgery for pituitary neoplasms. Int.J.Clin.Exp. Med , 9(10), 2026-2031
27. Trần Quang Trung (2013). Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên tại bệnh viện đại học Y Hà Nội. Luận văn thạc sỹ y học. Trường đại học Y Hà Nội.
28. Nguyễn Xuân Nam (2016). Đánh giá kết quả phẫu thuật u tuyến yên gằng nội soi có sử dụng định vị từ đường qua xoang bướm, Luân văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường đại học Y Hà Nội.
29. Phạm Anh Tuấn (2017). Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên, Luận án tiến sĩ Y học, trường đại học Y Dược – Thành phố Hồ Chí Minh.
30. Hardy J. (1967). Surgery of the pituitary gland, using the open trans-sphenoidal approach. Comparative study of 2 technical methods. Ann Chir; 21, 1011–1022.
31. Vũ Tự Huỳnh & cộng sự (1988) Một số nhận xét về u tuyến yên và vùng hố yên phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức từ 1/1991- 6/1996, Y học Việt Nam, 6, 97-104.
32. Nguyễn Phong & Võ Văn Nho (2005). Kết quả mổ u tuyến tuyến yên qua xoang bướm, Tạp chí Y học thực hành, 9, 27-30.
33. Lý Ngọc Liên & cộng sự (2002) Nhận xét bước đầu về kết quả mổ u tuyến yên bằng đường qua xoang bướm, Tạp chí Y học thực hành, 417, 22-23.
34. Lý Ngọc Liên (2003) .Nghiên cứu áp dụng phương pháp mổ u tuyến yên qua đường xoang bướm tại bệnh viện Việt Đức từ 2000-2002. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II. Trường đại học Y Hà Nội.
35. Trần Minh Trường, Nguyễn Hữu Dũng (2007). Phẫu thuật u tuyến yên qua nội soi đường xuyên xoang bướm, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 11 (1), 74-78.
36. Trần Trọng Uyên Minh, Trần Viết Luân, Nguyễn Thị Quỳnh Lan (2010): Phẫu thuật nội soi u tuyến yên qua đường xoang bướm, Báo cáo hội nghị mũi xoang Châu Á tại thành phố Hồ Chí Minh, 13-18.
37. Kiều Đình Hùng, Nguyễn Tiến Hùng (2011) , Ứng dụng nội soi trong phẫu thuật u tuyến yên tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Y học thực hành, 14 -20.
38. Kiều Đình Hùng & cộng sự (2012). Phẫu thuật nội soi u vùng hố yên tại Bệnh viện Đại hoc Y Hà Nội, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 35-40.
39. Đồng Văn Hệ & cộng sự (2011). Phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến yên. Y học thực hành , 774, 7, 144-147.
40. Đồng Văn Hệ (2014). Phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến yên. Y Học TP. Hồ Chí Minh ,18 (6), 275-279.
41. Kennedy. D (2012). Diseases of the Nose, Sinuses and Skull Base. Rhinology. Thieme., New York, 21-69.
42. European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps 2012. Rhinology, 58, Supplement 23 March 2012
43. Sobol. Steven (2002). Olfaction disfunction. The Canadian Journal of Diagnosis, August, 55-63.
44. Holbrook E.H, Leopold D.A. (2006). An updated review of clinical olfaction. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg, 14(1), 23–28.
45. Singh.A, Roth.J, Schwartz (2010). Anatomy of the pituitary gland and parasellar region, Endoscopic pituitary surgery, Thiem Publishers, New York, 9-22.
46. Rhoton. A (2012). Surgical anatomy of the sella region, Sella and parasellar tumors, Thiem Publishers, New York, 8 – 49.
47. Sethi.DS, Stanley.RE, Pilay. PK (1995). Endoscopic anatomy of the sphenoid sinus and sella turcica, J. Laryngol Otol, 109, 951-955.
48. Kim. U et al (2001) Surgical anatomy of the natural ostium of the sphenoid sinus. Laryngoscope, Sep;111(9):1599-1602.
49. Nguyễn Hữu Dũng (2002). Mốc giải phẫu lỗ thông xoang bướm ứng dụng trong phẫu thuật nội soi, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học hội nghị khoa học chuyên ngành tai mũi họng, 10 – 16.
50. Unal.B et al (2006). Risky anatomic varations of sphenoid sinus for surgery, Sur Radiol Anat, 28, 195-201.
51. Sirikci.A, Bayazit.YA (2000). Variations of sphenoid and related structures, Eur Radiol, 10, 844 – 848
52. Anusha . B et al (2015). Anatomical variants of surgically important landmarks in the sphenoid sinus: a radiologic study in Southeast Asian patients. Surg Radiol Anat., Dec; 37(10), 1183-90.
53. Kennedy D. W., Zinreich S. J., Hassab M. H. (1990). “The internal carotid artery as it relates to endonasal sphenoethmoidectomy”, American Journal of Rhinology, 4(1), 7-12.
54. Samiappan Sathish Prabu et al (2018). Neurovascular Variations of Sphenoid Sinus: Impact on Transsphenoidal Surgery. International Journal of Scientific Study, July (6) 4, 5-8.
55. Mohammad Taghi Joghataei et al (2019) Variations in the Anatomy of Sphenoid Sinus: A Computed Tomography Investigation Journal of Pharmaceutical Research International, 26(3): 1-7.
56. Seiden A.M. and Duncan H.J. (2001). The diagnosis of a conductive olfactory loss. Laryngoscope, 111(1), 9–14.
57. Doty R et al (1984). University of Pennsylvania Smell Identification Test: a rapid quantitative olfactory function test for the clinic. Laryngoscope; 94 (2) 176-8.
58. Doty R (2007). Office procedures for quantitative assessment of olfactory function. Am J Rhinol ; 21(4):460-73.
59. Knecht M. and Hummel T. (2004). Recording of the human electro-olfactogram. Physiol Behav, 83(1), 13–19.
60. Connor SE, Penney CC. (2003). MRI in the differential diagnosis of a sellar mass. Clin Radiol.; 58(1):20-31.
61. Patel KS, Kazam J, Tsiouris AJ, Anand VK, Schwartz TH. (2014) Utility of Early Post-operative High Resolution Volumetric MR Imaging after Transsphenoidal Pituitary Tumor Surgery. World Neurosurg. Jul 18, 221-225.
62. Nguyễn Thế Hùng (2006), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán u tuyến yên, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học Đại học Y Hà Nội.
63. Kinoshita M, Tanaka H, Arita H, Goto Y, Oshino S, Watanabe Y, et al. (2015). Pituitary-Targeted Dynamic Contrast-Enhanced Multisection CT for Detecting MR Imaging-Occult Functional Pituitary Microadenoma. Am J Neuroradiol. May. 36 (5):904-8.
64. Smith KA, Leever JD, Chamoun RB (2015). Prediction of Consistency of Pituitary Adenomas by Magnetic Resonance Imaging. J Neurol Surg Skull Base. Sep. 76 (5):340-3.
65. Connor SE, Wilson F, Hogarth K. (2014) Magnetic resonance imaging criteria to predict complete excision of parasellar pituitary macroadenoma on postoperative imaging. J Neurol Surg B Skull Base. Feb. 75(1):41-6.
66. Fomekong E, Duprez T, Docquier MA, Ntsambi G, Maiter D, Raftopoulos C. (2014). Intraoperative 3T MRI for pituitary macroadenoma resection: Initial experience in 73 consecutive patients. Clin Neurol Neurosurg, Nov, 126:143-5.
67. Zee CS, Go JL, Kim PE, et al. (2003). Imaging of the pituitary and parasellar region. Neurosurg Clin N Am. Jan. 14(1):55-80.
68. Syvertsen A, Haughton VM, Williams AL, Cusick JF. (1979). The computed tomographic appearance of the normal pituitary gland and pituitary microadenomas. Radiology. Nov. 133(2):385-91.
69. Majos C, Coll S, Aguilera C, et al. (1998). Imaging of giant pituitary adenomas. Neuroradiology. Oct. 40(10):651-5.
70. Fitz Patrick M, Tartaglino LM, Hollander MD, et al. (1999) Imaging of sellar and parasellar pathology. Radiol Clin North Am. Jan. 37(1):101-21.
71. Simonetta AB. (1999). Imaging of suprasellar and parasellar tumors. Neuroimaging Clin N Am.; 9(4):717-732.
72. Lê Thiện Thành (2010). Nghiên cứu sự biến đổi lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân u tuyến yên trước và sau phẫu thuật bằng dao gama quay tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu Bệnh viện Bạch Mai (2007-2010), Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
73. Nguyễn Thanh Xuân (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u tuyến yên qua đường xoang bướm tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội
74. Đồng Quang Tiến (2010). Đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật u tuyến yên không tăng tiết qua đường xoang bướm, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện. Trường đại học Y Dược Thái Nguyên
75. Kiraz. M et al (2018). Comparison of sinonasal complications of microscopic for trassphenoidal hypophyseal surgery: prospective study. Turk Neurosurg, 7, 8-12.
76. Kahilogullari .G, Beton . S et al (2013). Olfactory functions after transsphenoidal pituitary surgery: endoscopic versus microscopic approach. Laryngoscope, Sep, 123(9), 2112-9.
77. Hanuman Prasad Prajapati (2018) Endoscopic versus microscopic pituitary adenoma surgery: An institutional experience. Asian J Neurosurg, 13, 217-21
78. Batra PS, Citardi MJ, Lanza DC. (2005). Isolated sphenoid sinusitis after transsphenoidal hypophysectomy. Am J Rhinol, 19, 185–9.
79. Cappabianca. P et all (2002). Surgical complications associated with the Endoscopic endonasal transsphenoidal approach for pituitary adenomas. J. Neurosurgery, 97, August, 293-298.
80. Đồng Văn Hệ (2012). Nghiên cứu hình ảnh giải phẫu xoang bướm trên hình ảnh cắt lớp vi tính 64 dãy. Y Học TP. Hồ Chí Minh , 16 (4) , 253-257
81. A.Seddighi et all (2014). Sphenoid Sinus: Anatomic Variations and Their Importance in Trans-sphenoid Surgery. International Clinical Neuroscience Journal, 1(1), Summer, 31-34.
82. S. Dafalla, Mohamed Ali Seyed et all (2017). A Computed Tomography-Aided Clinical Report on Anatomical Variations of the Paranasal Sinuses. International Journal of Medical Research & Health Sciences, 6(2) 24-33
83. Nguyễn Bích Hạnh, Nguyễn Thị Ngọc Dung (2012). Khí hóa xoang bướm – Khảo sát và phân loại bằng CT scan, Y Học TP. Hồ Chí Minh , 16, 1, 141-147.
84. Lê Quang Tuyền, Phạm Đăng Diệu (2010). Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng xoang bướm và các cấu trúc quanh xoang bướm trên sọ xác người Việt Nam, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(2). 87-90
85. Priyadarshini .D , Latha V Prabhu et all (2015). The Anatomical Variations in the Neurovascular Relations of the Sphenoid Sinus: An Evaluation by Coronal Computed Tomography , Turk Neurosurg, 25, 2, 289-293
86. Mamatha . H , G. Saraswathi, , L.C. Prasanna (2010). Variations of sphenoid sinus and their impact on related neurovascular structures. Current Neurobiology; 1(2), 121-124
87. Dehdashti.A.R, Ganna.A, Karabatsou.K, Gentili.F (2008), “Pure Endoscopic Endonasal approach for Pituitary adenomas: early surgical results in 200 patients and comparison with previous microsurgical series”, Neurosurgery 62, 1006-1017
88. Wen G, Tang C, Zhong C, et al (2016). Mononostril versus binostril endoscopic transsphenoidal approach for pituitary adenomas: A Systematic review and meta-Analysis, J Neurosurg ;11, 153- 157.
89. Darwisha, H., et al. (2018). Management of Pituitary Adenomas: Mononostril Endoscopic Transsphenoidal Surgery, Basic and Clinical Neuroscience , 9(2), 121-128
90. Yano, S., Kawano, T., Kudo, M., et al. (2009). Endoscopic Endonasal Transsphenoidal Approach Through Bilateral Nostrils for Pituitary Adenomas, Neurologia Medico-Chirurgica, 49(1), 1–7
91. Conrad J, Ayyad A, Wuster C, et al (2016). Binostril versus mononostril approaches in endoscopic transsphenoidal pituitary surgery: clinical evaluation and cadaver study, J Neurosurg ;125:334–345
92. Guan Sun, Ying Cao et al (2017). Binostril endoscopic transsphenoidal neurosurgery for pituitary adenomas: experience with 42 patients, Oncotarget, 8, 40, 69020-6902
93. Griffiths .CF et al (2014) . Avoidance of postoperative epistaxis and anosmia in endonasal endoscopic skull base surgery: a technical note. Acta Neurochir (Wien).;156:1393–1401.
94. Netuka . David et al (2019). Olfactory Results of Endoscopic Endonasal Surgery for Pituitary Adenoma: A Prospective Study of 143 Patients, World Neurosurgery, 129, September, 907-914
95. Harvey . Richard J. (2015) The Olfactory Strip and Its Preservation in Endoscopic Pituitary Surgery Maintains Smell and Sinonasal Function. J Neurol Surg, 76(06): 464-470
96. Samantha Tam (2014). Olfactory outcomes following endoscopic pituitary surgery with or without septal flap reconstruction: a randomized controlled trial. International Forum of Allergy & Rhinology, 3,1, January, 62-65
97. Ricardo Dolci et al (2017). Postoperative otorhinolaryngologic complications in transnasal endoscopic surgery to access the skull base☆. Braz. J. Otorhinolaryngol. .83 (3) June, 10-15
98. Hisham Lasheen et al (2017). Chronic nasal complication following endoscopic and microscopic direct transnasal transsphenoidal pituitary adenoma surgery. Egypt J Otolaryngol, 33 (1), 20-23
99. Little AS et al (2015). Predictors of sinonasal quality of life and nasal morbidity after fully endoscopic transsphenoidal surgery. J Neurosurg. 122:1458–65.
100. Bhawani Shanker Sharma et al (2016). Endoscopic pituitary surgery: Techniques, tips and tricks, nuances, and complication avoidance. Neurology India, 64, 4, 724-736.
101. Farrell. NF et al (2019). Development of Chronic Sphenoid Sinusitis After Sellar Reconstruction with Medpor Porous Polyethylene Implant. World Neurosurg. Mar;123, 781-786.
102. Lu YJ et al (2009). Isolated sphenoid sinusitis or mucocele: a potential complication of endonasal transsphenoidal surgery. J Neurooncol, 91(1), 63-71.
103. Esquenazi Y et al (2017). Endoscopic endonasal versus microscopic transsphenoidal surgery for recurrent and/or residual pituitary adenomas. World Neurosurg, 101, 186-195.
104. Hanuman Prasad Prajapati (2018). Endoscopic versus Microscopic Pituitary Adenoma Surgery: An Institutional Experience, Asian J Neurosurg. Apr-Jun; 13(2), 217–221.
105. Broersen LHA (2018).Endoscopic vs. microscopic transsphenoidal surgery for Cushing’s disease: a systematic review and meta-analysis. Pituitary. Oct;21(5), 524-534.
106. Matthew S. Agam (2019). Complications associated with microscopic and endoscopic transsphenoidal pituitary surgery: experience of 1153 consecutive cases treated at a single tertiary care pituitary center. Journal of Neurosurgery, 130 (5), 1409-1788.
107. Elina Kari (2012). Comparison of traditional 2‐dimensional endoscopic pituitary surgery with new 3‐dimensional endoscopic technology: intraoperative and early postoperative factors. Allegy & Rhinology, January/February, 2, (10) 91-92.
108. Barkhoudarian. G (2013). Evaluation of the 3-dimensional endoscope in transsphenoidal surgery. Neurosurgery. Sep, 73(10), 74-78.
109. Hiroshi NISHIOKA (2017). Recent Evolution of Endoscopic Endonasal Surgery for Treatment of Pituitary Adenomas. Neurol Med Chir (Tokyo). Apr; 57(4), 151–158.
110. Little. Andrew S (2019). Results of a prospective multicenter controlled study comparing surgical outcomes of microscopic versus fully endoscopic transsphenoidal surgery for nonfunctioning pituitary adenomas: the Transsphenoidal Extent of Resection (TRANSSPHER) Study. Journal of Neurosurgery , March 22,1-11.
111. Broersen Let al (2018). Endoscopic vs microscopic transsphenoidal surgery for Cushing’s disease: a systematic review and meta-analysis. Pituitary. 21, 524-534.
112. Honegger J, Grimm F (2018). The experience with transsphenoidal surgery and its importance to outcomes. Pituitary., 21, 545-555.
113. Qiao N (2018). Outcome of endoscopic vs microsurgical transsphenoidal resection for Cushing’s disease. Endocr Connect. 7, 45-49.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com