Nghiên cứu ứng dụng keo dán sinh học fibrin trong phẫu thuật ghép màng ối điều trị một số bệnh lý bề mặt nhãn cầu

Nghiên cứu ứng dụng keo dán sinh học fibrin trong phẫu thuật ghép màng ối điều trị một số bệnh lý bề mặt nhãn cầu

Luận văn Nghiên cứu ứng dụng keo dán sinh học fibrin trong phẫu thuật ghép màng ối điều trị một số bệnh lý bề mặt nhãn cầu.Màng ối là lớp trong cùng của rau thai. Y văn đã ghi nhận việc sử dụng màng ối trong phẫu thuật ở một số chuyên khoa từ khá sớm. Năm 1940, De Rotth là người đầu tiên sử dụng màng rau thai (bao gồm màng ối và màng đệm) làm mảnh ghép để tái tạo lại cấu trúc bề mặt kết mạc. Năm 1994, Lee và Tseng lần đâu tiên báo cáo hiệu quả của ghép màng ối điều trị loét giác mạc khó hàn gắn. Sau đó, nhiều nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của phương pháp ghép màng ối trong điều trị các bệnh lý bề mặt nhãn cầu. Thật vậy qua nghiên cứu người ta thấy rằng màng ối có những đặc tính sinh học quan trọng như làm chất nền cho tế bào biểu mô phát triển, thúc đẩy quá trình biểu mô hóa, chống viêm, kìm khuẩn, ức chế sinh tân mạch và tạo sẹo.

Ghép màng ối dùng chỉ khâu là phương pháp thông dụng. Khâu bằng chỉ có ưu điểm là giữ chắc mảnh ghép, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm như gây cộm vướng, kích thích nhiều sau mổ. Các mũi khâu có nguy cơ gây nhiễm trùng và phát động quá trình viêm cũng như tân mạch trên giác mạc, dẫn đến hiện tượng tạo u hạt và tạo sẹo xơ. Khâu còn gây sang chấn khi mũi kim đi xuyên qua tổ chức nhiều lần. Ngoài ra, ghép màng ối dùng chỉ khâu thường mất nhiều thời gian và đòi hỏi kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Để khắc phục những nhược điểm trên, các phẫu thuật viên nhãn khoa đã chuyển sang phương pháp phẫu thuật không dùng chỉ nhờ sự ra đời của keo dán sinh học.
Hiện nay, có hai nhóm keo dán sinh học được dùng phổ biến là nhóm keo vô cơ và nhóm keo hữu cơ. Keo fibrin là keo hữu cơ được chiết xuất từ máu, có cơ chế hoạt động giống giai đoạn cuối cùng của quá trình đông máu. Keo fibrin ra đời từ năm 1909, nhưng đến năm 1944 mới được đưa vào sử dụng trong phẫu thuật[1]. Năm 1945, Katzin là người đầu tiên đã đưa keo fibrin vào sử dụng trong nhãn khoa để ghép giác mạc xuyên trên thỏ [2] . Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sử dụng keo fibrin thay chỉ khâu trong phẫu thuật ghép màng ối mang lại kết quả tốt, giúp giảm viêm, giảm đau sau mổ, cũng như giảm thời gian phẫu thuật và tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật [3].
Tại Việt Nam, keo fibrin hiện đã được sử dụng trong nhiều chuyên khoa như nhãn khoa, tim mạch, ngoại khoa, phẫu thuật tạo hình, tai mũi họng,…Năm 2011, Nguyễn Hoàng Thụy Khanh và cộng sự [4] đã tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của keo fibrin trong phẫu thuật điều trị mộng nguyên phát. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của keo fibrin trong phẫu thuật ghép màng ối. Từ nhu cầu thực tiễn và kết quả nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng keo dán sinh học fibrin trong phẫu thuật ghép màng ối điều trị một số bệnh lý bề mặt nhãn cầu” với hai mục tiêu:
1.    Đánh giá hiệu quả của keo fibrin trong phẫu thuật ghép màng ối điều trị một số bệnh lý bề mặt nhãn cầu.
2.    Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu ứng dụng keo dán sinh học fibrin trong phẫu thuật ghép màng ối điều trị một số bệnh lý bề mặt nhãn cầu
1.    Tidrick, R.T. and E.D. Warner, Fibrin fixation of skin transplants. Surgery. 15(1): p. 90-95.
2.    Katzin, H.M., Aqueous fibrin fixation of corneal transplants in the rabbit. Arch Ophthal, 1946. 35: p. 415-20.
3.    Panda, A., et al., Fibrin glue in ophthalmology. Indian J Ophthalmol, 2009. 57(5): p. 371-9.
4.    Nguyễn Hoàng Thụy Khanh, Trần Thị Phương Thu, and Diệp Hữu Thắng, Đánh giá hiệu quả của keo fibrin trong phẫu thuật mộng nguyên phát. Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc, 2011: p. 76-77.
5.    Watkins, A. and D.C. Macaluso, Pathologenesis of sterile corneal erosions and ulcerations, in Cornea, M.M. Krachmer JH, Holland EJ, Editor 2005, Elsevier Mosby: Saint Louis. p. 151-164.
6.    Dahlgren, M.A., A. Dhaliwal, and A.J. Huang, Persistent epithelial defects, in Albert & Jakobiec’s Principles & Practice of Ophthalmology, A. D.M., et al., Editors. 2008, Elsevier. p. 749-759.
7.    Ebrahimi, M., E. Taghi-Abadi, and H. Baharvand, Limbal stem cells in review. J Ophthalmic Vis Res, 2009. 4(1): p. 40-58.
8.    Cavanagh, H.D. and A.M. Colley, The molecular basis of neurotrophic keratitis. Acta Ophthalmol Suppl, 1989. 192: p. 115-34.
9.    Lee, S.H. and S.C. Tseng, Amniotic membrane transplantation for persistent epithelial defects with ulceration. Am J Ophthalmol, 1997. 123(3): p. 303-12.
10.    Kheirkhah, A., et al., Surgical strategies for fornix reconstruction based on symblepharon severity. Am J Ophthalmol, 2008. 146(2): p. 266-275.
11.    Edward J. Holland, M.J.M., Classification of ocular surface disease, in Ocular surface disease2002, Springer. p. 283.
12.    Solomon, A., E.M. Espana, and S.C. Tseng, Amniotic membrane transplantation for reconstruction of the conjunctival fornices. Ophthalmology, 2003. 110(1): p. 93-100.
13.    Kheirkhah, A., et al., A combined approach of amniotic membrane and oral mucosa transplantation for fornix reconstruction in severe symblepharon. Cornea, 2013. 32(2): p. 155-60.
14.    Tseng, S.C.G. and K. Tsubota, Amniotic membrane transplantation for ocular surface reconstruction, in Ocular surface disease J.H. Edward and J.M. Mark, Editors. 2001, Springer. p. 226-231.
15.    Dua, H.S., et al., The amniotic membrane in ophthalmology. Surv Ophthalmol, 2004. 49(1): p. 51-77.
16.    Kubo, M., et al., Immunogenicity of human amniotic membrane in experimental xenotransplantation. Invest Ophthalmol Vis Sci, 2001. 42(7): p. 1539-46.
17.    Prabhasawat, P. and S.C. Tseng, Impression cytology study of epithelial phenotype of ocular surface reconstructed by preserved human amniotic membrane. Arch Ophthalmol, 1997. 115(11): p. 1360-7.
18.    Prabhasawat, P., et al., Comparison of conjunctival autografts, amniotic membrane grafts, and primary closure for pterygium excision. Ophthalmology, 1997. 104(6): p. 974-85.
19.    Tseng, S.C., P. Prabhasawat, and S.H. Lee, Amniotic membrane transplantation for conjunctival surface reconstruction. Am J Ophthalmol, 1997. 124(6): p. 765-74.
20.    Meller, D., et al., Amniotic membrane transplantation for symptomatic conjunctivochalasis refractory to medical treatments. Cornea, 2000. 19(6): p. 796-803.
21.    Rodriguez-Ares, M.T., et al., Repair of scleral perforation with preserved scleral and amniotic membrane in Marfan’s syndrome. Ophthalmic Surg Lasers, 1999. 30(6): p. 485-7.
22.    Budenz, D.L., K. Barton, and S.C. Tseng, Amniotic membrane
transplantation for repair of leaking glaucoma filtering blebs. Am J Ophthalmol, 2000. 130(5): p. 580-8.    “
23.    Hoàng Thị Minh Châu vá Phạm Ngọc Đông Điều trị dính mi cầu và xơ co túi kết mạc nâng bằng ghép màng ối tươi. Y học Việt Nam, 1998. 11: p. 6-9.
24.    Vũ Thị Tuệ Khanh Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép màng ối trong điều trị di chứng bỏng mắt do hóa chất và nhiệt, 2003, Trường Đại học Y Hà Nội.
25.    Nguyễn Hải Linh Nghiên cứu điều trị bỏng mắt do hóa chất giai đoạn cấp bằng phẫu thuật ghép màng ối., 2010, Trường Đại học Y Hà Nội.
26.    Lê Như Tùng Đánh giá hiệu quả của phương pháp cắt mộng – ghép màng ối trong điều trị mộng nguyên phát., 2007, Trường Đại học Y Hà Nội.
27.    Nguyễn Hữu Lê Nghiên cứu phương pháp ghép màng ối điều trị loét giác mạc khó hàn gắn, 2002, Trường Đại học Y Hà Nội: Hà Nội.
28.    Pires , R.T., et al., Amniotic membrane transplantation for symptomatic bullous keratopathy. Arch Ophthalmol, 1999. 117(10): p. 1291-7.
29.    Tseng, S.C., et al., Amniotic membrane transplantation with or without limbal allografts for corneal surface reconstruction in patients with limbal stem cell deficiency. Arch Ophthalmol, 1998. 116(4): p. 431-41.
30.    Koizumi, N., et al., Amniotic membrane as a substrate for cultivating limbal corneal epithelial cells for autologous transplantation in rabbits. Cornea, 2000. 19(1): p. 65-71.
31.    Tsai, R.J., L.M. Li, and J.K. Chen, Reconstruction of damaged corneas by transplantation of autologous limbal epithelial cells. N Engl J Med, 2000. 343(2): p. 86-93.
32.    Lan P, N., et al., Complications of fibrin glue in pterygium surgery with amniotic membrane transplant. Eye Sci, 2012. 27(1): p. 19-24.
33.    Vyas, S., S. Kamdar, and P. Vyas, Tissue adhesives in ophthalmology. Journal of Clinical Ophthalmology and Research, 2013. 1(2): p. 107-112.
34.    Heyjin, C.P., Tissue adhesives in ocular surgery. Expert Review of ophthalmology, 2011. 6: p. 631-655.
35.    Mehta, J., et al., Optimization and comparison of fibrin glue spray system for ocular delivery. Asia ARVO. Singapore, 2011.
36.    Uy, H.S., et al., Comparison of fibrin glue and sutures for attaching conjunctival autografts after pterygium excision. Ophthalmology, 2005. 112(4): p. 667-71.
37.    Hall, R.C., A.J. Logan, and A.P. Wells, Comparison offibrin glue with sutures for pterygium excision surgery with conjunctival autografts. Clin Experiment Ophthalmol, 2009. 37(6): p. 584-9.
38.    Karalezli, A., et al., Fibrin glue versus sutures for conjunctival autografting in pterygium surgery: a prospective comparative study. Br J Ophthalmol, 2008. 92(9): p. 1206-10.
39.    Srinivasan, S., et al., Fibrin glue versus sutures for attaching the conjunctival autograft in pterygium surgery: a prospective observer masked clinical trial. Br J Ophthalmol, 2009. 93(2): p. 215-8.
40.    Azadani, A.N., et al., Mechanical properties of surgical glues used in aortic root replacement. Ann Thorac Surg, 2009. 87(4): p. 1154-60.
41.    Hill, A., et al., Treatment of suture line bleeding with a novel synthetic surgical sealant in a canine iliac PTFE graft model. J Biomed Mater Res, 2001. 58(3): p. 308-12.
42.    Rubel, C., et al., Fibrinogen promotes neutrophil activation and delays apoptosis. J Immunol, 2001. 166(3): p. 2002-10.
43.    Hick, S., et al., Amniotic membrane transplantation and fibrin glue in the management of corneal ulcers and perforations: a review of 33 cases. Cornea, 2005. 24(4): p. 369-77.
44.    Bernauer, W., et al., The management of corneal perforations associated with rheumatoid arthritis. An analysis of 32 eyes. Ophthalmology, 1995. 102(9): p. 1325-37.
45.    Duchesne, B., H. Tahi, and A. Galand, Use of human fibrin glue and amniotic membrane transplant in corneal perforation. Cornea, 2001. 20(2): p. 230-2.
46.    Sii, F. and G.A. Lee, Fibrin glue in the management of corneal melt: Clin Experiment Ophthalmol. 2005 Oct;33(5):532-4.
47.    Liu, B.Q., et al., Sutureless fixation of amniotic membrane patch as a therapeutic contact lens by using a polymethyl methacrylate ring and fibrin sealant in a rabbit model. Cornea, 2008. 27(1): p. 74-9.
48.    Kheirkhah, A., et al., Sutureless amniotic membrane transplantation for partial limbal stem cell deficiency. Am J Ophthalmol, 2008. 145(5): p. 787-94.
49.    Kheirkhah, A., et al., Amniotic membrane transplantation with fibrin glue for conjunctivochalasis. Am J Ophthalmol, 2007. 144(2): p. 311-3.
50.    Sekiyama, E., et al., Novel sutureless transplantation of bioadhesive- coated, freeze-dried amniotic membrane for ocular surface reconstruction. Invest Ophthalmol Vis Sci, 2007. 48(4): p. 1528-34.
51.    Jain, A.K., R. Bansal, and J. Sukhija, Human amniotic membrane transplantation with fibrin glue in management of primary pterygia: a new tuck-in technique. Cornea, 2008. 27(1): p. 94-9.
52.    Kheirkhah, A., et al., Role of conjunctival inflammation in surgical outcome after amniotic membrane transplantation with or without fibrin glue for pterygium. Cornea, 2008. 27(1): p. 56-63.
53.    Jiang, J., et al., Comparison of fibrin sealant and sutures for conjunctival autograft fixation in pterygium surgery: one-year follow¬up. Ophthalmologica, 2008. 222(2): p. 105-11.
54.    Mahdy, R.A. and M.M. Wagieh, Safety and efficacy of fibrin glue versus vicryl sutures in recurrent pterygium with amniotic membrane grafting. Ophthalmic Res, 2012. 47(1): p. 23-6.
55.    O’Sullivan, F., R Dalton, and C.K. Rostron, Fibrin glue: an alternative method of wound closure in glaucoma surgery. J Glaucoma, 1996. 5(6): p. 367-70.
56.    Spierer, A., et al., Reattachment ofextraocular muscles using fibrin glue in a rabbit model. Invest Ophthalmol Vis Sci, 1997. 38(2): p. 543-6.
57.    Erbil, H., et al., An experimental study on the use of fibrin sealants in strabismus surgery. Turk J Pediatr, 1991. 33(2): p. 111-6.
58.    Lagoutte, F.M., L. Gauthier, and P.R Comte, A fibrin sealant for perforated and preperforated corneal ulcers. Br J Ophthalmol, 1989. 73(9): p. 757-61.
59.    Vrabec, M.P. and J.J. Jordan, A surgical technique for the treatment of central corneal perforations. J Reftact Corneal Surg, 1994. 10(3): p. 365-7.
60.    Narendran, N., S. Mohamed, and S. Shah, No sutures corneal grafting– a novel use of overlay sutures and fibrin glue in Deep Anterior Lamellar Keratoplasty. Cont Lens Anterior Eye, 2007. 30(3): p. 207-9.
61.    Ignacio, T.S., et al., Top hat wound configuration for penetrating keratoplasty using the femtosecond laser: a laboratory model. Cornea, 2006. 25(3): p. 336-40.
62.    Bahar, I., et al., Fibrin glue for opposing wound edges in “Top Hat”penetrating keratoplasty: a laboratory study. Cornea, 2007. 26(10): p. 1235-8.
63.    Grewing, R. and U. Mester, Fibrin sealant in the management of complicated hypotony after trabeculectomy. Ophthalmic Surg Lasers, 1997. 28(2): p. 124-7.
64.    Wright, M.M., et al., Laser-cured fibrinogen glue to repair bleb leaks in rabbits. Arch Ophthalmol, 1998. 116(2): p. 199-202.
65.    Seligsohn, A., et al., Use of Tisseel fibrin sealant to manage bleb leaks and hypotony: case series. J Glaucoma, 2004. 13(3): p. 227.
66.    Prabhasawat, P., et al., Amniotic membrane transplantation for ocular surface reconstruction. J Med Assoc Thai, 2001. 84(5): p. 705-18.
67.    Nguyễn Đình Ngân và Hoàng Thị Minh Châu Nghiên cứu đặc điểm loét giác mạc khó hàn gắn được điều trị tại khoa kết giác mạc bệnh viện Mắt Trung ương năm 2011. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 2013. 38(6): p. 138-145.
68.    Tseng, S.C., et al., Intraoperative mitomycin C and amniotic membrane transplantation for fornix reconstruction in severe cicatricial ocular surface diseases. Ophthalmology, 2005. 112(5): p. 896-903.
69.    Kruse, F.E., K. Rohrschneider, and H.E. Volcker, Multilayer amniotic membrane transplantation for reconstruction of deep corneal ulcers. Ophthalmology, 1999. 106(8): p. 1504-10.
70.    Pan, H.W., J.X. Zhong, and C.X. Jing, Comparison of fibrin glue versus suture for conjunctival autografting in pterygium surgery: a meta-analysis. Ophthalmology, 2011. 118(6): p. 1049-54.
71.    Pirouzian, A., et al., Fibrin-glue assisted multilayered amniotic membrane transplantation in surgical management of pediatric corneal limbal dermoid: a novel approach. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol, 2011. 249(2): p. 261-5.
72.    Ozcan, A.A., Autologous human fibrin glue in multilayered amniotic membrane transplantation. Ann Ophthalmol, 2008. 40(2): p. 107-9.
73.    Uhlig, C.E., H. Busse, and M. Groppe, Use of fibrin glue in fixation of amniotic membranes in sterile corneal ulceration. Am J Ophthalmol, 2006. 142(1): p. 189-91.
74.    Siatiri, H., et al., Use ofsealant (HFG) in corneal perforations. Cornea, 2008. 27(9): p. 988-91.
75.    Prabhasawat, P., N. Tesavibul, and W. Komolsuradej, Single and multilayer amniotic membrane transplantation for persistent corneal epithelial defect with and without stromal thinning and perforation. Br J Ophthalmol, 2001. 85(12): p. 1455-63.
76.    Tseng, S.C.G., et al., Intraoperative Mitomycin C and Amniotic Membrane Transplantation for Fornix Reconstruction in Severe Cicatricial Ocular Surface Diseases. Ophthalmology. 112(5): p. 896-903.
77.    Foroutan, A., et al., Efficacy of Autologous Fibrin Glue for Primary Pterygium Surgery with Conjunctival Autograft. Iranian Journal of Ophthalmology, 2011. 23(1): p. 39-47.
MỤC LỤC Nghiên cứu ứng dụng keo dán sinh học fibrin trong phẫu thuật ghép màng ối điều trị một số bệnh lý bề mặt nhãn cầu
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Các bệnh lý bề mặt nhãn cầu có chỉ định ghép màng ối    3
1.1.1.    Loét giác mạc khó hàn gắn    3
1.1.2.    Dính mi cầu    5
1.1.3.    Một số bệnh lý bề mặt nhãn cầu khác cần ghép màng ối    9
1.2.    Màng ối và các ứng dụng    9
1.2.1.    Cấu trúc của màng    ối    9
1.2.2.     Các đặc tính sinh học của màng ối    10
1.2.3.     Các ứng dụng trong nhãn khoa    11
1.2.4.    Các cách cố định màng ối trên bề mặt nhãn cầu    14
1.3.    Keo dán sinh học fibrin và các ứng dụng trong nhãn khoa    14
1.3.1.    Khái niệm về keo fibrin    15
1.3.2.    Ưu điểm và hạn chế của keo fibrin    17
1.3.3.    Một số loại keo fibrin trên thị trường    19
1.3.4.     Ứng dụng keo fibrin trong nhãn khoa    20
1.3.5.    Ứng dụng keo fibrin tại Việt Nam    25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    25
2.1.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    25
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    25
2.2.1.    Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân    25
2.2.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    25
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    26
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    26
2.3.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu    26
2.3.3.    Phương tiện nghiên cứu    26
2.3.4.    Cách thức nghiên cứu    27
2.3.5.    Các chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá    30
2.4.    Xử lý và phân tích số liệu    33
2.5.    Đạo đức nghiên cứu    33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    33
3.1.    Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu    33
3.1.1.    Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới    33
3.1.2.    Tỷ lệ mắc bệnh theo nguyên nhân    34
3.1.3.    Đặc điểm về thời gian mắc bệnh    35
3.1.4.    Đặc điểm tổn thương trước phẫu    thuật    38
3.2.    Kết quả phẫu thuật ghép màng ối sử    dụng keo fibrin    39
3.2.1.    Kết quả chức năng    39
3.2.2.    Kết quả thực thể    42
3.2.3.    Kết quả phẫu thuật chung    51
3.3.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật    51
3.3.1.    Nguyên nhân gây bênh    51
3.3.2.    Đặc điểm tổn thương trước phẫu thuật    53
3.3.3.    Cách thức phẫu thuật    56
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    58
4.1 Đăc điểm bệnh nhân nghiên cứu    58
4.2.    Hiệu quả của phương pháp ghép màng ối sử dụng keo fibrin    60
4.2.1.    Hiệu quả về chức năng    60
4.2.2.    Hiệu quả về thực thể    62
4.3.    Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị    72
4.3.1.    Nguyên nhân gây bệnh    72
4.3.2.    Đặc điểm tổn thương trước phẫu thuật    73
4.3.3.    Cách thức phẫu thuật    76
4.3.4.    Bàn luận về trường hợp thất bại    78
KẾT LUẬN    81
KIẾN NGHỊ    82

Leave a Comment