NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CẮT NIÊM MẠC QUA NỘI SOI ỐNG MỀM TRONG ĐIỀU TRỊ THƯƠNG TỔN TÂN SINH CỦA NIÊM MẠC ĐẠI TRỰC TRÀNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CẮT NIÊM MẠC QUA NỘI SOI ỐNG MỀM TRONG ĐIỀU TRỊ THƯƠNG TỔN TÂN SINH CỦA NIÊM MẠC ĐẠI TRỰC TRÀNG

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CẮT NIÊM MẠC QUA NỘI SOI ỐNG MỀM TRONG ĐIỀU TRỊ THƯƠNG TỔN TÂN SINH CỦA NIÊM MẠC ĐẠI TRỰC TRÀNG.Thương tổn tân sinh niêm mạc đại trực tràng là các thay đổi về hình thái học bao gồm thay đổi cấu trúc và các bất thường trong tế bào học và độ biệt hóa của tế bào. Nó là kết quả của các thay đổi trong quá trình sao mã gen và mang khuynh hướng tiến triển đến xâm lấn và di căn [53]. Xuất độ của các thương tổn này vào khoảng 27 – 40% [113], [120], [170]. Trong đó, dạng không có cuống chiếm tỷ lệ khoảng 11,9 – 22,7% tổng số thương tổn tân sinh niêm mạc [130], [134].

Đa số thương tổn niêm mạc đại trực tràng là u tuyến với tỷ lệ loạn sản cao và ung thư là 14 – 40% [130], [134], [149]. Thuyết u tuyến-ung thư biểu mô tuyến khẳng định hầu hết ung thư đại trực tràng xuất phát từ u tuyến [21], [23], [107]. Do vậy, việc loại bỏ các thương tổn này rất có ý nghĩa trong nỗ lực ngăn chặn nguy cơ phát triển ung thư và giảm tỷ lệ ung thư đại trực tràng thể tiến triển.
Trước đây, các thương tổn tân sinh niêm mạc không cuống hay thương tổn phẳng của niêm mạc đại trực tràng được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏđoạn đại trực tràng mang thương tổn. Đầu thập niên 90, các tác giả Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm trong điều trị thương tổn tân sinh niêm mạc của đại trực tràng [80], [89], [178]. Kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm căn cứ vào đặc điểm cấu trúc mô liên kết lỏng lẻo của lớp dưới niêm mạc; có thể làm tăng khoảng cách lớp niêm mạc với lớp cơ của thành đại tràng bằng cách tiêm các dung dịch vào lớp dưới niêm mạc; từ đó có thể dùng thòng lọng cắt phần niêm mạc có chứa thương tổn tân sinh đồng thời tránh được nguy cơ thủng đại tràng.
Kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm được nghiên cứu và phổ biến ngày càng rộng rãi, được xem như là một kỹ thuật đầu tay trong điều trị các thương tổn tân sinh niêm mạc ở đại trực tràng. Đặc biệt, cắt niêm mạc qua2 nội soi ống mềm rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân lớn tuổi; đối tượng có thể gặp nhiều nguy cơ nếu phải trải qua phẫu thuật. Nhiều tác giả Nhật Bản và Phương Tây đã nghiên cứu kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi cho kết quả tốt với tỷ lệ biến chứng thấp [34] , [81], [89], [127], [131], [152]. Sự ra đời của kỹ
thuật cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm trong điều trị các thương tổn tân sinh niêm mạc đại trực tràng đã góp phần giảm số trường hợp cần phải phẫu thuật.
Tại Việt Nam đã có nghiên cứu kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm trên các thương tổn tân sinh ở dạ dày [6]. Đối với đại trực tràng; do đặc điểm giải phẫu đại trực tràng với những đoạn gập góc khó tiếp cận, thành đại tràng mỏng hơn nên có thể có khó khăn về kỹ thuật và dễ có biến chứng khi áp dụng kỹ thuật này. Mặc dù áp dụng muộn hơn, một số cơ sở y tế lớn đã bắt đầu thực hiện kỹ thuật cắt niêm mạc đại trực tràng qua nội soi. Chúng tôi đã báo cáo tổng kết 11 trường hợp của kỹ thuật này vào năm 2012 [10]. Tuy nhiên chỉ có báo cáo loạt ca với số lượng nhỏ bệnh nhân, chưa có số liệu đủ lớn để đánh giá theo dõi dọc và tỷ lệ tái phát. Trong điều kiện sử dụng các trang bị có sẵn dùng trong nội soi, việc cắt bỏ thương tổn tân sinh không cuống an toàn và hiệu quả vẫn là vấn đề thời sự. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong muốn xác định tính khả thi về mặt kỹ thuật và tính ứng dụng của kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm trong điều trị thương tổn tân sinh niêm mạc đại trực tràng.
Câu hỏi nghiên cứu: Kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm trong điều trị thương tổntân sinh niêm mạc đại trực tràng có tỷ tệ thành công bao nhiêu; những biến chứng nào có thể xảy ra, với tỷ lệ nào?3
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả đặc điểm nội soi, mô bệnh học và phân tích mối liên quan giữa đặc điểm nội soi với mô bệnh học của thương tổn tân sinh niêm mạc đại trực tràng.
2. Đánh giá kết quả phương pháp cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm trong điều trị thương tổn tân sinh niêm mạc đại trực tràng và các yếu tố liên quan

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về thương tổn tân sinh niêm mạc đại trực tràng
1.2. Đặc điểm đại thể và mô bệnh học thương tổn tân sinh niêm mạc
đại trực tràng
1.3. Chẩn đoán thương tổn tân sinh niêm mạc đại trực tràng
1.4. Điều trị thương tổn tân sinh niêm mạc đại trực tràng
1.5. Phương pháp cắt niêm mạc qua nội soi ống mềm điều trị thương
tổn tân sinh niêm mạc đại trực tràng
1.6. Tình hình nghiên cứu
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tương nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
3.2. Đặc điểm nội soi, mô bệnh học và các mối liên quan
3.3. Kết quả kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi
3.4. Tai biến và biến chứng của cắt niêm mạc qua nội soi
3.5. Đánh giá thành công kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng
3.6. Theo dõi sau cắt niêm mạc
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung thương tổn niêm mạc đại trực tràng
4.2. Đặc điểm nội soi, mô bệnh học và các mối liên quan
4.3. Kết quả kỹ thuật cắt niêm mạc qua nội soi
4.4. Tỷ lệ thành công và các yếu tố ảnh hưởng
4.5. Tai biến và biến chứng của CNMQNS
4.6. Tái phát sau cắt niêm mạc
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: BẢN THÔNG TIN CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: QUYẾT ĐỊNH THÔNG QUA HỘI ĐỒNG Y ĐỨC
PHỤ LỤC 4: GIẤY XÁC NHẬN DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM
GIA NGHIÊN CỨU

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. a Chín Nguyễn Thị, Nguyễn Văn Quân (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học của bệnh polyp đại trực tràng tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng”, Y học thực hành, 899 (12), pp. 31-6.
2. a Công Võ Hồng Minh, Trịnh Tuấn Dũng, Vũ Văn Khiên (2013), “Vai trò của nội soi, mô bệnh học và hoá mô miễn dịch ở bệnh nhân có polyp đại trực tràng kích thước trên 1 cm”, Y Học TP Hồ Chí Minh, 17 (6), pp. 39 ‐ 48.
3. a Công Võ Hồng Minh, Trịnh Tuấn Dũng, Vũ Văn Khiên. (2013), “Vai trò của nội soi, mô bệnh học trong chẩn đoán polyp đtt và đtt ung thư hóa”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 17 (6), pp. 32-8.
4. a Đức Quách Trọng, Nguyễn Thúy Oanh. (2007), “Nghiên cứu phân bố polyp tuyến đại – trực tràng theo vị trí và kích thước polyp”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 11 (4), pp. 242-7.
5. a Hoài Thái Thị, Trần Văn Huy (2006), “Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của polype đại trực tràng ở bệnh viện trường đại học Y khoa Huế”, Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, 1 (3), pp. 86-7.
6. a Nhân Lê Quang (2012), Nghiên cứu phương pháp cắt niêm mạc qua nội soi điều trị thương tổn tân sinh ở niêm mạc dạ dày,, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp.
7. a Oanh Nguyễn Thúy (2000), Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí polypung thư qua nội soi đại tràng ống mềm, , Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, pp.
8. a Oanh Nguyễn Thúy, Quách Trọng Đức, Lê Quang Nhân (2011), “Đặc điểm lâm sàng – nội soi của nhóm có tiền căn gia đình ung thư đại – trực tràng”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 15 (1), pp. 26-30.
9. a Quý Bùi Nhuận, Nguyễn Thúy Oanh (2013), “Khảo sát mối liên quan giữa lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh của polyp đại trực tràng”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 17 (6), pp. 19-24.
10. a Quyết Nguyễn Tạ, Lê Quang Nhân, Nguyễn Thúy Oanh. (2012), “Cắtniêm mạc điều trị polyp không cuống và ung thư sớm đại trực tràng qua nội soi”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 16 (1), pp. 79-83.
11. a Thắng Nguyễn Duy (2013), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng tại Bệnh viện Nông Nghiệp”, Y Học TP Hồ Chí Minh, 17 (3), pp. 85 ‐ 9.
12. a Trung Nguyễn Sào (2005), “Bệnh học tạng và hệ thống”. Nhà xuất bản Y học, pp.
13. a Trung Nguyễn Sào (2006), “Đặc điểm giải phẫu bệnh – nội soi của polyp đại trực tràng”, Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, 10 (4), pp. 205-11.123
14. a Tuấn Kiều Văn và cs (2005), “Một số đặc điểm lâm sàng, nội soi, giải phẫu bệnh và kết quả điều trị qua nội soi của bệnh polyp đại – trực tràng ở bệnh viện Bạch Mai từ 5/2002 – 5/2004”, Tập san hội nghị khoa học tiêu hóa toàn quốc lần 11, pp. 13-5

Leave a Comment