Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật QF-PCR trong chẩn đoán trước sinh một số hội chứng lêch bội NST

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật QF-PCR trong chẩn đoán trước sinh một số hội chứng lêch bội NST

Dị tật bẩm sinh (DTBS) là một trong những bất thường hay gặp ở thai nhi và trẻ sơ sinh, nhiều nghiên cứu thống kê đã xác định DTBS là một trong những nguyên nhân chính gây nên tử vong và bệnh tật của trẻ trong những năm đầu tiên của cuộc sống. Theo thống kê của to chức y tế thế giới (WHO) dị tật bam sinh chiếm khoảng 3 – 4% tổng số trẻ được sinh ra bao gồm cả trẻ sống và trẻ chết lúc sinh [34]. Theo nghiên cứu của Phan Thị Hoan (2001) ở nhóm dân cư thuộc 4 tỉnh đồng bằng Sông Hồng cho thấy tỷ lệ DTBS chiếm 1,96% dân số điều tra [6]. Một số hội chứng bất thường nhiễm sắc thể (NST) thường gặp    như:    hội chứng    Down,    hội    chứng    Patau,    hội    chứng    Edwarrd và
một số hội chứng bất thường NST giới như: Klinefelter, Tuner. Đa số trẻ sinh ra mắc những hội chứng này đều ảnh hưởng tới khả năng sống và sự hòa nhập cộng đồng. Hiện nay việc điều trị các bệnh di truyền còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy phòng và hạn chế bệnh di truyền cho trẻ sinh ra là việc cấp thiết nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh tế cũng như tâm lý cho gia đình và xã hội. Việc chẩn đoán sớm các DTBS thời kỳ phôi thai là cần thiết để có các biện pháp xử lý phù hợp.
Gần đây người ta phát hiện ra các trình tự lặp ngắn STR (short tandem repeat) có tính đa hình cao ở một số locus nhất định trên NST số 13, 18, 21, X, Y. Nhờ đó khi tiến hành phản ứng nhân gen PCR những locus này, chúng ta có thể xác định được số lượng các alen trên hình ảnh điện di. Do bất thường số lượng alen tương ứng với bất thường các NST nên phương pháp này có thể ứng dụng để chẩn đoán hội chứng bất thường NST một cách nhanh chóng và chính xác mà không cần phải nuôi cấy tế bào. Kỹ thuật QF – PCR (quantitative fluorescence – polymerase chain reaction) được gọi là phản ứng chuỗi polymer huỳnh quang định lượng dùng để khuếch đại các STR. Đây là phương pháp xác định các dị tật về gen và NST hiệu quả nhanh chóng hơn so với các phương pháp khác.
Hiện nay ở Việt Nam, tại một số trung tâm lớn đã triến khai áp dụng kỹ thuật QF – PCR trong chẩn đoán trước sinh các bệnh di truyền. Tuy nhiên chưa có đề tài nào đánh giá độ chính xác của kỹ thuật này trong chan đoán trước sinh và chuan hóa quy trình để áp dụng vào điều kiện Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật QF-PCR trong chẩn đoán trước sinh một số hội chứng lêch bội NST” với 2 mục tiêu sau:
•    •
1.     Ứng dụng kỹ thuật QF – PCR trong chẩn đoán trước sinh một số hội chứng lệch bội NST.
2.     Đánh giá giá trị của kỹ thuật QF – PCR trong chẩn đoán trước sinh một số hội chứng lệch bội NST.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1.    Khái niệm và đặc điểm hội chứng trisomy 13, 18, 21 và bất thường số
lượng nhiễm sắc thể X,Y    3
1.1.1.    Hội chứng Down (Trisomy 21)     3
1.1.2.    Hội chứng Patau (Trisomy 13)    4
1.1.3.    Hội chứng Edwards (Trisomy 18)    5
1.1.4.    Hội chứng Klinefelter (XXY)    6
1.1.5.    Hội chứng XYY    6
1.1.6.    Hội chứng Trisomy X (Hội chứng siêu nữ)    6
1.1.7.    Hội chứng Monosomy X (Hội chứng Turner)    7
1.2.    Một số phương pháp sàng lọc trước sinh    8
1.2.1.    Siêu âm thai:    8
1.2.2.    Test sàng lọc bộ ba (triple test : AFP, ßhCG,uE3)    10
1.3.    MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH    12
1.3.1.    Lấy mẫu di truyền    12
1.3.2 Chan đoán trước sinh bằng phương pháp di truyền tế bào    14
1.3.3.    Chan đoán trước sinh bằng phương pháp di truyền tế bào – phân tử .15
1.3.4.    Chan đoán trước sinh bằng phương pháp di truyền phân tử:    16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.1.    Đối tượng và địa điểm nghiên cứu    23
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu:    23
2.1.2.    Địa điểm lấy mẫu:    23
2.1.3.    Địa điểm phân tích mẫu:    23
2.2.    Thời gian nghiên cứu    23
2.3.    Phương tiện nghiên cứu    23
2.3.1.    Dụng cụ:    23
2.3.2.    Hóa chất:    24
2.4.    Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng    24
2.4.1.    Phương pháp nghiên cứu:    24
2.4.2.    Kỹ thuật sử dụng:    24
2.5.    Xử lý và phân tích số liệu    30
2.6.    Vấn đề đạo đức của đề tài    31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    32
3.1.    Kết quả tách chiết DNA từ dịch ối    32
3.2.    Kết quả của kỹ thuật QF-PCR    33
3.3.    Minh họa kết quả QF-PCR của một số trường hợp    38
3.3.1.    Kết quả QF-PCR của bệnh nhân số 12    38
3.3.2.    Kết quả QF-PCR của bệnh nhân số 21    41
3.3.3.    Kết quả QF-PCR của bệnh nhân số 17    43
3.3.4.    Kết quả QF-PCR của bệnh nhân số 11    45
3.3.5.    Kết quả QF-PCR của bệnh nhân số 13    47
3.3.6.    Kết quả QF-PCR của bệnh nhân số 27    49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    53
4.1.    Quy trình áp dụng kỹ thuật QF – PCR:    53
4.2.     Giá trị của kỹ thuật QF – PCR trong chan đoán trước sinh một số hội chứng lệch bội     55
4.2.1.    Trường hợp chẩn đoán khác nhau giữa Karyotyp và    QF-PCR    55
4.2.2.    Độ chính xác của QF-PCR trong chẩn đoán bất thường lệch bội NST    59
4.3.     Số lượng marker cần sử dụng trong chẩn đoán các hội chứng lệch bội NST và việc sử dụng các extra marker    60
4.4.    Một số ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật QF – PCR    62
KẾT LUẬN    63
KIẾN NGHỊ    64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment