Nghiên cứu ứng dụng laser Nd:YAG với hai bước sóng khác nhau cắt mống mắt chu biên điều trị glôcôm góc đóng

Nghiên cứu ứng dụng laser Nd:YAG với hai bước sóng khác nhau cắt mống mắt chu biên điều trị glôcôm góc đóng

Bệnh glôcôm là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu ở nước ta cũng như trên thế giới. Glôcôm góc đóng nguyên phát chiếm một nửa số bệnh nhân glôcôm nguyên phát trên thế giới và là hình thái glôcôm pho biến nhất ở những nước Đông Á. Đồng thời cũng là nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa ở những nước này.
Ở Việt Nam, theo Nguyễn Trọng Nhân (1980) glôcôm góc đóng chiếm tỉ lệ 73,1%, glôcôm góc mở chiếm 11,6%, các hình thái glôcôm khác là 14,3%[6]. Tôn Kim Thanh (2003) thấy rằng tỉ lệ mù hai mắt do glôcôm chiếm tỉ lệ 5,7%, và là nguyên nhân gây mù lòa đứng hàng thứ ba ở Việt Nam sau đục thể thủy tinh và các bệnh bán phần sau[7].
Từ thế kỉ 19 cắt mống mắt chu biên đã được áp dụng trong điều trị glôcôm, nhưng phải đến năm 1920, khi Curan phát hiện ra cơ chế cơ chế glôcôm góc đóng là do nghẽn đồng tử thì phẫu thuật cắt MM chu biên mới được áp dụng rộng rãi và trở thành phẫu thuật kinh điển đối với glôcôm góc đóng. Cho đến những năm 1960 khi các thiết bị laser ra đời, công nghệ laser đã nhanh chóng được các nhà nhãn khoa đón nhận và ứng dụng trong phẫu thuật glôcôm. Trong những năm 1980, việc ứng dụng laser vào điều trị glôcôm đã phát triển mạnh mẽ, được coi là tiến bộ có ý nghĩa nhất của phẫu thuật glôcôm. Đặc biệt phương pháp “cắt” MM bằng laser đã đạt được thành công và đem lại nhiều ưu thế hơn hẳn cắt mống mắt bằng phẫu thuật, với việc cắt mống mắt mà không phải mở nhãn cầu để đi vào nội nhãn, nhờ đó tránh được nhiều biến chứng. Hai loại hiệu ứng laser được ứng dụng phổ biến trong cắt mống mắt là laser hiệu ứng nhiệt, tiêu biểu là laser argon, và hiệu ứng quang hủy, tiêu biểu là laser Q-switched Nd:YAG. Laser hiệu ứng nhiệt làm quang đông tổ chức ít gây chảy máu nhưng phụ thuộc vào màu sắc mống mắt, khó thực hiện ở những MM màu xanh hoặc nâu sẫm. Laser hiệu ứng quang hủy có thể cắt các loại MM mà không phụ thuộc vào màu sắc, nhưng dễ gây chảy máu và cũng gặp khó khăn ở những MM màu nâu sẫm, nhiều sắc tố và thường dày hơn ở mắt người Á Đông. Đe tăng cường hiệu quả cắt MM bằng laser điều trị glôcôm, đặc biệt ở những loại mống mắt nâu sẫm, nhiều phẫu thuật viên trên thế giới đã phối hợp hai loại laser hiệu ứng nhiệt và quang phá hủy trong cắt mống mắt, phương pháp này đã đem lại kết quả rất tốt, giúp cắt MM dễ dàng hơn và hạn chế một số biến chứng.
Ớ Việt nam đã có một số báo cáo nghiên cứu sử dụng laser Q- switched- Nd:YAG cắt MM chu biên điều trị glôcôm góc đóng vào những năm 1990. Tuy nhiên, laser Nd:YAG có hiệu ứng lên mô khác nhau ở các bước sóng và chế độ hoạt động khác nhau, ở bước sóng 532 nm (laser frequency-doubled Nd:YAG) có hiệu ứng nhiệt, và bước sóng 1064 nm với chế độ Q-switched (laser Q-switched Nd:YAG) có hiệu ứng quang hủy. Việc ứng dụng phối hợp hai loại hiệu ứng nhiệt và quang hủy ở hai bước sóng của laser này để cắt MM chu biên điều trị glôcôm góc đóng vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng laser Nd:YAG với hai bước sóng khác nhau cắt mống mắt chu biên điều trị glôcôm góc đóng”.
Mục tiêu đề tài:
1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp phối hợp hai laser frequency- double Nd:YAG và Q- switched Nd:YAG cắt mống mắt chu biên điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát
2. Xác định các thông số của hai laser này trong cắt mống mắt ở người Việt nam.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 MỘT SỐ NÉT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ LƯU THÔNG THỦY DỊCH.3
1.1.1. Sự hình thành thủy dịch 3
1.1.2. Sự lưu thông thủy dịch 5
1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH GLÔCÔM GÓC ĐÓNG 6
1.2.1. Các yếu tố thuận lợi dẫn đến glôcôm góc đóng 6
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh glôcôm góc đóng 7
1.3. CẮT MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG PHẦU THUẬT ĐIỀU TRỊ
GLÔCÔM GÓC ĐÓNG 10
1.3.1 Lịch sử cắt mống mắt chu biên bằng phẫu thuật 10
1.3.3. Chỉ định cắt mống mắt chu biên 11
1.3.4 Ưu nhược điểm của cắt mống mắt bằng phương pháp phẫu thuật 12
1.4. CẮT MỐNG MẮT BẰNG LASER ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC ĐÓNG13
1.4.1. Một số nét lịch sử phát triển cắt mống mắt chu biên bằng laser 13
1.4.2. Chỉ định cắt mống mắt bằng laser 16
1.4.3. Ưu điểm của cắt mống mắt bằng laser 17
1.4.4. Nhược điểm của cắt mống mắt bằng laser 18
1.5. TƯƠNG TÁC CỦA LASER VỚI TỔ CHỨC SINH HỌC VÀ MỘT SỐ
LASER ỨNG DỤNG TRONG CẮT MỐNG MẮT 19
1.5.1. Các tương tác laser với to chức sinh học 19
1.5.2. Một số loại laser được sử dụng phổ biến trong cắt mống mắt 21
1.5.3. Một số đặc điểm mô học và lâm sàng trong cắt mống mắt bằng laser
hiệu ứng nhiệt và quang hủy 25
1.6. QUI TRÌNH, KĨ THUẬT CẮT MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG
LASER 26
1.6.1. Thuốc trước phẫu thuật 26
1.6.2. Lựa chọn vị trí cắt mống mắt: 27
1.6.4. Một số kĩ thuật mở mống mắt bằng laser 28
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
2.1.1. Tlêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 39
2.2.3. Thu thập thông tin 39
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 39
2.2.5. Qui trình nghiên cứu 41
2.2.6. Kết quả nghiên cứu 47
2.2.7. Xử lí số liệu 49
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 50
3.1.1. Tình hình bệnh nhân theo tuổi: 50
3.1.2. Tình hình bệnh nhân theo giới: 50
3.1.3. Đặc điểm giai đoạn bệnh: 51
3.1.4. Tình hình thị lực trước điều trị: 52
3.1.5. Tình hình nhãn áp trước điều trị: 52
3. 1.6.Tình trạng thị trường trước điều trị 53
3.1.7. Tình trạng đĩa thị giác 53
3.1.8. Tình trạng góc tiền phòng: 53
3.2. KẾT QUẢ SỚM SAU ĐIỀU TRỊ 53
3.2.1. Kết quả chức năng: 53
3.2.2. Kết quả thực thể 56
3.3. KẾT QUẢ THEO DÕI MUỘN SAU ĐIỀU TRỊ 58
3.3.1. Kết quả chức năng 58
3.3.2. Kết quả thực thể 61
3.4. BIẾN CHỨNG 64
3.4.1. Biến chứng trong phẫu thuật 64
3.4.2. Biến chứng sau phẫu thuật 65
3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI 68
3.5.1. Kết quả giải phẫu: 68
3.5.2. Kết quả chung: 68
3.6. KẾT QUẢ CÁC THÔNG SỐ LASER 68
3.6.1. Kết quả các thông số laser frequency-doubled Nd:YAG: 68
3.6.2. Kết quả các thông số laser Q- switched Nd:YAG 69
3.6.3. Kết quả về năng lượng để cắt mống mắt bằng hai loại laser 70
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 71
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 71
4.1.1. Tuổi và giới 71
4.1.2. Đặc điểm giai đoạn bệnh 71
4.1.3. Tình hình thị lực trước điều trị 73
4.1.4. Nhãn áp trước điều trị 73
4.1.5. Tình trạng thị trường và đĩa thị trước điều trị 74
4.1.6. Tình trạng góc tiền phòng 74
4.2. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ CHỨC NĂNG 74
4.2.1. Kết quả thị lực 74
4.2.3. Nhận xét tình trạng thị trường: 80
4.3. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ THỰC THỂ 81
4.3.1. Tình trạng lỗ mở mống mắt 81
4.3.2. Nhận xét về độ mở góc tiền phòng 84
4.3.3. Tình trạng đĩa thị giác 87
4.4. TÌNH TRẠNG BIẾN CHỨNG 87
4.4.1. Biến chứng trong điều trị cắt mống mắt bằng laser 87
4.4.2. Biến chứng sau điều trị 94 
4.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 98
4.5.1. Thành công về mặt giải phẫu 98
4.5.2. Đánh giá kết quả chung: 99
4.6. NHẬN XÉT VỀ QUI TRÌNH, THÔNG SỐ KĨ THUẬT LASER
TRONG CẮT MỐNG MẮT 99
4.6.1 Một số vấn đề về qui trình, kĩ thuật điều trị 99
4.6.2. Các thông số kĩ thuật của laser frequency-doubed Nd:YAG.Error! Bookmark no
4.6.3. Các thông số laser Q-switched Nd:YAG 110
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC CÔNG TRÌNH VÀ BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1 : MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
PHỤ LỤC 2: PHIẾU THEO DÕI BỆNH NHÂN
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU 
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment