Nghiên cứu ứng dụng nội soi đại tràng FICE trong chẩn đoán tổn thương đại trực tràng
Luận văn Nghiên cứu ứng dụng nội soi đại tràng FICE trong chẩn đoán tổn thương đại trực tràng.Bệnh lý đại trực tràng là bệnh lý thường gặp của đường tiêu hóa. Bệnh lý đại trực tràng đặc biệt là ung thư đại trực tràng (UTĐTT) gặp nhiều ở các nước phát triển, và đang có chiều hướng tăng nhanh ở cả các nước đang phát triển như Việt Nam. Bệnh là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 sau ung thư phổi. Theo ước tính của SEER năm 2010 có khoảng 142.570 trường hợp ung thư đại trực tràng mới mắc trong đó 51.370 trường hợp tử vong [1]. Tại Việt Nam theo ước tính năm 2010 cả nước có khoảng 5434 người mới mắc đứng hàng thứ 4 ở cả hai giới, trong đó tỉ lệ mắc của nam và nữ tương ứng là 19,0 và 14,7 trên 100.000 dân[2]. Tại Mỹ năm 2013 có khoảng 102480 ca mới mắc ung thư đại tràng và 40340 ca mới mắc ung thư trực tràng [3].
Các triệu chứng của bệnh lý đại trực tràng thường không điển hình vì vậy để chẩn đoán xác định không những đòi hỏi người thày thuốc thăm khám lâm sàng mà còn phải phối hợp với các biện pháp chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng một cách cẩn thận và chi tiết. Việc chẩn đoán bệnh lý ung thư đại trực tràng cũng như các bệnh lý đại trực tràng khác ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt là nhờ các kỹ thuật nội soi ống mềm, đã giúp cho việc chẩn đoán sớm và chính xác hơn, do vậy bệnh nhân được can thiệp và điều trị kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian sống thêm cho người bệnh. Tỷ lệ sống trên 5 năm với những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm là 90% [4].
Nội soi đại tràng (NSĐT) là 1 phương pháp tốt nhất giúp cho chẩn đoán xác định các bệnh lý đại tràng tràng nói chung và u đại trực tràng nói riêng. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bên cạnh NSĐT bằng ánh sáng trắng đã được thực hiện từ nhiều năm, nội soi dải tần hẹp (NBI) đã được đưa vào ứng dụng và đã chứng minh được ưu điểm vượt trội của nó. Không chỉ gói gọn trong 3 dải tần cơ bản, hiện nay các bác sỹ lâm sàng đã có trong tay hệ thống FICE (Flexible Spectral Imanging Color Enhancement) với 10 dải tần linh hoạt, dễ dàng phát hiện những thay đổi về màu sắc, hình thái bề mặt và cấu trúc mạch máu giúp cho việc chẩn đoán các tổn thương đại trực tràng dễ dàng hơn.
Cùng với sự phát triển về kỹ thuật nội soi, nhiều hệ thống phân loại giúp nhận định hình ảnh nội soi đại tràng đã được ứng dụng như phân loại Showa, phân loại Hiroshima, phân loại NICE… Tất cả các hệ thống này đều giúp chẩn đoán các loại u đại trực tràng. Mục tiêu cuối cùng là chẩn đoán được bệnh lý đại trực tràng đặc biệt là ung thư đại trực tràng càng sớm càng tốt, giúp kéo dài thời gian sống cho bệnh nhận.
Việc đánh giá giá trị của FICE trong việc chẩn đoán tổn thương đại trực tràng đã được tiến hành tại 1 số nước như Nhật Bản, Trung Quốc… và đã có một số kết quả đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về vấn đề này. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng nội soi đại tràng FICE trong chẩn đoán tổn thương đại trực tràng” với hai mục tiêu:
1. Nhận xét hình ảnh nội soi FICE với nội soi ánh sáng thường trong tổn thương đại trực tràng.
2. Nhận xét hình ảnh tổn thương trên nội soi FICE đối chiếu với mô bệnh học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu ứng dụng nội soi đại tràng FICE trong chẩn đoán tổn thương đại trực tràng
2. Nguyễn Bá Đức (2010), Báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện dự án ung thư quốc gia về phòng chống ung thư giai đoạn 2008-2010, Tạp chí ung thư học Việt Nam, Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ XV, tr.21-26
3. American Cancer Society. Colorectal cancer early detection. 2013.
4. Phạm Hoàng Anh, Trần Hồng Trường, Nguyễn Hoài Nga và cộng sự, “Ung thư ở người Hà Nội 1994”, Y học thực hành 1995, Chuyên san ung thư học, Hà Nội, tr. 96 -98.
5. Nguyễn Đức Cự , “Giải phẫu trực tràng”, Bài giảng giải phẫu tập II 1994, Bộ môn giải phẫu trường Đại học Y Hà Nội, 202 – 204.
6. Trịnh Văn Minh, “Giải phẫu người”, Giải phẫu ngực- bụng tập II 2013, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 419-420.
7. Fukuzawa J, Terashima H, OhKohchi N (2007), Early postoperative oral feeding accelerates upper gastrointestinal anastomic healing in the rat model, World JSurg 2007, 31, pp.1234-39
8. Steele G, Mayer R.J, Podolsky D.K, et al (1990), Cancer of the colon, rectum and anus, Cancer manual, 8th ed. American Cancer Society, Massachusetts division, pp 241-252.
9. Colorectal Cancer Incidence and Mortality (2008), Worldwide
10. Jemal A, Siegel R, Ward E, et al (2009), Cancer statistics,CN Cancer J Clin, 59:225.
11. Wilmink A.B.M (1997), Overview of the epidemiology of colorectal cancer, Dis colon rectum, 40(4), pp. 483-92.
12. Baron JA, Gerhardsson de verdier M, Ekbom A (1994), Coffe, tea, tobaco, and cancer of the large bowel, Cancer- Epidemiol- Biomarkers- Prev, 3(7), pp. 565-70.
13. Berk T, Cohen z (1997), Hereditary gastrointestinal polyoposis syndrome, Surgery of the Colon and Rectum, Churchill Livingstone, New York, Edinburgh, London, Madrid, Melbourne, San Fransisco, Tokyo, pp. 390-410.
14. Lyn H.T, Vasen H.F, Mecklin J.P, Khan P.M (1994), The international collaborative on HNPCC, Anticancer, 14(4B), pp. 1661-4.
15. Lyn H.T, Watson P, Lanspa S.J, et al( 1988), Natural History of colorectal cancer in hereditary nonpolyposis colorectal cancer( Lynch syndrome I and Lynch syndrome II), Dis colon rectum, 31, pp.439.
16. Morson BC, (1976), HistologicalTyping of Intestinal Tumors, World Health Organization, Geneva 1976
17. Nusko G, Mansmann U, et al (1976), Invasive adenoma: multivariate analysis of patient and adenoma characteristics, Endoscopy 29(7), pp: 626- 631.
18. Miyake Y, Nakaguchi T, et al (2005), Development of new electronic endoscopes using the spectral images of an internal organ, Scottsdale (Ariz), 2005 November 7-11, pp:261-263
19. Fuji Intelligent Chromo Endoscopy, Fujinon
20. “FICE spectral image processing technology for High Contrast Imaging”, Fijinon.
21. Yoshida N, Naito Y, et al.The detection of surface patterns by flexible spectral imaging color enhancement without magnification for diagnosis of colorectal polyps, Int J Colorectal Dis, 2012;27:605-611
22. Kim Y, et al, Differentiating small polyp histologies using real-time screening colonoscopy with Fuji Intelligent Color Enhancement, Clin Gastroenterol Hepatol, 2011;9:744-749
23. D.A. Ringold, S. Sikka, et al(2008), High-contrast imaging (FICE) improves visualization of gastrointestinal vascular ectasias, Endoscopy 2008,40:E26.
24. Sinji T và Yasushi S, Aim to unify the narrow band imaging (NBI) magnifying classification for colorectal tumors: Current status in Japan from a summary of the consensus symposium in the 79th annual meeting of the Japan Gastroenterological endoscopy society (2011)
25. David G H, Tonya K, et al (2012), Validation of a simple classification system for endoscopic diagnosis of small colorectal polyps using narrow band imaging, Gastroenterology, 2012, 143, pp:599-607
26. Nana H, Shinji T, et al (2013), Endoscopic prediction of deep submucosal invasive carcinoma: validation of the Narrow-Band imaging international colorectal endoscopic (NICE) classification, Gastrointest Endosc 2013;78:625-32.
27. Kazuhiro G, (2004), Appearance of enhanced tissue features in narrow¬band endoscopic imaging, Olympus Co., Ishikawa-cho, Hachioji-shi, Tokyo 192-8507, Japan
28. Colorectal Cancer Incidence and Mortality (2008), Worldwide
29. Jemal A, Siegel R, Ward E, et al (2009), “Cancer statistics”,CA Cancer J Clin, 59:225
30. Cohen M., Shank, Friedman A. (1997), “Colorectal cancer”, Principles and practice of oncology, J.B. Lippincott company, Philadelphia, pp. 895-951.
31. Đoàn Hữu Nghị (1994), Góp phần nghiên cứu xây dựng phác đồ điều trị ung thư trực tràng, nhận xét 529 bệnh nhân tại Bệnh viện K qua hai giai đoạn 1975 -1983 và 1984 -1992, Luận án phó tiến sỹ khoa học y dược, Hà Nội
32. Nguyễn Thu Hương (2008) “Đánh giá hiệu quả của phác đồ FOLFOX 4 trong điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn tại bệnh viện K”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành ung thư, Thư viện Đại học Y Hà Nội.
33. Trần Thắng (2002) “Đánh giá kết quả hóa trị liệu trong ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng tại bệnh viện K từ 1997 – 2002”, Luận văn thạc sỹ y học, trang 30-40
34. D. K. Rex, V. Chadalawada, and D. J. Helper, “Wide angle colonoscopy with a prototype instrument: impact on miss rates and efficiency as determined by back-to-back colonoscopies,” American Journal of Gastroenterology, vol. 98, no. 9, pp. 2000-2005, 2003.
35. Shinsuke K, Takahisa M, et al (2012), Detectability of Colon Polyp using computed virtual chromoendoscopy with flexible spectral imaging color enhancement, Diagnostic and Therapeutic Endoscopy, vol 2012 (2012), article ID 596303l.
36. The WHO Classification of Tumours of the Digestive System (1999), “presented in this book reflects the views of a Working Group that convened for an Editorial and Consensus Conference in Lyon”,France, November 6-9
37. Lê Đình Roanh, Hoàng Văn Kỳ, Ngô Thu Thoa (1999), “Nghiên cứu hình thái học ung thư đại trực tràng gặp tại bệnh viện K Hà Nội 1994 – 1997”, Tạp chí thông tin y dược, Số đặc biệt chuyên đề ung thư, Hà Nội, tr. 66-70.
38. T. Fujii, R. T. Hasegawa, Y. Saitoh et al., “Chromoscopy during colonoscopy,” Endoscopy, vol. 33, no. 12, pp. 1036-1041, 2001
39. T. Uraoka, Y. Saito, T. Matsuda et al., “Detectability of colorectal neoplastic lesions using a narrow-band imaging system: a pilot study,” Journal of Gastroenterology and Hepatology, vol. 23, no. 12, pp. 1810-1815, 2008
40. J. Pohl, A. May, T. Rabenstein et al., “Comparison of computed virtual chromoendoscopy and conventional chromoendoscopy with acetic acid for detection of neoplasia in Barrett’s esophagus,”Endoscopy, vol. 39, no. 7, pp. 594-598, 2007
41. M. A. Kara, F. P. Peters, W. D. Rosmolen et al., “High-resolution endoscopy plus chromoendoscopy or narrow-band imaging in Barrett’s esophagus: a prospective randomized crossover study,” Endoscopy, vol. 37, no. 10, pp. 929-936, 2005.
42. A. Parra-Blanco, A. Jiménez, B. Rembacken et al., “Validation of Fujinon intelligent chromoendoscopy with high definition endoscopes in colonoscopy,” World Journal of Gastroenterology, vol. 15, no. 42, pp. 5266-5273, 2009.
43. R. Mouri, S. Yoshida, S. Tanaka, S. Oka, M. Yoshihara, and K. Chayama, “Evaluation and validation of computed virtual chromoendoscopy in early gastric cancer,” Gastrointestinal Endoscopy, vol. 69, no. 6, pp. 1052-1058, 2009.
44. Adolfo Parra-Blanco, Alejandro Jiménez et al (2009), Validation of Fujinon intelligent chromoendoscopy with high definition endoscopes in colonscopy, World J Gastroenterol 2009 November 14; 15(42): 5266-5273.
45. Yoshida N, Naito Y et al (2012), The detection of surface patterns by flexible spectral imaging color enhancement without magnification for diagnosis of colorectal polyps, Int J Colorectal Dis 2012; 605-611
46. Yoshida N, Yagi N et al, Imaged-enhanced endoscopy for diagnosis of colorectal tumors in view of endoscopic treatment, World J Gastrointest Endosc in press
47. Pohl J, Nguyen Tat M và cs (2008), Computed virtual chromoendoscopy for classification of small colorectal lesions: a prospective compararative study, Am J Gastroenterol 2008; 103:562-569.
48. Kim YS, Kim D và cs (2011), Differentiating small polyp histologies
using real-time screening colonoscopy with Fuji intelligent color enhancement, Clint Gastroenterol Hepatol 2011; 9:744-749.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu của đại trực tràng 3
1.1.1. Định khu đại tràng 4
1.1.2. Mạch máu đại tràng 8
1.1.3. Chi phối thần kinh của đại trực tràng 9
1.2. Dịch tễ học và sinh bệnh học của ung thư đại trực tràng 10
1.2.1. Dịch tễ học 10
1.2.2. Sinh bệnh học của ung thư đại trực tràng 11
1.3. Giải phẫu bệnh học, phân chia giai đoạn ung thư đại trực tràng 13
1.3.1. Giải phẫu bệnh học của ung thư đại trực tràng 13
1.3.2. Tiến triển tự nhiên của ung thư đại trực tràng: 16
1.3.3. Phân chia giai đoạn của Ung thư đại trực tràng 16
1.4. Chẩn đoán ung thư đại trực tràng 19
1.4.1. Lâm sàng 19
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng 20
1.5. Polyp đại trực tràng 23
1.6. Phương pháp nội soi dải tần hẹp 26
1.6.1. FICE 29
1.6.2. Các hệ thống phân loại tổn thương đại trực tràng bằng FICE 32
1.7. Tình hình nghiên cứu trên trên thế giới 35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu 37
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn BN 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 38
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 38
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 38
2.3. Xử lý số liệu 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 46
3.1.1. Giới 46
3.1.2. Tuổi 47
3.1.3. Tiền sử bệnh lý ung thư trong gia đình liên quan đến bệnh 47
3.1.4. Lý do đi khám bệnh 48
3.2. Đặc điểm tổn thương trên nội soi thường 49
3.2.1. Số lượng tổn thương trên mỗi bệnh nhân 49
3.2.2. Vị trí tổn thương 49
3.2.3. Hình ảnh đại thể xác định trên nội soi 50
3.2.4. Chẩn đoán tổn thương trên nội soi ánh sáng thông thường 50
3.2.5. Hình ảnh của tổn thương trên nội soi FICE 51
3.3. Đối chiếu kết quả phân chẩn đoán FICE và kết quả mô bệnh học 53
3.3.1. Chẩn đoán tổn thương theo FICE 53
3.3.2. Kết quả chẩn đoán mô bệnh học 53
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Một số đặc điểm của nhóm nghiên cứu 56
4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 56
4.1.2. Tiền sử bản thân và tiền sử gia đình liên quan đến ung thư 57
4.1.3. Một số triệu chứng lâm sàng 57
4.2. Hình ảnh tổn thương ĐTT trên nội soi thường và nội soi FICE 58
4.2.1. Ví trí, số lượng và kích thước tổn thương trên nội soi 58
4.2.2. Hình ảnh đại thể tổn thương trên nội soi 59
4.2.3. Các đặc điểm hình ảnh tổn thương trên FICE 59
4.2.4. Đối chiếu chẩn đoán FICE với kết quả MBH 63
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 1.1: Phân loại giai đoạn và tỷ lệ sống trên 5 năm 18
Bảng 3.1: Số lượng tổn thương trên mỗi bệnh nhân 49
Bảng 3.2: Tỷ lệ phân bố vị trí tổn thương 49
Bảng 3.3: Hình ảnh đại thể tổn thương xác định trên nội soi 50
Bảng 3.4: Tỷ lệ chẩn đoán bệnh trên ánh sáng thông thường 50
Bảng 3.5: Tỷ lệ kích thước tổn thương xác định trên nội soi FICE 51
Bảng 3.6: Đặc điểm phân loại màu sắc tổn thương 51
Bảng 3.7: Đặc điểm phân loại cấu trúc mạch máu tổn thương 52
Bảng 3.8: Đặc điểm phân loại cấu trúc bề mặt tổn thương 52
Bảng 3.9: Đối chiếu chẩn đoán FICE với MBH 54
Bảng 3.10: Các nghiên cứu hình ảnh nội soi NBI và FICE không phóng đại để phân biệt các khối u ung thư và không ung thư 66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh theo giới 46
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo nhóm tuổi 47
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ phân bố lý do đi khám 48
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ chẩn đoán tổn thương theo FICE 53
Biểu đồ 3.5: Phân loại kết quả MBH tổn thương 53
Biểu đồ 3.6: Đối chiếu chẩn đoán FICE và MBH 55