Nghiên cứu ứng dụng nội soi với ánh sáng dải tần hẹp (FICE) trong chẩn đoán ung thư dạ dày
Nghiên cứu ứng dụng nội soi với ánh sáng dải tần hẹp (FICE) trong chẩn đoán ung thư dạ dày.Ung thư dạ dày là một bệnh ung thư thường gặp sau ung thư phổi, ung thư vú (ở nữ) và ung thư đại- trực tràng với tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới.Ước tính có khoảng 738.000 trường hợp tử vong do UTDD mỗi năm[1].
Tỷ lệ mắc UTDD cũng khác nhau theo khu vực địa lý, gần 2/3 UTDD xẩy ra ở các nước phát triển[2]. Khu vực có tỷ lệ mắc cao (>20 trên 100.000 dân) bao gồm Đông Á , Đông Âu, Trung và Nam Mỹ trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc vùng có tỷ lệ mắccao nhất thế giới. Khu vực có tỷ lệ mắc thấp (
Tại Việt Nam theo ghi nhận UT ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong những năm gần đây, ước tính tỷ lệ mắc UTDD năm 2000 là 23,7/100.000 dân ở nam giới, đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi, còn ở nữ tỷ lệ này là 10,8/100.000 dân, là loại UT phổ biến hàng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung[5].
Trong vài thập kỷ qua, tỷ lệ tử vong ung thư dạ dày có xu hướng giảm rõ rệt ở hầu hết các khu vực trên thế giới nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị . Tuy nhiên UTDD vẫn còn là căn bệnh của người nghèo, tiên lượng và tỷ lệ tử vong cao do bênh được phát hiệ ở giai đoạn muộn.
Tiên lượng của UTDD liên quan chặt chẽ đến giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán. Tỷ lệ sống sau 5 năm đối với UTDD sớm là >90% [6]. Tại Nhật Bản, nơi chương trình sàng lọc tốt về UTDD, tỷ lệ tử vong do UTDD đã giảm hơn một nửa kể từ đầunhững năm 1970, khả năng sống sót sau 5 năm đối với UT giai đoạn sớm được điều trị lên đến> 95%[7].
Ngược lại tiên lượng UTDD rất kém đối với UTDD giai đoạn muộn. Tại Mỹ tỷ lệ phát hiện UTDD sớm thấp do vậy tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ khoảng 10%[8]tương tự như vậy ở Châu Âu tỷ lệ này là 10-20%[9].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Đỗ Đức Vân gần như toàn bộ UTDD đến BV Việt Đức đã ở giai đoạn muộn, kết quả điều trị hạn chế, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm chỉ khoảng 5%.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán UTDD trong đó nội soi dạ dày sinh thiết vẫn là phương pháp phổ biến nhất. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ có nhiều phương pháp được ứng dụng trong nội soi để làm tăng khả năng phát hiện ung thư. Nội soi sinh thiết có nhuộm màu bằng Indigocarmin , XanhMethylen đặc biệt trong thời gian gần đây với sự tiến bộ của nội soi chẩn đoán như nội soi độ nét cao(HDE) nội soi nhuộm màu ảo bằng NBI, FICE, i-Scan, AFI giúp tăng đáng kể khả năng chẩn đoán UTDD đặc biệt là tăng khả năng phát hiện UTDD sớm. Nhờ ứng dụng phương pháp này cùng với chương trình nội soi sàng lọc chẩn đoán ung thư sớm mà Nhật Bản là nước có tỷ lệ phát hiện ung thư sớm rất cao.
Nội soi với ánh sáng dải tần hẹp với hệ thống tăng cường màu sắc đa phổ FICE (Flexible Spectral Imaging Color Enhancement) là công nghệ nội soi nhuộm màu ảo (nhuộm màu điện tử) mới được đưa vào ứng dụng từ năm 2005 tỏ ra có nhiều ưu việt.Một số nghiên cứu trên thế giới đã báo cáo về FICE làm tăng khả năng phát hiện và chẩn đoán các tổn thương ung thư, tiền ung thư và định hướng cho sinh thiết.Việt Nam là nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhưng trên >90% ung thư dạ dày được phát hiện đã ở giai đoan muộn và rất muộn.Có nhiều nguyên nhân trong đó việc bỏ sót tổn thương, chẩn đoán sai, sinh thiết không đúng vị trí…
Xuất phát từ tình hình thực tế với mong muốn tìm hiểu ứng dụng của kĩ thuật này để tăng khả năng chẩn đoán UTDD chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng nội soi với ánh sáng dải tần hẹp (FICE) trong chẩn đoán ung thư dạ dày” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả hình ảnh nội soi của bệnh nhân được chẩn đoán ung thư bằng nội soi FICE.
2. Đối chiếu kết quả chẩn đoán UTDD bằng soi FICE với mô bệnh học.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:TỔNG QUAN 3
1.1. Giải phẫu và mô học dạ dày 3
1.1.1 Giải phẫu dạ dày 3
1.1.2 Mô học 4
1.1.3. Hệ thống mạch máu của dạ dày 6
1.1.4.Thần kinh của dạ dày 6
1.1.5.Hệ thống bạch huyết dạ dày 7
1.2. Dịch tễ học 7
1.2.1 Tình hình ung thư dạ dày trên thế giới 7
1.2.2 Tình hình UTDD tại Việt Nam 8
1.2.3 Các yếu tố nguy cơ của UTDD 9
1.3. Hình thái GPB của UTDD 11
1.3.1. Ung thư dạ dày sớm 11
1.3.2 UTDD tiến triển 13
1.3.3. Phân loại giai đoạn của UTDD 19
1.4. Các phương pháp chẩn đoán UTDD 21
1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng 21
1.4.2 Chụp dạ dày hàng loạt có thuốc cản quang 23
1.4.3 Chẩn đoán tế bào học 24
1.4.4 Nội soi dạ dàyống mền và sinh thiết 24
1.4.5 Phương pháp mô bênh học 24
1.4.6. Vai trò của chụp cắt lớp vi tính( CT)và cộng hưởng từ ( MRI) 24
1.4.7. Soi ổ bụng, siêu âm thường và siêu âm qua soi ổ bụng 26
1.4.8. Siêu âm nội soi 26
1.4.9. Các chất chỉ điểm khối u 27
1.5. Các phương pháp nội soi nhuộm màu trong phát hiện và chẩn đoán UTDD và tiền ung thư 27
1.5.1 Xanh Methylen 27
1.5.2 Indigocarmin 27
1.5.3 Công nghệ AFI 28
1.5.4 Nội soi nhuộm màu ảo NBI 28
1.5.5. Nội soi đồng tiêu quét Laser 29
1.5.6.Nội soi nhuộm màu ảo FICE 29
1.5.7. Ứng dung nội soi FICE kết hợp phóng đại trong xác định ranh giới và chẩn đoán UTDD. 33
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 37
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: 37
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.2.2. Cách chọn mẫu 38
2.2.3. Các phương tiện nghiên cứu 38
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu và các bước nghiên cứu 38
2.2.5. Các tiêu chuẩn đánh giá 39
2.2.6. Đối chiếu kết quả chẩn đoán nội soi với kết quả chẩn đoán MBH 47
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu 47
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1 Một số đặc điểm của bệnh nhân 48
3.1.1 Giới 48
3.1.2Tuổi 49
3.1.3 Tiền sử bản thân và gia đình 50
3.1.4 Một số triệu chứng lâm sàng của nhóm nghiên cứu 51
3.1.5. Nhận xét hình ảnh tổn thương xác định trên nội soi ở bệnh nhân UTDD và loạn sản độ cao 52
3.1.6 Vị trí của tổn thương khi soi 53
3.1.7 Chẩn đoán nội soi 54
3.1.8 Kết quả sinh thiết 54
3.1.9 Đối chiếu hình ảnh nội soi FICE ( Kênh 2) với chẩn đoán mô bệnh học 55
3.1.10 Tính độ nhậy, độ đặc hiệu của phương pháp nội soi FICE trong chẩn đoán ung thư và loạn sản độ cao 56
3.1.11 Chất lượng hình ảnh FICE (kênh 2): Xác định ranh giới tổn thương bằng FICE so với nội soi thường trên bệnh nhân UTDD, loạn sản độ cao. 56
3.1.12 Chất lượng hình ảnh FICE ( kênh 2) : Xác định hình thái tổn thương so với nội soi thườngtrên BN ung thư và loạn sả độ cao. 58
3.1.13 Chất lượng hình ảnh FICE: Đặc điểm màu sắc tổn thương trên kênh FICE 4 ở bệnh nhân UTDD và loạn sản nặng 60
3.1.14 Tổn thương vi thể của UTDD và tiền ung thư 60
3.1.15.Tỷ lệ nhiễm HP trên MBH bệnh nhân ung thư dạ dày và loạn sản nặng 61
Chương 4:BÀN LUẬN 63
4.1. Một số đặc điểm bệnh học của nhóm nghiên cứu 63
4.1.1 Đặc điểm chung về nhóm tuổi, giới 63
4.1.2 Triệu chứng lâm sàng. 64
4.1.3 Hình ảnh tổn thương khi nội soi dạ dày 65
4.2. Mô tả hình ảnh nội soi FICE ở bệnh nhân UTDD và loạn sản độ cao 66
4.2.1. Xác định ranh giới tổn thương sử dụng kênh FICE 2 66
4.2.2 Đánh gía hình thái tổn thương bằng nội soi FICE(kênh 2) so với nội soi thường 68
4.2.3 Đánh giá tính chất màu sắc và độ tương phản tổn thương trên kênh FICE 4 69
4.2.4 Đánh giá chất lượng hình ảnh của cấu trúc bề mặtFICE( kênh 2) so với nội soi thường 71
4.3. Đối chiếu kết quả chẩn chẩn đoán UTDD bằng nội soi FICE với kết quả GPB. 72
4.4. Phát hiện và chẩn đoán UTDD sớm 73
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tiền sử bản thân, giai đình 50
Bảng 3.2. Một số triệu chứng lâm sàng 51
Bảng 3.3 Tổn thương đại thể qua nội soi 52
Bảng 3.4 Vị trí tổn thương khi soi 53
Bảng 3.5 Chẩn đoán nội soi 54
Bảng 3.6 Kết quả sinh thiết 54
Bảng 3.7 Đối chiếu chẩn đoán FICE với MBH 55
Bảng 3.8. Ranh giới tổn thương 57
Bảng 3.9 Hình thái tổn thương 58
Bảng 3.10 Cấu trúc bề mặt 59
Bảng 3.11. Màu sắc tổn thương 60
Bảng 3.12. Hình ảnh vi thể 60
Bảng 3.13. Tỷ lệ nhiễm HP 61
Bảng 4.1. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân ung thư sớm và loạn sản độ cao 74
Bảng 4.2. Đặc điểm hình ảnh bệnh nhân ung thư sớm 74
Bảng 4.3. Đặc điểm hình ảnh bệnh nhân loạn sản độ cao 75