Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu điều trị trượt đốt sống thắt lưng một tầng
Luận án tiến sĩ y họcNghiên cứu ứng dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu điều trị trượt đốt sống thắt lưng một tầng.Trượt đốt sống thắt lưng là sự dịch chuyển bất thường ra trước hoặc ra sau của đốt sống phía trên so với đốt sống ở phía dưới vùng thắt lưng. Hệ quả là làm thay đổi cấu trúc giải phẫu và mất vững cột sống. Bệnh có tỷ lệ mắcvào khoảng 6% dân số [1]. Có nhiều nguyên nhân gây trượt đốt sống, trong đókhuyết eo và thoái hóa là hai nguyên nhân thường gặp nhất [2],[3].
Biểu hiện lâm sàng của trượt đốt sốngthắt lưng rất đa dạng và phong phú, có thể chỉcó đau lưng, đau theo rễ hoặc phối hợp cả hai, đôi khi không có triệu chứng gì [4], [5],[6], dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác vùng thắt lưng.
Về điều trị, trượt đốt sống thắt lưng phần lớn được điều trị bảo tồn. Phẫu thuật được đặt ra khi có sựmất vững, chèn ép thần kinh làm suy giảm chức năng cột sống.Phẫu thuật giải ép, nắn chỉnhvà làm vững lại cấu trúc cho cột sống là vấn đề then chốt trong điều trị bệnh lý này. Ngày nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị trượt đốt sống, từ mổ mở truyền thống cho đến phẫu thuật xâm lấn tối thiểu như: giải ép thần kinh đơn thuần,ghép xương sau bên hoặc ghép xương liên thân đốt. Trong đó, ghép xương liên thân đốt là một phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì có nhiều ưu điểm: chotỷ lệ liền xương cao và khôi phục chiều cao liên thân đốt rất tốt[7], [8]. Ghép xương liên thân đốtcó thể được tiếp cận bằng nhiều đường khác nhau: lối trước, lối sau hoặc qua lỗ liên hợp. Trong đó,đường vào qua lỗ liên hợp hạn chế được các biến chứng rách màng cứng và tổn thương rễ, do không phải vén màng cứng và rễ thần kinh nhiều [9], [10], [11], [12]. Với những ưu điểm này màngày nay phương pháp ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp được nhiều phẫu thuật viên áp dụng[7], [13],[14],[15].
Mặt khác, tổn thương mô mềm trong phẫu thuật cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả của điều trị. Phẫu thuật mổ mở truyền thống có nhiều nhược điểm: đường mổ lớn, gây tổn thương mô và mất máu nhiều,tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và kéo dài thời gian nằm viện.Ứng dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu làm giảm tổn thương mô mềm là một bước tiến lớn trong điều trị trượt đốt sống. Sử dụng hệ thống ống banh Caspar là một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu theo dõi lâu dài để đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp này.
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị cho bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu điều trị trượt đốt sống thắt lưng một tầng” với haimục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học Xquang qui ước, cộng hưởng từ của trượt đốt sống thắt lưng một tầng có chỉ định phẫu thuật xâm lấn tối thiểu sử dụng ống banh Caspar.
2. Đánh giá kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng một tầng bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có sử dụng ống banh Caspar.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Pham Vo Ky, Vu Van Hoe, Nguyen Hung Minh, Nguyen Van Hung (2017). The mini-open transforaminal lumbar interbody fusion for treatmentof single level spondylolisthesis. Journal of Military Pharmaco-medicine,42(7):176-179.
2. Phạm Vô Kỵ, Vũ Văn Hòe, Nguyễn Hùng Minh, Nguyễn Văn Hưng (2017). Trượt đốt sống thắt lưng một tầng, mức độ nhẹ: Lâm sàng và hình
ảnh học. Y học TP Hồ Chí Minh, 21(6):178-181.
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu về trượt đốt sống trên thế giới và tại Việt Nam 3
1.1.1. Các nghiên cứu về trượt đốt sống trên thế giới 3
1.1.2. Các nghiên cứu về trượt đốt sống tại Việt Nam 4
1.2. Giải phẫu cột sống vùng thắt lưng 6
1.2.1. Cơ nhiều chân 6
1.2.2. Cơ cực dài 7
1.2.3. Lớp gian cơ 8
1.2.4. Đốt sống và đĩa đệm cột sống thắt lưng 8
1.2.5. Hệ thống dây chằng 11
1.2.6. Tam giác Kambin 12
1.2.7. Một số bất thường về giải phẫu của rễ thần kinh vùng thắt lưng 13
1.3. Phân loại trượt đốt sống 15
1.3.1. Phân loại trượt đốt sống theo nguyên nhân 15
1.3.2. Phân loại trượt đốt sống theo mức độ. 17
1.4. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của trượt đốt sống thắt lưng 18
1.4.1. Đặc điểm lâm sàng 18
1.4.2. Đặc điểm hình ảnh học 20
1.5. Điều trị trượt đốt sống thắt lưng 26
1.5.1. Điều trị nội khoa 26
1.5.2. Điều trị ngoại khoa 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. Đối tượng nghiên cứu 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.2.2. Các bước tiến hành 41
2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu 62
2.2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 63
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 64
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 64
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 64
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 64
3.1.3. Nghề nghiệp của bệnh nhân 65
3.1.4. Chỉ số khối cơ thể và mức độ loãng xương 65
3.1.5. Nguyên nhân trượt đốt sống 66
3.1.6. Vị trí trượt đốt sống thắt lưng 66
3.1.7. Thời gian khởi phát bệnh và thời gian điều trị nội khoa 67
3.1.8. Cách khởi phát bệnh và lý do nhập viện 68
3.2. Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của trượt đốt sống thắt lưng 69
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của trượt đốt sống thắt lưng 69
3.2.2. Đặc điểm hình ảnh học của trượt đốt sống thắt lưng 74
3.3. Kết quả điều trị phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng 78
3.3.1. Đánh giá kết quả gần 78
3.3.2. Đánh giá kết quả xa sau phẫu thuật 82
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 91
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 91
4.1.1. Tuổi 91
4.1.2. Giới 92
4.1.3. Nghề nghiệp 93
4.1.4. Nguyên nhân trượt 93
4.1.5. Vị trí trượt 94
4.2. Đặc điểm lâm sàng của trượt đốt sống thắt lưng 95
4.2.1. Triệu chứng cơ năng 95
4.2.2. Triệu chứng thực thể 96
4.2.3. Mức độ giảm chức năng cột sống theo ODI 99
4.3. Đặc điểm hình ảnh học của bệnh trượt đốt sống thắt lưng 99
4.3.1. Hình ảnh Xquang qui ước 99
4.3.2. Hình ảnh Xquang động 101
4.3.3. Hình ảnh cộng hưởng từ 101
4.4. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật 102
4.4.1. Kết quả gần 102
4.4.2. Kết quả xa 110
KẾT LUẬN 120
KIẾN NGHỊ 122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Bệnh án minh họa
Phụ lục 2: Bệnh án nghiên cứu
Phụ lục 3: Danh sách bệnh nhân