Nghiên cứu ứng dụng quy trình chẩn đoán và điều trị phẫu thuật sỏi mật tại các tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc

Nghiên cứu ứng dụng quy trình chẩn đoán và điều trị phẫu thuật sỏi mật tại các tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc

Nghiên cứu ứng dụng quy trình chẩn đoán và điều trị phẫu thuật sỏi mật tại các tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sỏi mật là bệnh lý phổ biến trong các bệnh ngoại khoa tiêu hóa, gây ra bởi sự xuất hiện các viên sỏi trong đường mật. Nhiễm khuẩn kết hợp với tắc mật làm cho bệnh có nhiều biến chứng nặng nề. Tỷ lệ mắc bệnh và hình thái
sỏi rất khác nhau giữa các vùng lãnh thổ, liên quan trực tiếp tới điều kiện kinh tế xã hội và môi trường sống. Trong những năm cuối thế kỷ XX, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị sỏi mật, đặc biệt, sự ra đời của phẫu thuật nội soi (cắt túi mật nội soi, lấy sỏi ống mật chủ nội soi), các phương pháp nội soi can thiệp (nội soi đường mật ngược dòng lấy sỏi qua cắt cơ thắt Oddi), Xquang can thiệp (lấy sỏi xuyên gan qua da, lấy sỏi qua đường hầm Kehr) và tán sỏi ngoài cơ thể đã mang lại những tiến bộ rõ rệt trong chẩn đoán và điều trị sỏi mật. Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc sỏi mật cao với nhiều nét đặc thù, chủ yếu là sỏi đường mật. Giun đũa đóng vai trò đặc biệt quan trọng, làm cho bệnh phức tạp hơn với tỷ lệ sỏi đường mật trong gan rất cao, kèm theo nhiều biến chứng trầm trọng như sốc mật, áp xe và chảy máu đường mật. Các tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc Việt Nam là những vùng kinh tế chậm phát triển, đời sống khó khăn, nhiều phong tục, tập quán sinh hoạt lạc hậu, hệ thống y tế chưa phát triển đồng bộ, nhân lực thiếu, trình độ không đều, việc tiếp cận với những trang thiết bị y tế hiện đại còn hạn chế, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Một nghiên cứu hồi cứu năm 2009, trên 197 BN sỏi mật được điều trị phẫu thuật, nhằm khảo sát thực trạng về chẩn đoán và điều trị phẫu thuật sỏi mật tại các địa phương này đã cho thấy [48]: Về chẩn đoán: Do chưa có một qui trình thống nhất, các bước hỏi bệnh và khám lâm sàng thường bị bỏ sót. Các xét nghiệm cận lâm sàng còn thiếu, chẩn đoán hình ảnh chủ yếu dựa vào siêu âm, nhưng thường không được mô tả đầy đủ tổn thương. Bệnh phẩm sau mổ không được làm giải phẫu bệnh lý. 2 Về điều trị: Các phẫu thuật chủ yếu vẫn là mổ mở, phẫu thuật nội soi được thực hiện với tỷ lệ chưa cao (tỷ lệ cắt túi mật nội soi chỉ chiếm 74,6% trong tổng số cắt túi mật), không có trường hợp nào đươc nối mật – ruột, cắt
gan, nội soi mật tụy ngược dòng. Phẫu thuật không theo quy trình thống nhất, lự a chọn phẫu thuật không phù hợp, kết quả phẫu thuật chưa cao. Từ thực tế nêu trên, Trịnh Hồng Sơn cùng các cộng sự, tháng 9 năm 2009 đến tháng 9 năm 2012, đã tiến hành một đề tài độc lập cấp Nhà nước mang mã số ĐTTĐL.2009G/49 với tiêu đề “Nghiên cứu ứng dụng quy trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp cho các tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc”. Với sỏi mật, đề tài đã xây dựng một quy trình chẩn đoán và điều trị phẫu thuật thống nhất. Về chẩn đoán phải tuân thủ 4 bước theo trình tự: (1) Chẩn đoán xác định sỏi mật; (2) Chẩn đoán phân biệt sỏi mật; (3) Xác định BN mổ cấp cứu hay mổ phiên; (4) Lựa chọn phương án điều trị thích hợp. Về điều trị phẫu thuật, có 6 loại phẫu thuật được quy định rõ ràng về chỉ định, các bước thực hiện kỹ thuật và điều trị sau mổ, bao gồm: (1) Phẫu thuật cắt túi mật nội soi, (2) Phẫu thuật cắt túi mật mở, (3) Phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi, dẫn lưu Kehr, (4) Phẫu thuật mở nhu mô gan lấy sỏi, (5) Phẫu thuật nối mật – ruột, (6) Phẫu thuật cắt thùy gan trái [46]. Nhằm triển khai và đánh giá kết quả thực hiện quy trình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng quy trình chẩn đoán và điều trị phẫu thuật sỏi mật tại các tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc” nhằm mục tiêu: 

1. Nghiên cứu ứng dụng các quy trình chẩn đoán và phẫu thuật sỏi mật tại 12 bệnh viện tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc.
2. Đánh giá kết quả ứng dụng các quy trình phẫu thuật sỏi mật tại 12 bệnh viện tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc.  

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment