Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị đột quỵ nhồi máu não khu vực động mạch não giữa
Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị đột quỵ nhồi máu não khu vực động mạch não giữa.Theo thống kê toàn cầu năm 2019, đột quỵ não có xu hướng ngày càng gia tăng và là một trong những mặt bệnh hàng đầu gây tàn phế ở người trưởng thành [1]. Nhồi máu não (NMN) động mạch não giữa có thể dẫn đến 50-70% số bệnh nhân di chứng mức độ nặng [2], [3], [4], chất lượng cuộc sống rất thấp, bệnh nhân trở thành gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội [5]. Cho đến nay, để điều trị NMN giai đoạn bán cấp, phần lớn những liệu pháp đang được áp dụng có hiệu quả hạn chế, các thuốc bảo vệ tế bào thần kinh phổ biến không còn được khuyến cáo sử dụng do mức độ bằng chứng thấp [6]. Điều này đặt ra yêu cầu tìm kiếm những liệu pháp điều trị mới để khắc phục những khó khăn trên.
Liệu pháp tế bào gốc (stem-cell therapy) điều trị NMN được tập trung nghiên cứu nhiều hơn trong những năm gần đây [7], [8]. Tế bào gốc tủy xương (bone marrow stem cells – BMSCs [9]), còn có danh pháp khác là tế bào đơn nhân nguồn gốc tủy xương (bone marrow drived – mononuclear cells – BM MNCs [10]), có thành phần chính là các tế bào gốc (TBG) trưởng thành, bao gồm TBG tạo máu (hematopoietic stem cells – HSCs), TBG trung mô(mesenchymal stem cells – MSCs), và tỷ lệ ít các TBG tiền thân nội mô (endothelial progenitor cells – EPCs) [11]. Với một số ưu điểm như có bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả trên nghiên cứu thực nghiệm [12], [13], dễ dàng phân lập trên người, có thể cho phép tiến hành các thử nghiệm lâm sàng với ghép tự thân. Về mặt phương pháp ghép, truyền TBG qua đường tĩnh mạch (TM) hoặc động mạch (ĐM) được các tác giả lựa chọn nhiều hơn [14], [7], do đơn giản, an toàn và dễ triển khai hơn so với các đường khác như tiêm trực tiếp vào vùng mô não tổn thương hoặc tiêm vào não thất [15].
Trên mô hình thực nghiệm, bằng chứng về tính an toàn và hiệu quả cải thiện chức năng thần kinh của liệu pháp TBG tủy xương truyền qua đường mạch máu là khá rõ ràng và thống nhất [16], [12], [13], [17]. Theo các tác giả, tác dụng của liệu pháp chủ yếu thông qua một số yếu tố cận tiết được giải phóng từ TBG (chemokines, cytokines, yếu tố tăng trưởng thần kinh, và thể tiết ngoại bào) tạo ra hiệu ứng Bystander [18], qua đó giúp thúc đẩy các quá trình: sinh mạch máu nội sinh [10], [19]; sinh thần kinh nội sinh [10], [19]; chống viêm2 và điều biến miễn dịch [10], [20]. Ngoài ra một tỷ lệ nhỏ TBG vượt qua qua hàng rào máu não đã bị tổn thương đến ngoại vi ổ NMN, biệt hóa và thay thế tế bào thần kinh [21], [22], [23]. Từ các tác động trên giúp tái cấu trúc đơn vị thần kinh-mạch máu xung quanh ổ NMN [24] và phục hồi chức năng. So sánh hiệu quả giữa đường truyền TM và ĐM, một số tác giả báo cáo đường truyền ĐM có hiệu quả sinh mạch máu, sinh thần kinh và cải thiện chức năng thần kinh tốt hơn so với đường truyền TM [25], [23], trong khi một số khác chưa thấy sự khác biệt [26], [27].
Về thử nghiệm lâm sàng, một số tác giả đã công bố về tính an toàn và hiệu quả cải thiện chức năng thần kinh của liệu pháp TBG tủy xương tự thân truyền qua đường mạch máu điều trị NMN, trong đó phần lớn đối tượng nghiên cứu là NMN động mạch não giữa do dữ liệu các nghiên cứu thực nghiệm đa số cũng trên mô hình NMN động mạch này [28], [29], [30]. Tuy nhiên số lượng thử nghiệm còn chưa nhiều, kết quả còn chưa thống nhất [31], [7], và các nghiên cứu công bố liệu pháp có hiệu quả cải thiện lâm sàng có số mẫu nhỏ [29], [32].
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu lâm sàng nào về TBG điều trị đột quỵ.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc tủy xương tự thân trong điều trị đột quỵ nhồi máu não khu vực động mạch não giữa” nhằm các mục tiêu:
1. Đánh giá tính an toàn của liệu pháp TBG tủy xương tự thân truyền qua đường tĩnh mạch và đường động mạch điều trị nhồi máu não khu vực động mạch não giữa.
2. Đánh giá hiệu quả của liệu pháp TBG tủy xương tự thân truyền qua đường tĩnh mạch và đường động mạch điều trị nhồi máu não khu vực động mach não giữa
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN………………………………………………………………… 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG NHỒI MÁU NÃO ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA …………… 3
1.1.1. Chẩn đoán nhồi máu não động mạch não giữa……………………………. 3
1.1.2. Điều trị nhồi máu não động mạch não giữa ……………………………….. 5
1.1.3. Tiên lượng NMN động mạch não giữa ……………………………………… 7
1.2. ĐẠI CƯƠNG TẾ BÀO GỐC TỦY XƯƠNG ……………………………………. 9
1.2.1. Tế bào gốc tạo máu ……………………………………………………………… 10
1.2.2. Tế bào gốc trung mô…………………………………………………………….. 13
1.3. TẾ BÀO GỐC TỦY XƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO. 16
1.3.1. Cơ chế tác động của TBG tủy xương qua đường TM và ĐM ………….. 16
1.3.1.1. Khả năng đi qua hàng rào máu não của TBG tủy xương …………. 18
1.3.1.1. Hiệu ứng Bystander do yếu tố cận tiết được giải phóng từ TBG .. 19
1.3.1.2. Kích thích sinh mạch máu (Angiogenesis) …………………………….. 20
1.3.1.3. Kích thích sinh thần kinh (Neurogenesis) ……………………………… 24
1.3.1.4. Chống viêm và điều hòa miễn dịch ………………………………………. 26
1.3.1.5. Khác biệt về mặt cơ chế tác dụng giữa đường TM và ĐM ……….. 28
1.3.2. Tính an toàn và hiệu quả của TBG tủy xương truyền đường TM và
đường ĐM trên nghiên cứu thực nghiệm NMN …………………………………. 29
1.3.3.1. Tính an toàn …………………………………………………………………….. 32
1.3.3.2. Hiệu quả cải thiện chức năng thần kinh ……………………………….. 35
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TBG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÍ THẦN KINH
Ở VIỆT NAM ……………………………………………………………………………… 36
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 372.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………….. 37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………… 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 38
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU………………………………….. 39
2.4. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU …………………………………….. 39
2.4.1. Tuyển chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu, điều trị nền, phân nhóm
và đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu thời điểm trước truyền TBG tủy xương
tự thân (thời điểm T0) …………………………………………………………………… 39
2.4.2. Thu gom dịch tủy xương tự thân, xử lý tạo khối TBG tủy xương, bảo quản
và đánh giá chất lượng TBG tủy xương………………………………………………. 40
2.4.3. Truyền TBG tủy xương tự thân đường TM cho bệnh nhân trong nhóm TM
và đường ĐM cho bệnh nhân trong nhóm ĐM …………………………………….. 40
2.4.4. Theo dõi và tái khám ……………………………………………………………… 41
2.4.5. Tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá, đưa ra kết luận theo các mục
tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………………….. 41
2.5. QUY TRÌNH KỸ THUẬT VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NỀN ÁP DỤNG
TRONG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………… 42
2.5.1. Phác đồ điều trị nền ……………………………………………………………… 42
2.5.2. Quy trình phân lập, bảo quản khối TBG tủy xương …………………… 43
2.5.2.1. Kỹ thuật xét nghiệm huyết – tủy đồ……………………………………….. 43
2.5.2.2. Kỹ thuật thu gom dịch tủy xương …………………………………………. 43
2.5.2.3. Kỹ thuật phân lập tạo khối TBG tủy xương bằng phương pháp ly tâm
theo gradient tỷ trọng……………………………………………………………………. 46
2.5.2.4. Kỹ thuật bảo quản khối TBG tủy xương ………………………………… 47
2.5.2.5. Đánh giá thành phần và chất lượng khối TBG tủy xương ………… 47
2.5.3. Quy trình kỹ thuật truyền TBGTX tự thân qua đường tĩnh mạch…. 492.5.4. Quy trình kỹ thuật truyền TBGTX tự thân qua đường động mạch .. 51
2.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………….. 54
2.6.1. Các biến số sử dụng trong nghiên cứu và phương pháp đánh giá …. 54
2.6.1.1. Các biến số sử dụng trong nghiên cứu ở thời điểm T0 …………….. 54
2.6.1.2. Phương pháp đánh giá tính an toàn và kết quả điều trị của liệu pháp
TBG tủy xương tự thân ………………………………………………………………….. 58
2.7. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ……………………………………….. 62
2.8. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU………………………………………………. 63
SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU………………………………………………………. 64
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………. 65
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU THỜI ĐIỂM T0 ……………. 66
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng ………………………………………………………………. 66
3.1.2. Đặc điểm xét nghiệm và MRI sọ ……………………………………………. 70
3.1.3. Liều TBG tủy xương và thời điểm truyền TBG tủy xương. ………… 72
3.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN CỦA LIỆU PHÁP TBG TX TỰ THÂN
TRUYỀN ĐƯỜNG TM VÀ ĐƯỜNG ĐM TRONG ĐIỀU TRỊ NMN KHU
VỰC ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA………………………………………………………… 76
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LIỆU PHÁP TBG TX TỰ THÂN TRUYỀN
ĐƯỜNG TM VÀ ĐƯỜNG ĐM ĐIỀU TRỊ NMN KHU VỰC ĐỘNG MẠCH
NÃO GIỮA……………………………………………………………………………………….. 81
3.3.1. Thời điểm 6 tháng sau nhồi máu não (T6)…………………………………… 81
3.3.1.1. Chỉ tiêu chính …………………………………………………………………… 81
3.3.1.2. Các chỉ tiêu phụ ……………………………………………………………….. 82
3.3.2. Thời điểm 12 tháng sau NMN (T12) ………………………………………. 863.3.3 Mối liên quan giữa các tiêu chí đánh giá hiệu quả với thời điểm truyền
và liều TBG tủy xương………………………………………………………………….. 91
3.3.3.1. Nhóm truyền đường ĐM …………………………………………………….. 91
3.3.3.2. Nhóm truyền đường TM……………………………………………………… 94
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 96
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU THỜI ĐIỂM T0 ……………. 96
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và liều TBG TX của bệnh nhân trong
nhóm TM ……………………………………………………………………………………. 96
4.1.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ……………………………………….. 96
4.1.1.2. Đặc điểm thời điểm truyền và liều TBG TX đường TM ……………. 99
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và liều TBG TX của bệnh nhân trong
nhóm ĐM………………………………………………………………………………….. 101
4.1.2.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ……………………………………… 101
4.1.2.2. Đặc điểm liều TBG TX và thời điểm truyền TBG TX nhóm ĐM . 103
4.2. ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN CỦA LIỆU PHÁP TBG TX TỰ THÂN
TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TM VÀ ĐƯỜNG ĐM TRONG ĐIỀU TRỊ NMN
KHU VỰC ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA……………………………………………… 104
4.2.1. Đánh giá tính an toàn của liệu pháp truyền TBGTX tự thân qua đường
TM điều trị NMN khu vực động mạch não giữa ………………………………. 104
4.2.2. Đánh giá tính an toàn của liệu pháp TBG TX tự thân truyền qua đường
ĐM điều trị NMN khu vực động mạch não giữa ……………………………… 107
4.2.3. So sánh tính an toàn giữa nhóm TM và nhóm ĐM ………………….. 109
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP TBG TX TỰ THÂN
TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TM VÀ ĐƯỜNG ĐM ĐIỀU TRỊ NMN KHU VỰC
ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA ………………………………………………………………. 1104.3.1. Đánh giá hiệu quả của liệu pháp TBG TX tự thân truyền qua đường
TM điều trị NMN khu vực động mạch não giữa ………………………………. 110
4.4.1.1. Thời điểm 6 tháng sau NMN (T6) ………………………………………. 110
4.3.1.2. Thời điểm 12 tháng sau NMN (T12) …………………………………… 114
4.3.2. Đánh giá hiệu quả của liệu pháp TBG TX tự thân truyền qua đường
ĐM điều trị NMN khu vực động mạch não giữa ……………………………… 114
4.3.2.1. Thời điểm 6 tháng sau NMN (T6) ………………………………………. 114
4.3.2.2. Thời điểm 12 tháng sau NMN (T12) …………………………………… 118
4.3.3. So sánh kết quả điều trị giữa nhóm TM và nhóm ĐM của liệu pháp
TBG tủy xương tự thân điều trị NMN khu vực động mạch não giữa …… 119
4.3.4. Mối liên quan giữa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả với thời điểm truyền
TBG tủy xương và liều TBG tủy xương …………………………………………. 120
4.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU………………………………………………….. 125
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 127
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 129
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN……………………………………………………………………………….. 130DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Những marker bề mặt TBG tạo máu (Méndez-Ferrer S. 2015) [9]11
Bảng 1.2. Tóm lược các yếu tố cận tiết được tạo ra từ TBG trung mô ………. 19
Bảng 1.3. Liều TBG TX ở một số nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình….. 31
Bảng 1.4. Bảng tóm tắt một số thử nghiệm lâm sàng liệu pháp TBG TX tự thân
truyền đường TM (1-4) và đường ĐM (5-8) trên bệnh nhân NMN ĐMNG.. 34
Bảng 2.1. Bảng danh sách biến số về đặc điểm lâm sàng…………………………. 55
Bảng 2.2. Bảng danh sách biến số về xét nghiệm huyết học máu ngoại vi…. 55
Bảng 2.3. Bảng danh sách biến số về xét nghiệm sinh hóa máu ngoại vi …… 55
Bảng 2.4. Biến cố bất lợi gần dự kiến theo dõi……………………………………….. 59
Bảng 2.5. Biến cố bất lợi xa theo dõi…………………………………………………….. 59
Bảng 2.6. Chỉ tiêu đánh giá kết quả điều của liệu pháp TBG tủy xương tự thân
…………………………………………………………………………………………………………. 61
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi và giới tính của bệnh nhân nghiên cứu………………. 66
Bảng 3.2. Yếu tố nguy cơ nhồi máu não của bệnh nhân nghiên cứu………….. 66
Bảng 3.3. Một số đặc điểm lâm sàng quan trọng của bệnh nhân nghiên cứu. 67
Bảng 3.4. Điểm NIHSS của bệnh nhân nghiên cứu…………………………………. 67
Bảng 3.5. Điểm BI của bệnh nhân nghiên cứu ……………………………………….. 68
Bảng 3.6. Điểm mRS của bệnh nhân nghiên cứu ……………………………………. 68
Bảng 3.7. Đặc điểm sức cơ cánh tay theo điểm Motor Arm-NIHSS………….. 69
Bảng 3.8. Điểm BRS-H của bệnh nhân nghiên cứu ………………………………… 69
Bảng 3.9. Mức độ rối loạn ngôn ngữ theo điểm Language – NIHSS …………. 69
Bảng 3.10. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu máu ngoại vi của bệnh
nhân nghiên cứu …………………………………………………………………………………. 70
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ngoại vi của bệnh nhân nghiên cứu
…………………………………………………………………………………………………………. 71
Bảng 3.12. Đặc điểm ổ nhồi máu não trên MRI sọ thời điểm T0………………. 71
Bảng 3.13. Đặc điểm liều TBG tủy xương của nhóm TM và ĐM …………….. 72Bảng 3.14. Kết quả xét nghiệm vi sinh với mẫu khối TBG TX của nhóm TM
và ĐM……………………………………………………………………………………………….. 73
Bảng 3.15. Đặc điểm thời điểm truyền TBG tủy xương tự thân ở nhóm TM và
ĐM……………………………………………………………………………………………………. 73
Bảng 3.16. So sánh mức độ tương đồng giữa phân nhóm truyền TBG TX ≤ 13
ngày và phân nhóm ≥ 14 ngày ở nhóm TM thời điểm T0 ………………………. 74
Bảng 3.17. So sánh mức độ tương đồng giữa phân nhóm truyền TBG TX ≤ 13
ngày và phân nhóm ≥ 14 ngày ở nhóm ĐM thời điểm T0………………………. 75
Bảng 3.18. Đặc điểm biến cố bất lợi gần ……………………………………………….. 76
Bảng 3.19. Biến cố bất lợi được ghi nhận đến thời điểm T6…………………….. 77
Bảng 3.20. Biến cố bất lợi được ghi nhận đến thời điểm T12…………………… 78
Bảng 3.21. Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu máu ngoại vi thời điểm T6
…………………………………………………………………………………………………………. 79
Bảng 3.22. Đặc điểm một số chỉ tiêu sinh hóa máu ngoại vi ở thời điểm T6. 80
Bảng 3.23. Điểm mRS ở nhóm TM, ĐM và nhóm chứng ở thời điểm T6….. 81
Bảng 3.24. Điểm NIHSS ở nhóm TM, ĐM và nhóm chứng ở thời điểm T6. 82
Bảng 3.25. Điểm BI ở nhóm TM, ĐM và nhóm chứng ở thời điểm T6……… 83
Bảng 3.26. Sức cơ cánh tay theo Motor Arm-NIHSS ở thời điểm T6 ……….. 84
Bảng 3.27. Điểm BRS-H ở nhóm TM, ĐM và nhóm chứng ở thời điểm T6. 85
Bảng 3.28. Tình trạng rối loạn ngôn ngữ theo Language – NIHSS ở thời điểm
T6……………………………………………………………………………………………………… 85
Bảng 3.29. Đặc điểm thể tích ổ NMN trên MRI sọ ở thời điểm T6 …………… 86
Bảng 3.30. Tỷ lệ điểm mRS ≤ 2 của nhóm TM, ĐM và nhóm chứng ở thời
điểm T12 …………………………………………………………………………………………… 87
Bảng 3.31. Chỉ số Barthel (BI) ở nhóm TM, ĐM và nhóm chứng ở thời điểm
T12……………………………………………………………………………………………………. 88
Bảng 3.32. Sức cơ cánh tay theo Motor Arm-NIHSS ở thời điểm T12 ……… 89
Bảng 3.33. Điểm BRS-H ở nhóm TM, ĐM và nhóm chứng thời điểm T12.. 90Bảng 3.34. Tình trạng rối loạn ngôn ngữ theo Language – NIHSS ở thời điểm
T12……………………………………………………………………………………………………. 90
Bảng 3.35. So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ở thời điểm T6 giữa phân
nhóm truyền TBG TX thời điểm ≤ 13 ngày và phân nhóm ≥ 14 ngày trong
nhóm ĐM ………………………………………………………………………………………….. 91
Bảng 3.36. So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ở thời điểm T12 giữa phân
nhóm truyền TBG TX thời điểm ≤ 13 ngày và phân nhóm ≥ 14 ngày trong
nhóm ĐM ………………………………………………………………………………………….. 92
Bảng 3.37. Tương quan giữa điểm mRS và điểm BI ở tháng thứ 6 sau NMN
với thời điểm truyền và liều TBG TX trong nhóm ĐM……………………………. 93
Bảng 3.38. So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ở tháng thứ 6 sau NMN giữa
phân nhóm truyền TBG TX thời điểm ≤ 13 ngày và phân nhóm ≥ 14 ngày
trong nhóm TM ………………………………………………………………………………….. 94
Bảng 3.39. So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ở tháng thứ 12 sau NMN
giữa phân nhóm truyền TBG thời điểm ≤ 13 ngày và phân nhóm ≥ 14 ngày
trong nhóm TM ………………………………………………………………………………….. 95
Bảng 3.40. Tương quan giữa điểm BI cải thiện ở tháng thứ 6 sau NMN với thời
điểm truyền và liều TBG TX trong nhóm TM………………………………………… 95
Bảng 4.1. Mối liên quan giữa thời điểm truyền, liều TBG TX với kết quả của
liệu pháp ở một số nghiên cứu thực nghiệm …………………………………………. 122
Bảng 4.2. Kết quả một số thử nghiệm lâm sàng truyền TBG TX tự thân đường
TM………………………………………………………………………………………………….. 123
Bảng 4.3. Thời điểm truyền và liều TBG và hiệu quả cải thiện chức năng thần
kinh của một số thử nghiệm lâm sàng đường ĐM…………………………………. 124DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Vùng cấp máu của ĐM não giữa theo thang điểm ASPECT (A) và
hình ảnh NMN động mạch não giữa trên phim cắt lớp vi tính sọ não (B). …… 4
Hình 1.2. Hình ảnh NMN vùng cấp máu ĐM não giữa trên xung DWI (A);
ADC (B) và hình ảnh tắc ĐM não giữa trái trên phim cộng hưởng từ mạch não
(f)……………………………………………………………………………………………………….. 4
Hình 1.3. Khả năng biệt hóa của TBG tạo máu và TBG trung mô tủy xương10
Hình 1.4. Minh họa khả năng biệt hóa thành các dòng TB khác nhau của MSC
…………………………………………………………………………………………………………. 15
Hình 1.5. Tóm tắt cơ chế tác dụng của TBG tủy xương trên NMN …………… 16
Hình 1.6. Mật độ TBG tủy xương trong nhu mô não chuột NMN động mạch
não giữa ở thời điểm 24 giờ sau tiêm đường ĐM và đường TM với 2 mức liều
khác nhau so với nhóm chứng………………………………………………………………. 18
Hình 1.7. Mật độ mao mạch ở nhóm tiêm TBG tủy xương so với 4 nhóm chứng
ở chuột bị NMN do gây hẹp ĐM cảnh chung 2 bên ngày thứ 30………………. 20
Hình 1.8. Cơ chế sinh mạch máu của TBG đối với NMN………………………… 22
Hình 1.9. Hiệu quả sinh nguyên bào thần kinh tại vùng thể vân của chuột NMN
ở ngày thứ 28 sau tiêm TBG TX đường TM và đường ĐM so với nhóm chứng
…………………………………………………………………………………………………………. 24
Hình 2.1. Lấy dịch tuỷ xương từ xương chậu…………………………………………. 44
Hình 2.2. Quy trình truyền TBGTX tự thân đường tĩnh mạch điều trị NMN 50
Hình 2.3. (A) Dung dịch TBG TX tự thân; (B) Truyền TBG TX tự thân qua
đường TM ngoại vi……………………………………………………………………………… 51
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình truyền TBGTX tự thân đường ĐM điều trị NMN 52
Hình 2.5. Kỹ thuật bơm khối TBG TX qua đường ĐM ……………………………… 53
Hình 2.6. Minh họa phương pháp tính thể tích ổ NMN trên hình ảnh MRI DWI
theo công thức AxBxC/2……………………………………………………………………… 5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com