Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Bristol ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích

Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Bristol ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích

Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Bristol ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích.Hội  chứng  ruột  kích  thích  ảnh  hưởng  đến  khoảng  5  –  20%  dân  số  thế giới. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc HCRKT hàng năm là 196 đến 260 người trên 100000 người dân [1]. Bệnh thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam và độ tuổi mắc bệnh dưới 50 tuổi. Ở Việt Nam nghiên cứu khảo sát bệnh tiêu hóa tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai (2004), HCRKT chiếm tới 83,4% trong nhóm bệnh lý đại trực tràng và hậu môn [2]. Theo tiêu chuẩn Rome III, HCRKT được đặc trưng bằng tình trạng đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng liên quan với các thay đổi về tần suất đại tiện và hình dạng phân. Theo đó, HCRKT được chia thành các type dựa trên các triệu chứng chiếm ưu thế khi bệnh nhân đại tiện bao gồm: HCRKT  –  phân lỏng, HCRKT  –  táo bón, HCRKT  –  phân lỏng, táo bón xen kẽ, HCRKT  –  không phân loại  [3], [4]. Mục đích của việc phân loại các type của HCRKT nhằm đưa ra các biện pháp điều trị hợp lý nhất cho từng bệnh nhân với triệu chứng táo bón hay ỉa lỏng chiếm ưu thế. Do vậy, nhận định đúng hình dạng  phân  có vai trò quan trọng trong hướng  dẫn, theo dõi hiệu quả điều trị và tiến triển của bệnh trong tương lai. 

Năm 1986, lần đầu tiên Davies và cộng sự [5] đã đưa ra bảng phân loại hình dạng phân gồm 8 type, từ type 1 (phân nước) đến typ 8 (phân cứng, phân cục).  Năm  1988,  Heaton  và  cộng  sự  [6]  đã  đưa  ra thang  điểm  Bristol  giúp đánh giá hình dạng phân dưới hình thức mô tả tương ứng với hình vẽ minh họa, bao gồm bảy type, từ type 1 (phân rắn, phân cục) đến type 7 (phân lỏng, nước). Từ đó đến nay, thang điểm này đã nhanh chóng được phổ biến và ứng dụng rộng  rãi trong thực hành lâm sàng, trong các nghiên cứu và trong các thử nghiệm  điều trị thuốc  trên  nhiều  đối tượng  bệnh nhân  có  rối  loạn  chức năng ruột và nhiều đối tượng khác. 2
Trên thế  giới đã có nhiều nghiên cứu chỉ  ra ưu điểm khi sử  dụng thang điểm  Bristol  trong  phân  loại  bệnh  nhân  có  HCRKT.  Năm  1994,  Heaton  và cộng sự  [7] đã nhận định bảng điểm Bristol đơn giản, dễ  áp dụng, giúp cho người thấy thuốc tránh được sai lầm trong chẩn đoán HCRKT thể  ỉa lỏng khi bệnh nhân đại tiện thường xuyên nhưng phân rắn, hơn  nữa nó giúp lựa chọn đúng  thuốc  điều  trị  ở  những  bệnh  nhân  giả  ỉa  lỏng  hoặc  giả  táo  bón.  Năm 1997, Lewis và Heaton [8] nhận xét rằng thang điểm Bristol là công cụ  rất hữu ích trong đánh giá mối liên quan giữa hình dạng phân với thời gian luân chuyển ruột nhanh hay chậm.  Vì vậy, các hội đồng thuận tiêu hóa thống nhất sử  dụng thang điểm này để  thu thập thông tin lâm sàng của các bệnh lý rối loạn chức năng ruột [7].
Ở Việt Nam, thang điểm Bristol chưa được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng chẩn đoán, điều trị HCRKT và cũng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài:  “Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Bristol ở bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích”.  Với mục tiêu sau: 
1.  Nghiên  cứu  đặc  điểm  lâm  sàng  của  hội  chứng  ruột  kích  thích  tại phòng khám tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai.
2.  Áp  dụng  thang  điểm  Bristol  trong  đánh  giá  phân  và  thể  bệnh  hội chứng ruột kích thích có đối chiếu với tiêu chuẩn Rome III

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ   …………………………………………………………………………………….  1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………..  3
1.1.  Đại cương hội chứng ruột kích thích   ……………………………………………  3
1.1.1.   Định nghĩa  …………………………………………………………………………  3
1.1.2.   Lịch sử và dịch tễ của bệnh   ………………………………………………..  3
1.1.3.   Sinh lý bệnh  ………………………………………………………………………  4
1.1.4.   Chẩn đoán  …………………………………………………………………………  6
1.1.5.  Tiêu chuẩn chẩn đoán   …………………………………………………………  9
1.1.6.  Các thể của hội chứng ruột kích thích  ………………………………….  11
1.1.7. Điều trị ……………………………………………………………………………  11
1.2.  Thang điểm Bristol   ………………………………………………………………….  15
1.2.1.   Lịch sử ra đời và một số nghiên cứu về thang điểm Bristol   …..  15
1.2.2. Mô tả chi tiết thang điểm Bristol  ……………………………………….  19
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  ……  21
2.1. Đối tượng nghiên cứu   ……………………………………………………………….  21
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân   …………………………………………  21
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ   …………………………………………………………..  21
2.2. Phương pháp nghiên cứu   …………………………………………………………..  22
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu   …………………………………………….  22
2.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá   ……………………………………………………  23
2.3. Phương pháp xử lý số liệu   …………………………………………………………  24
2.4. Các bước tổ chức nghiên cứu   …………………………………………………….  25
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  ………………………………………….  26
3.1. Đặc điểm chung   ……………………………………………………………………….  26
3.1.1. Tuổi   ……………………………………………………………………………….  26
3.1.2. Giới   ………………………………………………………………………………..  27
3.1.3. Thời gian mắc bệnh   ………………………………………………………….  27 
3.1.4. Triệu chứng lâm sàng của nhóm nghiên cứu   ……………………….  28
3.1.5. Vị trí đau bụng   ………………………………………………………………..  29
3.1.6. Phân loại type IBS theo tiêu chuẩn Rome III   ………………………  30
3.1.7. Mức độ bệnh  …………………………………………………………………..  30
3.2. Mối liên quan IBS và giới   …………………………………………………………  31
3.2.1. Phân loại type IBS theo giới   ……………………………………………..  31
3.2.2. Triệu chứng lâm sàng IBS và giới   ……………………………………..  32
3.2.3. So sánh mức độ bệnh giữa hai giới   …………………………………….  33
3.3. Mối liên quan giữa các type IBS và các triệu chứng   …………………….  34
3.3.1. Mức độ bệnh theo type IBS   ………………………………………………  34
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến IBS   …………………………………………….  37
3.4. Áp dụng thang điểm Bristol ở bệnh nhân IBS   ……………………………..  39
3.4.1. Phân loại từng type theo thang điểm Bristol   ………………………..  39
3.4.2. Phân chia thang điểm Bristol thành bốn type IBS   ………………..  40
3.4.3. So sánh phân loại theo thang điểm Bristol giữa hai giới   ……….  41
3.4.4. Liên quan giữa triệu chứng IBS và hình dạng phân   ……………..  42
3.4.5. So sánh hai phân loại type IBS theo tiêu chuẩn Rome III và theo 
thang điểm Bristol   …………………………………………………………….  46
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN   ………………………………………………………………..  48
4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu   …………………………………..  48
4.1.1. Tuổi   ……………………………………………………………………………….  48
4.1.2. Liên quan giữa giới và các triệu chứng lâm sàng HCRKT   …….  48
4.1.3. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có HCRKT   …………..  51
4.2. Áp dụng thang điểm Bristol ở bệnh nhân có HCRKT   …………………..  59
KẾT LUẬN   ………………………………………………………………………………………  66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.   Độ tuổi của bệnh nhân nghiên cứu   ……………………………………..  26
Bảng 3.2.   Mức độ bệnh   ……………………………………………………………………  30
Bảng 3.3.   So sánh các triệu chứng IBS theo giới  ………………………………….  32
Bảng 3.4.   So sánh mức độ các triệu chứng IBS theo giới. …………………….  33
Bảng 3.5.   Điểm trung bình mức độ bệnh theo type IBS   ……………………….  34
Bảng 3.6.   Điểm trung bình các triệu chứng IBS dựa trên thang điểm VAS  …….   35
Bảng 3.7.   Yếu tố làm giảm triệu chứng IBS   ……………………………………….  37
Bảng 3.8.   Thời gian xuất hiện triệu chứng IBS  …………………………………..  38
Bảng 3.9.   Liên quan giữa thang điểm Bristol và giới   …………………………..  41
Bảng 3.10.   Liên quan hình dạng phân và triệu chứng IBS   ……………………..  44
Bảng 3.11.   Liên quan hình dạng phân và số lần đại tiện trung bình trong ngày    ..   45
Bảng 3.12.   Mối tương quan phân loại type IBS theo tiêu chuẩn Rome III và 
theo thang điểm Bristol   ……………………………………………………..  46
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.   So sánh tỷ lệ nam và nữ.  …………………………………………………  27
Biểu đồ 3.2.   Triệu chứng lâm sàng  …………………………………………………….  28
Biểu đồ 3.3.   Vị trí đau bụng  ………………………………………………………………  29
Biểu đồ 3.4.    Phân loại type IBS theo tiêu chuẩn Rome III.  ……………………  30
Biểu đồ 3.5.   Phân bố type IBS theo giới  ……………………………………………..  31
Biểu đồ 3.6.   So sánh mức độ bệnh giữa nam và nữ.  ……………………………..  33
Biểu đồ 3.7.   Mô tả mức độ bệnh theo type IBS.  …………………………………..  35
Biểu đồ 3.8.   Liên quan IBS và chế độ ăn  …………………………………………….  38
Biểu đồ 3.9.   Phân loại theo thang điểm Bristol  …………………………………….  39
Biểu đồ 3.10.   Phân chia thang điểm Bristol thành bốn type IBS  ………………  40
Biểu đồ 3.11.   Liên quan đại tiện gấp với hình dạng phân………………………..  42
Biểu đồ 3.12.   Liên quan gắng sức khi đại tiện và hình dạng phân  ……………  43
Biểu đồ 3.13.   Các type IBS theo tiêu chuẩn ROME III và the o    thang   điểm Bristol.   …   4

Leave a Comment