Nghiên cứu ứng dụng thang điểm PRECISE- DAPT trong dự đoán biến cố tim mạch ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành tại Viện Tim mạch Việt Nam

Nghiên cứu ứng dụng thang điểm PRECISE- DAPT trong dự đoán biến cố tim mạch ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành tại Viện Tim mạch Việt Nam

Nghiên cứu ứng dụng thang điểm PRECISE- DAPT trong dự đoán biến cố tim mạch ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành tại Viện Tim mạch Việt Nam.Bệnh động mạch vành (ĐMV) bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (đau thắt ngực ổn định) và hội chứng mạch vành cấp. Hội chứng mạch vành cấp gồm có đau ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp không có đoạn ST chênh lên và nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên [1],[2]. Bệnh ĐMV là bệnh phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước phát triển trên thế giới. Tại Mỹ, có khoảng 14 triệu người đã mắc bệnh ĐMV và biến chứng của nó [3]. Hàng năm, tại Mỹ có khoảng 1,400,000 bệnh nhân nhập viện vì đau thắt ngực không ổn định và NMCT không ST chênh lên, trên thế giới có khoảng 2- 2,5 triệu người, trong đó NMCT có khoảng một nửa các trường hợp [4]. Tại Việt Nam tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV ngày càng tăng cao, theo thống kê của viện tim mạch việt nam năm 1991 tỷ lệ này là 3%, năm 1999 là 9,5% đến 2007 là 24% [5], [6], [7]. Ngoài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân, bệnh ĐMV là gánh nặng lớn cho nền kinh tế cho toàn xã hội. Hiện nay liệu pháp chống tiểu cầu kép với aspirin phối hợp một thuốc ức chế thụ thể P2Y12 (clopidogrel, prasugrel hoặc ticagrelor) được xem là thuốc điều trị nền tảng trong điều trị bệnh nhân sau can thiệp mạch vành (PCI). Liệu pháp chống tiểu cầu kép (DAPT) được khuyến cáo dùng ít nhất 1 năm sau hội chứng mạch vành cấp, đặc biệt ở những bệnh nhân đã được PCI [8]. Một biến chứng phổ biến nhất sau PCI có dùng thuốc DAPT là chảy máu, tỷ lệ mắc tăng lên cùng với sự ra đời các thuốc ức chế tiểu cầu mạnh hơn và kéo dài [9]. Biến chứng chảy máu đó liên quan việc giảm tỷ lệ sống còn, giảm chất lượng cuộc sống và làm tăng chi phí y tế [10] [11]. Việc dự báo nguy cơ chảy máu trong và ngoài bệnh viện và nguy cơ huyết khối ở những bệnh nhân này ngay từ thời điểm bắt đầu điều trị DAPT còn rất hạn chế và khoảng thời gian tối ưu của DAPT là một lĩnh vực nghiên cứu và tranh luận tích cực với các hướng dẫn cho phép các bác sỹ lâm sàng linh hoạt trong việc điều trị dựa trên nguy cơ thiếu máu cục bộ và chảy máu. Tuy nhiên không có một công cụ chuẩn hóa nào hỗ trợ giúp trong quyết định đó, xuất phát từ vấn đề đó một nghiên cứu hợp tác PRECISE-DAPT của Francesco Costa, MD (Bệnh viện Đại học Bern, Thụy sỹ) và các đồng nghiệp công bố ngày 11/3/2017 trên Lancet: tổng cộng có 14963 bệnh nhân điều trị bằng DAPT sau khi đặt stent ĐMV từ 8 thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm ở 14 quốc gia trên thế giới, các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, độc lập đã đề xuất một điểm số rủi ro mới cho dự đoán nguy cơ ngắn hạn/dài hạn tắc mạch-xuất huyết ngoài bệnh viện ở bệnh nhân PCI và sau đó điều trị DAPT bằng: tuổi, độ thanh thải creatinin, bạch cầu, hemoglobin (lúc ban đầu) và tiền sử chảy máu trước đó (chiếm điểm số cao nhất) [12]. Theo khuyến cáo ESC 2017 dùng thang điểm PRECISE-DAPT (PD) cân nhắc thời gian dùng DAPT cho bệnh nhân PCI dưới 1 năm [12]. Thang điểm PD có liên quan tới các biến cố chảy máu và thiếu máu trong và ngoài bệnh viện, những biến cố tim mạch chính, tử vong ở bệnh nhân được đặt stent ĐMV sau 1 tháng, 6 tháng, 12 tháng và so với thang điểm CRUSADE, DAPT có ưu điểm gì ? Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào nhằm khảo sát thang điểm PD trên bệnh nhân được PCI có dùng DAPT. Với mong muốn tìm hiểu thang điểm PD trên bệnh nhân được đặt stent ĐMV qua da và dùng DAPT,Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng thang điểm PRECISE- DAPT trong dự đoán biến cố tim mạch ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành tại Viện Tim mạch Việt Nam” với 2 mục tiêu: 1.    Khảo sát thang điểm PRECISE-DAPT trên bệnh nhân được đặt stent ĐMV tại Viện Tim Mạch Việt Nam. 2.    So sánh giá trị thang điểm PRECISE-DAPT với thang điểm CRUSADE, DAPT trong dự đoán một số biến cố tim mạch ở bệnh nhân được đặt stent ĐMV sau 12 tháng.

Leave a Comment