Nghiên cứu ứng dụng thị trường kế Humphrey Matrix phát hiện tổn thương thị trường trong bệnh glôcôm góc mở nguyên phát
Bệnh glôcôm là một bệnh nguy hiểm, thường xảy ra ở hai mắt, sẽ dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đây là một bệnh mắt thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở nước ta cũng như trên thế giới. Theo tổ chức y tế thế giới, hiện có hơn 5,2 triệu người bị mù cả hai mắt do glôcôm, chiếm 12,3% tổng số người mù, là nguyên nhân gây mù đứng thứ hai, sau đục thể thuỷ tinh. Theo các nghiên cứu mang tính dự báo ước tính sẽ có khoảng 80 triệu người mắc bệnh glôcôm vào năm 2020, chiếm 2,86% số dân hơn 40 tuổi trên thế giới, trong đó có khoảng 11,2 triệu người bị mù do bệnh. Tại nước ta, tuy chưa có một nghiên cứu mang tính toàn quốc, nhưng theo báo cáo kết quả nghiên cứu của Đỗ Như Hơn và cộng sự năm 2007 tại 16 tỉnh, thành trong cả nước, tỷ lệ mù do bệnh glôcôm ở những người > 50 tuổi là 6,5%, đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây mù [2].
Chẩn đoán sớm bệnh glôcôm là một khâu quan trọng góp phần phòng tránh mù lòa do bệnh này gây ra. Để chẩn đoán glôcôm các nhà nhãn khoa dựa vào ba yếu tố chính là nhãn áp, tình trạng đầu thị thần kinh và thị trường. Trong đó tổn thương thị trường đặc hiệu glôcôm là một trong ba dấu hiệu quan trọng, ngoài việc giúp xác định chẩn đoán, nó còn giúp theo dõi, đánh giá sự tiến triển và đề ra hướng xử trí của bệnh.
Từ thế kỉ thứ 3 trước công nguyên, Hippocrates là người đầu tiên tiến hành đo thị trường và ông đã ghi nhận được những tổn thương thị trường do bán manh gây ra [6][31]. Sau ông, nhiều nhà khoa học khác cũng tìm cách tiến hành đo thị trường bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng chung qui chúng đều thuộc hai phương pháp chính, đó là phương pháp đo thị trường động và phương pháp đo thị trường tĩnh. Cùng với các phương pháp đo trên là các thế hệ máy đo thị trường mới lần lượt ra đời với các tính năng ngày càng hiện đại, với nhiều tiện lợi và độ chính xác cao, góp phần chẩn đoán sớm bệnh glôcôm như thị trường kế tự động Humphrey field analysis, Humphrey Matrix [3],[7],[10],[34],[39],[41].
Thị trường kế Humphrey Matrix là một loại thị trường kế tĩnh, tự động hoàn toàn, có nhiều tính năng ưu việt như kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng, có thể vận chuyển một cách dễ dàng, phần mềm xử lý nhanh, bộ nhớ lớn, có thể lưu trữ được kết quả của hàng nghìn lần khám nghiệm. Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu tính năng, tác dụng của thị trường kế tự động Humphrey Matrix. Các công trình nghiên cứu đã khẳng định, thị trường kế tự động Humphrey Matrix có rất nhiều ưu điểm như có tính ổn định cao giữa các lần khám nghiệm, khả năng khám sàng lọc nhanh, thời gian của mỗi lần làm khám nghiệm ngắn, đặc biệt là có khả năng phát hiện sớm tổn thương thị trường và theo dõi tiến triển của bệnh glôcôm, … [19],[53]
Ở Việt Nam, cũng đã có một vài công trình nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các phương pháp đo thị trường. Tuy nhiên, vẫn chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể, toàn diện về máy đo thị trường kế tự động kỹ thuật tần số kép Humphrey Matrix trong việc phát hiện tổn thương thị trường của bệnh glôcôm. Do vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng thị trường kế Humphrey Matrix phát hiện tổn thương thị trường trong bệnh glôcôm góc mở nguyên phát” với hai mục tiêu:
1. Mô tả kết quả đo thị trường trong bệnh glôcôm góc mở nguyên phát bằng thị trường kế FDT Humphrey Matrix.
2. Đánh giá giá trị chấn đoán tổn thương thị trường của thị trường kế FDT Humphrey Matrix .
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. GIẢI PHẪU – SINH LÝ VÕNG MẠC, ĐẦU DÂY THẦN KINH THỊ GIÁC VÀ BỆNH SINH CỦA TỔN THƯƠNG THỊ TRƯỜNG TRONG BỆNH GLÔCÔM 3
1.1.1 Giải phẫu – sinh lý võng mạc, đầu dây thần kinh thị giác 3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của tổn thương thị thần kinh do glôcôm 8
1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO THỊ TRƯỜNG 9
1.3. GIỚI THIỆU MÁY VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG KẾ TỰ ĐỘNG HUMPHREY MATRIX 13
1.3.1. Cấu tạo máy: 13
1.3.2. Nguyên lý hoạt động máy 13
1.3.3. Chương trình đo thị trường 14
1.3.4. Phương pháp xác định ngưỡng 15
1.3.5. Những chỉ số chung 16
1.3.6. Một số khái niệm chung 17
1.3.7. Những chỉ số đánh giá độ tin cậy của kết quả đo thị trường 17
1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ ĐO THỊ TRƯỜNG 18
1.4.1. Tuổi : 18
1.4.2. Tật khúc xạ : 18
1.4.3. Đục các môi trường trong suốt : 18
1.4.4. Kích thước đồng tử 18
1.5. THỊ TRƯỜNG BÌNH THƯỜNG VÀ CÁC HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG THỊ TRƯỜNG CÓ THỂ GẶP TRONG BỆNH GLÔCÔM. 19
1.5.1. Thị trường bình thường 19
1.5.2. Các hình thái tổn thương thị trường có thể gặp trong bệnh glôcôm … 19
1.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh glôcôm dựa vào tổn thương thị trường: theo Anderson và Patella (1999) 22
1.5.4. Phân loại tổn thương trên thị trường kế Humphrey theo Hodapp E., Parrish R.K., Anderson D.R.(1993) 22
1.5.5. Chẩn đoán phân biệt những tổn thương thị trường do glôcôm 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 25
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 25
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 26
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu: 26
2.3.3. Phương tiện nghiên cứu 27
2.3.4. Cách thức tiến hành nghiên cứu 27
2.4. NHỮNG SAI SỐ CÓ THỂ GẶP TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: 33
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 34
2.6. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới 35
3.1.2. Đặc điểm về lâm sàng 35
3.2. KẾT QUẢ ĐO THỊ TRƯỜNG BẰNG MÁY HUMPHREY MATRIX CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG 37
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐO THỊ TRƯỜNG CỦA MÁY FDT
HUMPHREY MATRIX SO VỚI MÁY SAP 46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 53
4.1. VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG TRÊN THỊ TRƯỜNG KẾ H.MATRIX CỦA BỆNH GLÔCÔM 55
4.1.1. Nhận xét về thời gian tiến hành đo thị trường: 55
4.1.2. Nhận xét về kết quả đo thị trường của máy Humphrey Matrix theo phân loại giai đoạn và hình thái tổn thương thị trường 57
4.1.3. Nhận xét về tính ổn định của khám nghiệm giữa các lần khám nghiệm thị trường của các đối tượng 61
4.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH CHÍNH XÁC VÀ HIỆU QUẢ CỦA KHÁM NGHIỆM 62
4.2.1 Nhận xét về thời gian khám nghiệm giữa hai máy 62
4.2.2 Nhận xét về các chỉ số chung giữa hai máy 65
4.2.3. Nhận xét về khả năng xác định tổn thương của hai máy 69
4.2.4. Tính ổn định giữa các lần khám nghiệm 71
KẾT LUẬN 73
KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích