Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại video cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị
Luận văn Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại video cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị. Trong cuộc sống hệ thống thị giác có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì 80% thông tin mà con người tiếp nhận từ thế giới bên ngoài thông qua hệ thống thị giác. Chức năng thị giác phụ thuộc vào chất lượng hệ quang học mắt, sự toàn vẹn của hệ dẫn truyền thị giác, sự nhận diện của vỏ não và trình độ hiểu biết của con người [1].
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1992 người khiếm thị (low vision) là người sau khi được điều trị hoặc điều chỉnh tật khúc xạ mà thị lực của mắt tốt vẫn ở mức dưới 6/18 (20/60) cho đến còn phân biệt sáng tối (ST+) hoặc thị trường bị thu hẹp dưới 100 kể từ điểm định thị, mà vẫn còn khả năng tận dụng phần thị lực này để sinh hoạt và học tập [2].
Khi thị giác bị tổn hại, người khiếm thị sẽ gặp rất nhiều khó khăn t rong cuộc sống độc lập hàng ngày, đơn giản nhất như chăm sóc bản thân, cho đến giao tiếp, học tập và làm việc. Chính vì vậy người khiếm thị sẽ mất dần sự tự tin, sống khép mình và lệ thuộc vào người khác. Trợ thị cho người khiếm thị nhằm giúp họ cải thiện thị giác, giúp họ tận dụng phần thị giác còn lại tốt hơn để họ bớt khó khăn hơn trong cuộc sống độc lập và không còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Người khiếm thị chỉ bị khiếm khuyết về mặt thị giác còn bộ não của họ hoàn toàn bình thường. Họ có nhu cầu học tập, khám phá cuộc sống, trong khi đó đọc là kỹ năng thu nhận thông tin hiệu quả để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết. Vì vậy trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ.
Có nhiều phương pháp trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị như các kính trợ thị quang học, các phương pháp trợ thị phi quang học. Các kính trợ thị quang học đã được sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX và ngày càng được hoàn thiện hơn về hình thức, chất lượng giúp cho người khiếm thị cảm thấy thuận tiện hơn trong sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mặc dù đã được sử dụng kính trợ thị nhìn gần công suất rất cao nhưng bệnh nhân vẫn không thể đọc được chữ in cỡ thông thường. Đồng thời phương pháp trợ thị phi quang học gần đây được chú ý hơn do nó có thể phóng đại vật tới hàng chục lần. Đặc biệt thiết bị phóng đại video cầm tay (Magnifier video handheld device – MVHD) với thiết kế nhỏ gọn, với nhiều tính năng ưu việt giúp ích rất nhiều cho người khiếm thị.
Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị phóng đại video cầm tay cho người khiếm thị. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại video cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị” với mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị phóng đại video cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị.
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thiết bị phóng đại video cầm tay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu ứng dụng thiết bị phóng đại video cầm tay để trợ thị nhìn gần cho người khiếm thị
1. Vũ Thị Bích Thủy (2010). Khiếm thị. Nhãn khoa, 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Karin, V. D. (1999). Vision rehabilitation a closer look at low vision care in developing countries, Tropical Ophthalmology, 136-45.
3. Audrey J. Smith, et al. Magnification: Background information for educators.
4. Nguyễn Thị Thu Hiền (2001). Nghiên cứu ứng dụng một số phương tiện trợ thị trên trẻ khiếm thị, Luận văn bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Matchinski, T. et al (1996). Low vision near system I: microscope and magnifiers, Essentials of low vision practice, 201-33.
6. Rumney, N. J (2007). Magnification, Low vision manual, 183-97.
7. Colenbrander, A. (2003). Aspects of vision loss – visual function and functional vision, Visual imparment research, 10, 57-66.
8. Rumney, N. J (2007). Spectacle magnifiers, Low vision manual, 223-40.
9. Rumney, N. J (2007). Hand magnifiers, Low vision manual, 198-209.
10. Wilkinson, M. E. (1996). Clinical low vision services. Foundation of Low Vision: Clinical and Functional Perspectives, 143-84.
11. Wolffsohn, J. S. (2007). Stand magnifiers, Low vision manual, 210-22.
12. Genensky, S. M. et al (1972). Advances in closed circuit television systems for the partially sighted, Santa Monica, 125-132.
13. Harvey, W. J. (2004). Electronic low vision aids, a new image for the visually impaired, Optical, 227.
14. Macnaugton, J. (2005). Bierley s Mono Mouse, Optical, 205.
15. Potts, A. M. et al (1959). A television reader as a subnormal vision aid. Am J Ophthalmol, 47, 580-81.
16. Genensky, S. M. (1969). Some comments on a closed circuit TV system for the visually handicapped, Am. J. Ophthalmol, 46, 519-24.
17. Brown, M. M. (2002). Quality of life with visual acuity loss from diabetic retinopathy and age-related macular degeneration, Arch Ophthalmol, 120, 481-84.
18. Altangerel, U. et al (2006). Assessment of function related to vision.
Ophthalmic Epidemiology , 13, 67-80.
19. Margrain, T. H. (2000). Helping blind and partially sighted people to read: the effectiveness of low vision aids, BJO, 84(8), 919-21.
20. Jessa, Z. (2011). Improving quality of life in older people, 10th International Conference on Low Vision, Malaysia.
21. Fosse. P. and Valberg. A. (2001). Contrast sensibity and reading in subjects with age-related macular degeneration, Visual impairment reseach, 3(2), 111-24.
22. Zimmerman. G. J. (1996). Optics and low vision devices, Foundation of low vision: Clinical and Funtional Perspectives, 115-142.
23. Sophie Dyment (2009). A report on the provision of electronic porket magnifier for children, Wales Council for the Blind carried, Cardiff.
24. Perterson RC et al (2003). Benefits of electronic vision enhancement systems (EVES) for the visually impaired, Am J Ophthalmol, 136(6), 1129-35.
25. Nguyễn Văn Lân (2005). Nghiên cứu các phương pháp đánh giá và hô trợ bệnh nhân khiếm thị, Luận án bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÓNG ĐẠI CƠ BẢN 3
1.1.1. Phóng đại khoảng cách tương quan 3
1.1.2. Phóng đại kích thước tương quan 4
1.1.3. Phóng đại góc 5
1.1.4. Phóng đại bằng máy chiếu 8
1.2. THIẾT BỊ PHÓNG ĐẠI VIDEO CẦM TAY 12
1.2.1. Khái niệm phóng đại điện tử 12
1.2.2. Lịch sử 13
1.2.3. Cấu tạo 13
1.2.4. Cách sử dụng và các tính năng 14
1.2.5. Ưu, nhược điểm 19
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬDỤNG THIẾT BỊ . 19
1.3.1. Nguyên nhân gây khiếm thị 19
1.3.2. Chức năng thị giác 20
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TRỢ THỊ GẦN
BẰNG THIẾT BỊ PHÓNG ĐẠI VIDEO CẦM TAY 23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.2. Cỡ mẫu 24
2.2.3. Cách thức nghiên cứu 25
2.2.4. Những biến số nghiên cứu 29
2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá 30
2.2.6. Phuơng pháp thu thập số liệu 31
2.2.7. Sai số và cách khắc phục 32
2.2.8. Tính đạo đức trong nghiên cứu 32
2.2.9. Xử lý số liệu 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 34
3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới 34
3.1.2. Nguyên nhân gây khiếm thị 34
3.1.3. Tình trạng chức năng thị giác truớc trợ thị 36
3.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ PHÓNG ĐẠI VIDEO CẦM TAY
ĐỂ TRỢ THỊ NHÌN GẦN CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ 40
3.2.1. Tình trạng thị lực gần khi đuợc thử với kính trợ thị quang học. .. 40
3.2.2. Hiệu quả sử dụng thiết bị phóng đại video cầm tay 43
3.2.3. Hiệu quả sử dụng MVHD trên những bệnh nhân đã có thiết bị
trong thực tế cuộc sống 47
3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ PHÓNG ĐẠI VIDEO CẦM TAY 50
3.3.1. Liên quan giữa tuổi và thị lực gần với MVHD 50
3.3.2. Liên quan giữa tuổi và tốc độ đọc với MVHD 50
3.3.3. Liên quan giữa nguyên nhân gây khiếm thị và thị lực gần với MVHD … 51
3.3.4. Liên quan giữa nguyên nhân gây khiếm thị và tốc độ đọc sau trợ
thị bằng MVHD 51
3.3.5. Liên quan giữa nguyên nhân gây khiếm thị và thị lực tuơng phản 52
3.3.6. Liên quan giữa nguyên nhân gây khiếm thị và màu sắc màn hình 53
3.3.7. Liên quan giữa thị lực tuơng phản và thị lực gần với MVHD 53
3.3.8. Liên quan giữa thị lực tương phản và tốc độ đọc với MVHD 54
3.3.9. Liên quan giữa thị lực tương phản và màu sắc màn hình 54
Chương 4: BÀN LUẬN 56
4.1. ĐẶC ĐIỂM NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 56
4.1.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 56
4.1.2. Nguyên nhân gây khiếm thị 58
4.1.3. Đặc điểm về mặt chức năng thị giác 59
4.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THIẾT BỊ PHÓNG ĐẠI VIDEO CẦM TAY
ĐỂ TRỢ THỊ NHÌN GẦN CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ 63
4.2.1. Hiệu quả về thị lực nhìn gần 63
4.2.2. Hiệu quả về tốc độ đọc 66
4.2.3. Hiệu quả sử dụng MVHD trên những bệnh nhân đã có thiết bị
trong thực tế cuộc sống 70
4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
THIẾT BỊ PHÓNG ĐẠI VIDEO CẦM TAY 73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 3.1: Số lượng bệnh nhân khiếm thị theo tuổi và giới 34
Bảng 3.2: Thị lực nhìn xa không kính và thị lực nhìn xa với kính chỉnh tật
khúc xạ 36
Bảng 3.3: Thị lực nhìn gần tốt nhất 38
Bảng 3.4: Liên quan giữa nguyên nhân gây khiếm thị và thị lực nhìn gần …. 39
Bảng 3.5: Thị lực gần sau thử kính trợ thị quang học 41
Bảng 3.6: Thị lực gần trước trợ thị, sau thử kính trợ thị QH và MVHD 43
Bảng 3.7: So sánh thị lực gần trước, sau trợ thị bằng kính và bằng MVHD .. 44 Bảng 3.8: So sánh khoảng cách đọc trước, sau trợ thị bằng kính và MVHD . 45
Bảng 3.9: So sánh tốc độ đọc trước, sau trợ thị bằng kính và MVHD 46
Bảng 3.10: Màu sắc màn hình được ưa thích 47
Bảng 3.11: Bảng danh sách bệnh nhân đã có thiết bị trong thực tế cuộc sống 47
Bảng 3.12: Bảng chức năng thị giác của các bệnh nhân đã có thiết bị trong
thực tế cuộc sống 48
Bảng 3.13: So sánh thị lực gần trước, sau trợ thị bằng kính và bằng MVHD 48 Bảng 3.14: So sánh khoảng cách đọc trước, sau trợ thị bằng kính và MVHD49
Bảng 3.15: Liên quan giữa tuổi và thị lực gần với MVHD 50
Bảng 3.16: Liên quan giữa nguyên nhân gây khiếm thị và thị lực gần với MVHD 51 Bảng 3.17: Liên quan giữa nguyên nhân gây khiếm thị và tốc độ đọc sau trợ
thị bằng MVHD 51
Bảng 3.18: Liên quan giữa nguyên nhân gây khiếm thị và thị lực tương phản 52
Bảng 3.19: Liên quan giữa nguyên nhân gây khiếm thị và màu sắc màn hình MVHD .. 53
Bảng 3.20: Liên quan giữa thị lực tương phản và thị lực gần với MVHD 53
Bảng 3.21: Liên quan giữa thị lực tương phản và tốc độ đọc với MVHD 54
Bảng 3.22: Liên quan giữa thị lực tương phản và màu sắc màn hình MVHD 54 Bảng 4.1: So sánh tốc độ đọc TB trước, sau trợ thị với kính QH và sau trợ thị
với MVHD của một số nghiên cứu 69
Bảng 4.2: Bảng CNTG trước trợ thị, sau trợ thị bằng kính và sau trợ thị bằng MVHD của nhóm BN nghiên cứu và nhóm BN đã có MVHD trong cuộc sống 70
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
•
Biểu đồ 3.1: Phân loại nguyên nhân gây khiếm thị theo bệnh học 35
Biểu đồ 3.2: Phân loại nguyên nhân gây khiếm thị theo tổn thương CNTG .. 36
Biểu đồ 3.3: Thị lực tương phản 37
Biểu đồ 3.4: Các loại kính trợ thị quang học đã được thử 40
Biểu đồ 3.5: Liên quan giữa công suất kính và khoảng cách đọc sau sử dụng kính … 42 Biểu đồ 3.6: Liên quan giữa công suất kính và tốc độ đọc sau sử dụng kính. 43 Biểu đồ 3.7: Tốc độ đọc trước trợ thị, sau thử bằng kính QH và sau trợ thị bằng MVHD 49
Hình 1.1: Hình minh họa phóng đại khoảng cách tương quan 4
Hình 1.2: Hình minh họa phóng đại kích thước tương quan 4
Hình 1.3: Hình minh họa phóng đại góc 5
Hình 1.4: Hình minh họa thấu kính hội tụ 6
Hình 1.5: Hình minh họa kính lúp cầm tay 7
Hình 1.6: Hình minh họa kính lúp có chân 8
Hình 1.7: Hình minh họa máy Overhead 9
Hình 1.8: Hình minh họa máy Projector 9
Hình 1.9: Hình minh họa máy CCTV 10
Hình 1.10: Hình minh họa máy Camera kết nối màn hình TV 11
Hình 1.11: Hình minh họa thiết bị phóng đại video cầm tay 12
Hình 2.1: Hình minh họa bảng thị lực xa Snellen 25
Hình 2.2: Bảng thị lực gần Snellen và bảng thị lực gần bằng đoạn văn bản .. 26
Hình 2.3: Hình minh họa bảng tương phản Lea 26
Hình 2.4: Hình minh họa thiết bị phóng đại video cầm tay (Eye-C) 27