NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN DỰNG HÌNH MỚI ĐỂ GIẢM LIỀU CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH NGỰC

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN DỰNG HÌNH MỚI ĐỂ GIẢM LIỀU CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH NGỰC

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN DỰNG HÌNH MỚI ĐỂ GIẢM LIỀU CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH NGỰC
Bs Nguyễn Đào Cẩm Tú, Bs Nguyễn Phước Bảo Quân1
1 Khoa Thăm dò chức năng – Bệnh viện Trung ương Huế

Mục tiêu: Đánh giá mức độ giảm liều chụp cắt lớp vi tính ngực sau khi sử dụng thuật toán dựng hình mới.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: 30 bệnh nhân được chụp CLVT phổi liều thấp bằng máy CLVT 128 lát cắt hãng Seimens với các thông số 100kV, 50mAs với phần mềm điều chỉnh liều tự động CAREdose và sử dụng thuật toán tái tạo lặp lại – Iritative reconstruction – IR (SAFIRE). Nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân được chụp CLVT ngực liều bình thường (100kV, 120mAs với phần mềm điều chỉnh liều tự động CAREdose). Đánh giá chất lượng CLVT ngực ở 2 nhóm bệnh nhân, ghi nhận các thông số nhiễm xạ CTDIvol, DLP, Effectivedose.
Kết quả: Về các thông số chụp: kV và mAs ở nhóm SDCT là 100 kV, 150,3 ± 52.3 mAs, ở LDCT là 100 kV, 51.2 ± 7.2 mAs, giảm mAs 66 % ở LDCT so với SDCT (p < 0.001). Chất lượng hình ảnh CLVT ngực tương đương ở 2 nhóm (p < 0.05). Giảm liều nhiễm xạ ở nhóm LDCT so với SDCT với CTDIvol chỉ còn 1.69 ± 0.56 mGy (giảm 60%), DLP 54.67 ± 15.99 mGy.cm (giảm 65%), Effective dose 0.76 ± 0.22mSv (giảm 65%), (p < 0.001)
Kết luận: Chụp CLVT ngực liều thấp giúp giảm liều nhiễm xạ cho bệnh nhân nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh nhờ thuật toán tái tạo lặp lại (IR).

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment