Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật đặt dải băng qua lỗ bịt (Trans Obturator Tape -TOT)điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ
Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật đặt dải băng qua lỗ bịt (Trans Obturator Tape -TOT)điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ.Tiểu không kiểm soát (TKKS) hay són tiểu là tình trạng thoát nước tiểu ra ngoài không theo ý muốn[1]. Tiểu không kiểm soátlà một bệnh khá phổ biến với tỷ lệ hiện mắc khoảng 25 – 45% [2], [3], trong đó tiểu không kiểm soát khi gắng sức (TKKSKGS) là 53% [4]. Bệnh chủ yếu gặp ở phụ nữ cao tuổi, với các yếu tố nguy cơ là thừa cân, mang thai, sinh con đường âm đạo, cắt tử cung, hoạt động thể chất mạnh, những bệnh mạn tính làm tăng áp lực ổ bụng.
Tuy là một bệnh lành tính, không gây nguy hại cho sức khỏe nhưngtiểu không kiểm soát lại ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, tâm sinh lý, công việc, chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình, của người phụ nữ do thiếu tự tin vào bản thân, mệt mỏi, xấu hổ, rối loạn giấc ngủ, khó hoà nhập vào các hoạt động cộng đồng đặc biệt là trong đời sống “riêng tư” của vợ chồng… Dù là một bệnh khá phổ biến và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, nhưng sự hiểu biết về tiểu không kiểm soátcòn thiếu hụt vì chỉ có một số ít bệnh nhân đến thăm khám và điều trị.
Năm 1914, nhà Sản – Phụ khoa người Mỹ, Howard Kelly lần đầu tiên công bố kỹ thuật điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức[5].Vào những năm 1970 – 1990, phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soátchủ yếu bằng phẫu thuật Burch. Kỹ thuật này đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm để tránh khâu quá căng làm rối loạn chức năng tiểu tiện và cũng kém hiệu quả trong nhóm có cơ thắt cổ bàng quang yếu.
Năm 1996, Ulmsten giới thiệu kỹ thuật đặt dải băng âm đạo (Tension-free Vaginal Tape: T.V.T) và năm 2003, De Lorme đã thực hiện kỹ thuật đặt dải băng qua lỗ bịt (Trans obturator tape: TOT). Hai kỹ thuật này đã tạo ra sự thay đổi lớn trong chiến lược điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Cho đến nay kỹ thuật TOT đã trở thành kỹ thuật được ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ vì dễ thực hiện, ít xâm nhập, an toàn và hiệu quả cao.
Ở Việt Nam trước đây, do điều kiện kinh tế, tập tục văn hóa phương Đông khiến cho bệnh nhân ngại không dám đi khám bệnh. Do đó, tiểu không kiểm soátchưa được đánh giá và nghiên cứu điều trị một cách đúng mức. Tình hình đã thay đổi trong những năm gần đây, khi mà cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam đi khám vì chứngtiểu không kiểm soát và mong muốn được điều trị.
Tại Việt Nam, phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ bằng phẫu thuật TOT chỉ mới được áp dụng trong những năm gần đây. Nguyễn Ngọc Tiến (2012), công bố kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức bằng kỹ thuật TOT trên 126 bệnh nhân và theo dõi 1 năm sau phẫu thuật, tỉ lệ thành công là 96,8%, tuy nhiên tai biến trong và sau phẫu thuật chiếm tới 19,8% hoặc nghiên cứu của Nguyễn Văn Ân và cs (2012), tỷ lệ thành công là 97%, nhưng vẫn có biến chứng khi mổ là thủng bàng quang và một số tai biến chứng khác như thủng góc âm đạo, đau bẹn đùi, lộ mảnh ghép. Việc tiếp tục có những nghiên cứu đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật, cũng như giảm tỷ lệ tai biến biến chứng của phẫu thuật đang là một yêu cầu thực tiễn. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng và đánh giá kết quả phẫu thuật đặt dải băng qua lỗ bịt (Trans Obturator Tape -TOT)điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ” với hai mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan đến chỉ định kỹ thuật đặt dải băng qua lỗ bịt điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật đặt dải băng qua lỗ bịt (T.O.T) điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Định nghĩa và phân loại tiểu không kiểm soát 3
1.1.1. Định nghĩa tiểu không kiểm soát (són tiểu) 3
1.1.2. Phân loại tiểu không kiểm soát 4
1.2. Sinh lý tiểu tiện và sinh lý bệnh của tiểu không kiểm soát 7
1.2.1. Các yếu tố tham gia duy trì sự kiểm soát trong hoạt động đi tiểu 7
1.2.2. Sinh lý bệnh 11
1.3. Thực trạng tiểu không kiểm soát và ảnh hưởng của tiểu không kiểm
soát đến chất lượng cuộc sống 18
1.3.1.Thực trạng tiểu không kiểm soát 18
1.3.2. Ảnh hưởng của tiểu không kiểm soát đến chất lượng cuộc sống 22
1.4. Chuẩn đoán và các phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát 24
1.4.1. Chuẩn đoán tiểu không kiểm soát 24
1.4.2. Các phương pháp điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức 27
1.5. Các nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi
gắng sức bằng phẫu thuật đặt dải băng qua lỗ bịttrong nước và
trên thế giới 33
1.5.1. Nghiên cứu đánh giá kết quả kỹ thuật đặt dải băng qua lỗ bịt trên
thế giới 33
1.5.2. Nghiên cứu đánh giá kết quả kỹ thuật đặt dải băng qua lỗ bịt tại
Việt Nam 35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 37
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 37
2.3. Quy trình phẫu thuật đặt dải băng qua lỗ bịt tại Bệnh viện
Phụ sảnHà Nội 38
2.3.1. Chỉ định phẫu thuật 38
2.3.2. Phương pháp vô cảm 38
2.3.3. Dụng cụ và phương tiện 38
2.3.4. Kỹ thuật 41
2.4. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu 49
2.4.1. Các chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng liên quan chỉ định phẫu thuật 49
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phẫu thuật đặt dải băng nâng
niệu đạođiều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ 55
2.5. Quản lý và phân tích số liệu 58
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 59
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
3.1. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan chỉ định
phẫu thuậtđặt dải băng qua lỗ bịt 61
3.2. Đánh giá kết quả kỹ thuật đặt dải băng nâng niệu đạo qua lỗ
bịt điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ 71
3.3. Đánh giá kết quả điều trị tiểukhông kiểm soát khi gắng sức
ở phụ nữ được phẫu thuật đặt dải băng qua lỗ bịt. 74
3.3.1. Kết quả ngay sau mổ cho tới khi ra viện 74
3.3.2. Kết quả điều trị sau ra viện 1 tháng 77
3.3.3. Kết quả điều trị sau ra viện 3 tháng 79
3.3.4. Kết quả ra viện 6 tháng 80
3.3.5. Kết quả sau ra viện 9 tháng 81
3.3.6. Kết quả sau ra viện 12 tháng 81
3.3.7. Kết quả sau ra viện 18 tháng 82
3.3.8. Kết quả sau ra viện 24 tháng 83
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 85
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng liên quan chỉ định
phẫu thuật đặt dải băng qua lỗ bịt 83
4.1.1. Tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 87
4.1.2. Chỉ số khối (BMI) 90
4.1.3. Các yếu tố sản phụ khoa 91
4.1.4. Các yếu tố niệu khoa 93
4.1.5. Thể lâm sàng tiểu không kiểm soát khi gắng sức và mức độ
tiểu không kiểm soát 96
4.2. Kết quả điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ
bằng kỹ thuật TOT 100
4.2.1. Kết quả liên quan kỹ thuật đặt dải băng niệu đạo qua lỗ bịt 100
4.2.2. Đánh giá kết quả của phẫu thuật đặt dải băng qua lỗ bịt
trong điềutrị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ 104
KẾT LUẬN 113
KHUYẾN NGHỊ 115
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU