Nghiên cứu ứng dụng xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và Cisplatin điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIb-IIIb

Nghiên cứu ứng dụng xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và Cisplatin điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIb-IIIb

Luận án Nghiên cứu ứng dụng xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và Cisplatin điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIb-IIIb.Ung thư cổ tử cung là một trong ba ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ trên toàn thế giới. Năm 2008, có 529.800 ca mới mắc UT CTC (chiếm 9% tổng số mới mắc do các ung thư) và 275.100 ca tử vong (chiếm 8% tổng số chết vì ung thư), trong  tổng số các ca chết vì UT CTC thì Châu Phi có 53.000 ca, vùng Mỹ la tinh và Caribe (31.700 ca), Châu Á (159.800 ca). Hơn 85% các trường hợp mới mắc và tử vong ở các nước đang phát triển [30]. 

Tại Việt Nam, theo kết quả ghi nhận ung thư tại Hà nội trong 20 năm (1988 đến 2007), trong số 28.672 số trường hợp phụ nữ bị ung thư thì có 2.093 trường hợp ung thư cổ tử cung chiếm 7,3% tổng số ung thư ở nữ với tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi ASR là 6,8/100.000 dân [10]. 
Mặc dù,  các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm  ung thư CTC đã được áp dụng nhưng tỷ lệ ung thư CTC giai đoạn muộn không mổ được (IIB, III) vẫn chiếm trên 50% số trường hợp ung thư CTC mới. Đối với các giai đoạn sớm, ung thư CTC có tỷ lệ chữa khỏi cao bằng phẫu thuật hoặc xạ trị đơn thuần, hoặc phối hợp cả hai phương pháp [17],[23],[24]. Tuy nhiên, các bệnh nhân ở giai đoạn muộn như IIB, III có kết quả điều trị tại vùng thấp và thường xuất hiện tái phát di căn xa, chính điều này đã thúc đẩy các nghiên cứu mới tìm ra các hướng điều trị hiệu quả hơn với những trường hợp bệnh lan rộng, một trong những phác đồ được đề cập đến đó là hoá chất kết hợp với xạ trị đồng thời. Vai trò của hoá chất đồng thời với xạ trị nhằm mục đích làm tăng độ nhạy cảm của u với xạ trị đồng thời có tác dụng tiêu diệt các tổn thương vi di căn [33],[36],[99]. Một loạt các thử nghiệm tiến cứu đã chỉ ra rằng hoá chất đặc biệt là Cisplatin kết hợp đồng thời với xạ trị cho kết quả có ý nghĩa so với xạ trị đơn độc [80],[101],[121]. 
Trong thực hành xạ trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIB- IIIB có sự phối hợp giữa xạ ngoài và xạ trong, đối với xạ ngoài người ta sử dụng máy gia tốc với chùm photon, còn đối với xạ trong có thể sử dụng xạ trị áp sát suất liều thấp bằng nguồn Radium 226, Cesium 137 với kỹ thuật nạp nguồn sau hoặc sử dụng xạ trị áp sát suất liều cao bằng nguồn Ir-192 [5],[25]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của công nghệ điện tử và máy tính xạ trị áp sát suất liều cao với nguồn Ir-192 đã dần thay thế xạ trị áp sát suất liều thấp. Đối với các bệnh nhân điều trị bằng xạ trị áp sát suất liều thấp, mỗi lần xạ trị bệnh nhân phải nằm liên tục trong buồng cách ly từ 30-40 giờ, trong khi đó với các bệnh nhân điều trị bằng xạ trị áp sát suất liều cao Ir-192 sử dụng hệ thống tính liều hiện đại, mức độ cố định bệnh nhân tốt hơn, mỗi lần điều trị chỉ kéo dài không quá 30 phút và khả năng kiểm soát tại chỗ, tại vùng tốt [2],[9],[16],[54]. Tại Bệnh viện K, xạ trị áp sát liều cao bắt đầu được áp dụng trong điều trị ung thư CTC từ tháng 8/2008, bước đầu đem lại kết quả điều trị khả quan, thời gian điều trị ngắn, tỷ lệ biến chứng mức độ nặng thấp. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu ứng dụng xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và Cisplatin điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIb-IIIb” với mục tiêu:
    1. Đánh giá kết quả xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và Cisplatin  trong điều trị ung th¬ư cổ tử cung giai đoạn IIb-IIIb.
    2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ xạ trị áp sát suất liều cao kết hợp xạ ngoài và Cisplatin  trong điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IIb-IIIb.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Gánh nặng của ung thư cổ tử cung    3
1.2. Giải phẫu, cấu trúc mô học cổ tử cung    4
1.2.1. Giải phẫu    4
1.2.2. Cấu trúc mô học ở cổ tử cung    6
1.3. Yếu tố nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung    6
1.3.1. Human Papilloma Virus    6
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ khác    7
1.4. Tiến triển tự nhiên của ung thư cổ tử cung    8
1.5. Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung    10
1.5.1. Xét nghiệm tế bào học âm đạo    10
1.5.2. Nghiệm pháp axit acetic    11
1.5.3. Nghiệm pháp Lugol.    11
1.6. Các phương pháp chẩn đoán ung thư cổ tử cung    11
1.6.1. Các phương pháp chẩn đoán các tổn thương sớm    11
1.6.1.1. Xét nghiệm HPV    12
1.6.1.2. Soi cổ tử cung    12
1.6.1.3. Sinh thiết cổ tử cung    12
1.6.1.4. Sinh thiết nội mạc tử cung    13
1.6.2. Chẩn đoán ung thư cổ tử cung xâm lấn    13
1.6.2.1. Triệu chứng lâm sàng    13
1.6.2.2. Xét nghiệm cận lâm sàng    14
1.6.3. Chẩn đoán giai đoạn ung thư cổ tử cung    16
1.7. Điều trị ung thư cổ tử cung.    19
1.7.1. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn tại chỗ    19
1.7.2. Điều trị UTCTC giai đoạn FIGO IA    20
1.7.3. Điều trị UTCTC giai đoạn IB-IIA    20
1.7.4. Điều trị UTCTC giai đoạn IIB-III    21
1.7.5. Điều trị UTCTC giai đoạn IV    23
1.7.6.  Những tiến bộ trong điều trị UTCTC    24
1.7.6.1. Xạ trị gia tốc trong điều trị ung thư cổ tử cung    24
1.7.6.2. Ứng dụng xạ trị áp sát trong điều trị UTCTC.    27
1.7.6.3. Xạ trị phối hợp với hóa trị    31
1.7.6.4. Điều trị  đích    31
1.8. Một số đặc điểm về thuốc Cisplantin sử dụng trong nghiên cứu    32
1.9. Độc tính trong điều trị ung thư CTC bằng hóa xạ trị đồng thời    34
1.10. Một số kết quả nghiên cứu ngoài nước và trong nước    35
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    38
2.1. Đối tượng nghiên cứu.    38
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.    38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân.    39
2.2. Phương pháp nghiên cứu    40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:    40
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    40
2.2.3. Các bước tiến hành    41
2.2.3.1. Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị    41
2.2.3.2. Điều trị    42
2.2.3.3. Quy trình đánh giá và theo dõi bệnh nhân    48
A. Đánh giá kết quả điều trị    48
B. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn.    50
* Tác dụng phụ trên hệ huyết học, gan, thận    50
* Biến chứng xa: trên hệ tiết niệu và tiêu hóa    51
2.4. Thu thập và xử lý số liệu    51
2.5. Các tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu    52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    55
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu    55
3.1.1. Tuổi    55
3.1.2. Triệu chứng lâm sàng xuất hiện đầu tiên    56
3.1.3. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi nhập viện    56
3.1.4. Đặc điểm xâm lấn    57
3.1.5. Giai đoạn bệnh    58
3.1.6. Đặc điểm mô bệnh học    59
3.1.7. So sánh nồng độ trung bình chất chỉ điểm u SCC-Ag huyết thanh trước và sau điều trị    60
3.2. Kết quả điều trị    61
3.2.1 Kết quả gần    61
3.2.1.1. Kết quả đáp ứng    61
3.2.1.2. Kết quả đáp ứng theo nhóm tuổi    62
3.2.1.3. Kết quả đáp ứng theo giai đoạn bệnh    62
3.2.1.4. Kết quả đáp ứng theo tình trạng thiếu máu    63
3.2.1.5. Kết quả đáp ứng theo mô bệnh học    63
3.2.2. Kết quả xa    64
3.2.2.1. Tử vong sau điều trị    64
3.2.2.2. Sống thêm toàn bộ    64
3.2.2.3. Sống thêm toàn bộ theo giai đoạn    65
3.2.2.4. Sống thêm toàn bộ theo tuổi    66
3.2.2.5. Sống thêm toàn bộ theo đáp ứng.    67
3.2.2.6. Sống thêm toàn bộ theo tình trạng thiếu máu    69
3.2.2.7. Tái phát và di căn    70
3.3. Độc tính và tác dụng không mong muốn    71
3.3.1. Độc tính trên hệ tạo huyết và gan, thận    71
3.3.1.1. Độc tính chung    71
3.3.1.2. Hạ bạch cầu    72
3.3.1.3. Hạ bạch cầu hạt trung tính.    73
3.3.1.4. Độc tính hạ huyết sắc tố    74
3.3.1.5. Độc tính hạ tiểu cầu    75
3.3.1.6. Độc tính trên gan    76
3.3.1.7. Độc tính trên thận    77
3.3.2. Biến chứng muộn do xạ trị    77
3.3.2.1. Biến chứng trên hệ tiêu hóa và tiết niệu    77
3.3.2.2. Biến chứng muộn sau điều trị theo năm    78
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    79
4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu    79
4.1.1. Tuổi    79
4.1.2. Triệu chứng lâm sàng    80
4.1.3. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi vào viện    81
4.1.4. Đặc điểm xâm lấn    82
4.1.5. Giai đoạn bệnh    83
4.1.6. Đặc điểm mô bệnh học    84
4.1.7. Đặc điểm chất chỉ điểm u SCC-Ag huyết thanh    86
4.2. Kết quả điều trị    87
4.2.1 Kết quả gần    87
4.2.1.1. Kết quả đáp ứng    87
4.2.1.2. Kết quả đáp ứng theo nhóm tuổi    89
4.2.1.3. Kết quả đáp ứng theo giai đoạn bệnh    89
4.2.1.4. Kết quả đáp ứng theo tình trạng thiếu máu    89
4.2.1.5. Kết quả đáp ứng theo mô bệnh học    90
4.2.2. Kết quả xa    91
4.2.2.1. Tử vong sau điều trị    91
4.2.2.2. Sống thêm toàn bộ    92
4.2.2.3. Sống thêm toàn bộ theo giai đoạn    94
4.2.2.4. Sống thêm toàn bộ theo tuổi    95
4.2.2.5. Sống thêm toàn bộ theo đáp ứng.    95
4.2.2.6. Sống thêm toàn bộ theo tình trạng thiếu máu    96
4.2.2.7. Tái phát và di căn    96
4.3. Độc tính và tác dụng không mong muốn    97
4.3.1. Độc tính trên hệ tạo huyết và gan, thận    97
4.3.1.1. Hạ bạch cầu:    97
4.3.1.2. Hạ bạch cầu hạt trung tính    99
4.3.1.3. Hạ huyết sắc tố    100
4.3.1.4. Hạ tiểu cầu    101
4.3.1.5. Độc tính trên gan và thận    102
4.3.2.  Biến chứng muộn.    103
KẾT LUẬN    106
KIẾN NGHỊ    108
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 

Leave a Comment