Nghiên cứu và đánh giá kết quả sử dụng vật liệu toàn sứ IPS Empress 2 trong phục hình nhóm răng trước

Nghiên cứu và đánh giá kết quả sử dụng vật liệu toàn sứ IPS Empress 2 trong phục hình nhóm răng trước

Bênh răng miệng là một bênh phổ biến ở nước ta và trên thế giới, bênh thường để lại hậu quả không tốt về chức năng, thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh, nhất là những tổn thương ở nhóm răng trước. Các tổn thương bệnh lý nhóm răng cửa rất thường gặp do các nguyên nhân như sâu răng, răng cửa mọc lệch lạc, vẩu, thưa…, thiểu sản men răng, màu sắc của răng thay đổi như nhiễm Fluore, nhiễm Tetraxyclin và do chấn thương, tình trạng các răng cửa bị chấn thương chiếm tỷ lệ rất cao, theo tác giả Nguyễn Dương Hồng là 84%[3], [4], theo Tống Minh Sơn là 72%[17], trong đó răng cửa hàm trên chiếm 85,5%[17]. Do đó nhu cầu phục hình lại răng cửa là rất thiết yếu đối với bệnh nhân.

Đã có nhiều biện pháp phục hồi vùng răng cửa song đều tồn tại những nhược điểm, nhất là việc đòi hỏi ngày càng cao về mặt chức năng và thẩm mỹ, đặc biệt là thẩm mỹ sao cho răng được phục hồi giống như răng tự nhiên mà mắt thường nhìn khó nhận biết được.

Cho đến nay sứ sử dụng trong phục hồi vùng răng cửa là vật liệu được lựa chọn nhiều nhất [20]. Những nghiên cứu được đánh giá thời gian dài trên lâm sàng chỉ ra tỷ lệ thành công của chụp sứ kim loại là 59-84% [79], của cầu 3 đơn vị là 69-74% sau 15 năm [56]. Mặc dù tỷ lệ thành công trên lâm sàng của chụp và cầu sứ kim loại cao nhưng bị hạn chế về mặt thẩm mỹ. Sự biểu hiện của ánh đen do lõi kim loại làm cho mô lợi xung quanh phục hình màu xám không tự nhiên, lõi kim loại không có được đặc tính dẫn truyền ánh sáng như răng tự nhiên dẫn đến bờ viền lợi không thẩm mỹ. Bệnh nhân ngày càng đòi hỏi cao về thẩm mỹ và chất lượng của phục hình dẫn đến sự phát triển của vật liệu toàn sứ [30]. Đối lập với sứ kim loại, phục hình toàn sứ mang lại sự dẫn truyền ánh sáng mức độ cao và có phản xạ ánh sáng như răng tự nhiên đã thoả mãn các yêu cầu thẩm mỹ và chức năng đáp ứng được cho những bênh nhân khó tính nhất [108]. Thời gian đầu phục hình toàn sứ sử dụng hạn chế vì tính giòn dễ vỡ của vật liệu, vì thế sự phát triển một loại sứ có độ cứng cao sử dụng oxyt nhôm và zircon làm lõi có thẩm mỹ và kết quả lâm sàng tốt ra đời [44]. Tuy nhiên khung zircon có sự dẫn truyền ánh sáng kém hơn vì thế khi sử dụng cho các răng phía trước thường bị đục [31]. Do đó, sự phát triển của loại sứ mới kết hợp độ cứng tốt và thầm mỹ đẹp được phát triển và đưa ra ứng dụng trên lâm sàng, IPS Empress 2 được giới thiệu lần đầu năm tháng 10¬1998 với chỉ định chụp đơn và cầu 3 đơn vị cho răng trước [48].

Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả với thời gian theo dõi nhiều năm về sử dụng sứ không kim loại. Do đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu:

Nghiên cứu và đánh giá kết quả sử dụng vật liệu toàn sứ IPS Empress 2 trong phục hình nhóm răng trước.

Với ba mục tiêu:

1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng của hai nhóm nghiên cứu trước phục hình.

2. Đánh giá kết quả sử dụng vật liêu sứ IPS Empress 2 làm chụp đơn và cầu 3 đơn vị cho nhóm răng trước.

3. So sánh kết quả phục hình chụp đơn và cầu 3 đơn vị giữa nhóm sử dụng sứ IPS Empress 2 và sứ kim loại thường.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Mục lục Danh mục bảng Danh mục ảnh Danh mục hình vẽ Danh mục đồ thị

Đặt vấn đề 1

Chương 1 3

Tổng quan 3

1.1 Sự hoà hợp thẩm mỹ nhóm răng trước và khuôn mặt 3

1.1.1 Khuôn mặt 3

1.1.2 Thành phần răng 6

1.1.3 Các đặc điểm mô nha chu 11

1.1.4 Tổn thương bệnh lí vùng răng trước 13

1.1.5 Nguyên nhân tổn thương bệnh lí vùng răng trước 13

1.1.6 Một số biện pháp phục hình vùng răng trước 14

1.2 Khớp cắn 14

1.3 Sứ nha khoa 17

1.3.1 Lịch sử và phát triển của vật liệu sứ phục hình 17

1.3.2 Sứ truyền thống 19

1.3.3 Phân loại sứ 21

1.3.4 IPS Empress 2 22

1.3.5 Ciment gắn 23

1.4 Nguyên tắc sinh cơ học trong việc sửa soạn cùi răng 25

1.4.1 Bảo tồn và cấu trúc răng 25

1.4.2 Sự ổn định và lưu giữ của phục hình 25

1.4.3 Sự bền vững và cấu trúc của phục hình 27

1.4.4 Tình trạng trung thực ở đường hoàn tất phục hình 28

1.4.5 Bảo tồn và tôn trọng mô nha chu 29

1.5 Các nghiên cứu về phục hình sứ kim loại và phục hình sứ không kim

loại 30

Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 32

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32

2.2 Đối tượng 32

2.3 Phương pháp nghiên cứu 33

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 33

2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 33

2.3.3 Các bước tiến hành nghiên cứu 34

2.3.3.1 Phương tiện và vật liệu dùng trong nghiên cứu 34

2.3.3.2 Các bước tiến hành và các tiêu chí đánh giá kết quả điều

trị 35

2.4 Phương pháp phân tích số liệu 48

2.5 Đạo đức trong nghiên cứu 48

Chương 3 Kết quả nghiên cứu 53

3.1. Những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 53

3.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới của bệnh nhân 53

3.1.2 Đặc điểm về lí do phục hình 53

3.1.3 Sự phân bố các răng phục hình chụp 54

3.1.4 Sự phân bố cầu răng 55

3.1.5 Đặc điểm về thẩm mỹ chung của đối tượng nghiên cứu trước phục

hình 56

3.1.5.1 Đường cười 56 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment