Nghiên cứu vai trò của chỉ số E/Em trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp

Nghiên cứu vai trò của chỉ số E/Em trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp

Tăng huyết áp (THA) là một bênh khá phổ biến, phần lớn các trường hợp không tìm được nguyên nhân (chiếm khoảng 90%). Hiên nay bênh có xu hướng ngày càng gia tăng nhanh chóng, đang là mối đe doạ không chỉ là với người dân nước ta mà còn là vấn đề sức khoẻ của toàn cầu. Tỷ lê mắc cũng như tỷ lê tử vong do các biến chứng của bênh ngày một nhiều đang là thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưỏng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng và chi phí tốn kém cho điều trị, dự phòng [1],[3],[21].
Trong những năm của thập niên 70, tại miền bắc nước ta tỷ lê người trưởng thành có huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên là 1,9% (Gs Đặng Văn Chung) thì đến năm 1990 con số đó là 11,5%, năm 1999 điều tra tại Hà Nội là 16,05%. Theo thông kê năm 1994 trên phạm vi cả nước đối với các trường hợp tử vong do bênh lý tim mạch thì nguyên nhân do THA giữ vị trí hàng đầu. Tại Bắc Mỹ, người ta ước tính hiên nay có khoảng 25% dân số bị THA và có tới 16% số người trưởng thành không hề biết con số huyết áp của mình, trong đó có những người thậm chí đang được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp [3],[8].
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây suy tim do sự giãn ra bất thường của thất trái cùng với tăng áp lực đổ đầy thất trái, phì đại thất trái và sự mất đồng bộ. Trong các nghiên cứu điều tra tại cộng đồng như nghiên cứu Framingham cho thấy THA là nguyên nhân phổ biến nhất của suy tim. Một dạng suy tim khá đặc trưng trong các trường hợp suy tim do tăng THA đó là tình trạng do suy chức năng tâm trương (CNTTr) mà cơ chế bênh sinh vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và ngày càng được làm sáng tỏ [1],[3],[21].
Trước đây, những định nghĩa kinh điển về suy tim đều nhấn mạnh đến vai trò của chức năng tâm thu bởi suy tim được hiểu theo nghĩa là tình trạng giảm cung lượng tim một cách tương đối so với nhu cầu của cơ thể do giảm khả năng co bóp của tim. Thế nhưng có tới 30% các trường hợp suy tim trên lâm sàng mà chức năng tâm thu thất trái vẫn trong giới hạn bình thường hay chỉ giảm ở mức độ vừa phải đó là các trường hợp suy tim do suy giảm chức năng tâm trương. Trong suy tim do THA thì các rối loạn về chức năng tâm trương thất trái có thể xảy ra sớm hơn những rối loạn về chức năng tâm thu. Chính vì vậy việc đánh giá sớm và chính xác chức năng tim là một vấn đề được các thầy thuốc rất quan tâm, điều đó sẽ góp phần rất lớn trong xác định tiên lượng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh [1],[3].
Những năm gần dây, cùng với sự ra đời và những tiến bộ trong siêu âm Doppler tim đã có nhiều nghiên cứu về chức năng tâm trương thất trái dựa vào thăm dò thời gian và tốc độ dòng chảy qua van hai lá, dòng tĩnh mạch phổi, bán định lượng được các áp lực đổ đầy. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp phương pháp này gặp những hạn chế’ như tình trạng tăng áp lực đổ đầy thất trái và áp lực nhĩ trái, ảnh hưởng của tiền gánh, rung nhĩ gây khó khăn trong thăm dò dòng chảy qua van hai lá. Ngoài ra các phương pháp khác như thông tim đo áp lực, chụp cản quang buồng thất trái, ghi xạ hình thất trái, chụp cộng hưởng từ tim… cũng được áp dụng nhưng chi phí cao, xâm lấn chảy máu, một số trường hợp có chống chỉ định và chỉ áp dụng được ở những cở sở y tế’ chuyên sâu [3],[21],[40],[42].
Ở nước ta thăm dò chức năng tâm trương bằng phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim đang còn là lĩnh vực khá mới mẻ trong lĩnh vực tim mạch và việc nghiên cứu vai trò của phương pháp này đang là một yêu cầu thực tiễn lâm sàng nhằm tìm thêm những phương pháp phát hiện sớm suy chức năng tâm trương trong các bệnh tim mạch mà đặc biệt là THA. Với mong muốn tìm hiểu vai trò của chỉ số E/Em trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu vai trò của chỉ số E/Em trong đánh giá chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân tăng huyết áp”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.    Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số E/Em ở bệnh nhân tăng huyết áp.
2.    Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số E/Em với một số thông số lâm sàng và siêu âm tim đánh giá chức năng thất trái trái.
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BlỂư Đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TổNG QUAN
1.1.    Đại cương về tăng huyết áp   
1.1.1.    Định nghĩa tăng huyết áp   
1.1.2.    Chẩn đoán xác định tăng huyết áp   
1.1.3.    Các yếu tố nguy cơ của bênh tăng huyêt áp   
1.2.    Thay đổi cơ tim trong tăng huyết áp   
1.2.1.    Rối loạn hoạt đông của tế bào cơ tim   
1.2.2.    Các rối loạn về cấu trúc của tổ chức cơ tim   
1.2.3.    Phì đại thất trái   
1.2.4.    Giãn thất trái   
1.2.5.    Thay đổi kích thước tâm nhĩ   
1.3.    Sinh lý và sinh lý bênh học thời kỳ tâm trương   
1.4.    Các cơ chế suy chức năng tâm trương   
1.4.1.    Các yếu tố sinh hoá   
1.4.2.    Các yếu tố cơ học   
1.4.2.2.    Các yếu tố nôi tại   
1.5.    Chẩn đoán suy chức năng tâm trương thất trái   
1.6.    Môt số phương pháp đánh giá chức năng tâm trương thất trái   
1.6.1.    Thăm dò huyết đông   
1.6.2.    Phương pháp chụp buồng tim bằng đồng vị phóng xạ với tia Gamma…
1.6.3.    Siêu âm tim   
1.6.4.    Các giai đoạn suy chức năng tâm trương thất trái   
1.7.    Chỉ số E/Em trong siêu âm Doppler tim   
1.7.1.    Chỉ số E/Em   
1.7.2. Tình hình nghiên cứu chỉ số E/Em   
Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu
2.1.    Địa điểm nghiên cứu   
2.2.    Đối tượng nghiên cứu   
2.2.1.    Nhóm bênh   
2.2.2.    Nhóm chứng   
2.3.    Phương pháp nghiên cứu   
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu   
2.3.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu   
2.3.3.    Các bước tiến hành   
2.4.    Phương pháp tiến hành siêu âm   
2.4.1.    Địa điểm   
2.4.2.    Phương tiên   
2.5.    Xử lý số liêu   
2.6.    Sơ đồ nghiên cứu   
Chương 3: KẾT QỦA NGHIÊN cúu
3.1.    Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu   
3.1.1.    Đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu   
3.1.2.    Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bênh   
3.1.2.1.    Đặc điểm lâm sàng của nhóm bênh nhân tăng huyết áp   
3.1.2.2.    Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bênh nhân tăng huyết áp   
3.2.    Kết quả siêu âm tim và chỉ số E/Em của hai nhóm nghiên cứu   
3.2.1.    Kết quả siêu âm tim TM của hai mhóm nghiên cứu   
3.2.2.    Kết quả siêu âm Doppler dòng chảy qua van hai lá và van ĐMC   
3.2.4.    Kết quả siêu âm Doppler mô cơ tim và chỉ số E/Em   
3.2.5.    Kết quả siêu âm và chỉ số E/Em ở nhóm bênh nhân THA   
có PĐTT so với nhóm THA không PĐTT và so với nhóm chứng   
3.2.6.    Kết quả siêu âm tim và chỉ số E/Em ở bênh nhân THA có suy CNTTr
so với THA không suy CNTTr và so với nhóm chứng   
3.2.7.    Kết quả siêu âm tim và chỉ số E/Em ở nhóm bênh nhân tăng THA
có tăng ALĐĐTT so với nhóm THA không tăng ALĐĐTT   
3.2.8.    Kết quả siêu âm tim và chỉ số E/Em ở bênh nhân THA có EF < 50%
so với nhóm THA có EF > 50% và so với nhóm chứng   
3.3.    Liên quan chỉ số E/Em với các thông số lâm sàng và siêu âm tim   
3.3.1.    Liên quan của chỉ số E/Em với các thông số lâm sàng   
3.3.2.    Liên quan của chỉ số E/Em với các giai đoạn suy CNTTr   
3.3.3.    Liên quan của chỉ số E/Em với đặc điểm tái cấu trúc   
3.3.4.    Tương quan giữa chỉ số E/Em với các thông số trên siêu âm tim   
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1.    đặc điểm của nhóm nghiên cứu   
4.1.1.    Đặc điểm về tuổi giới   
4.1.2.    Đặc điểm lâm sàng của nhóm bênh nhân tăng huyết áp   
4.1.3.    Đặc điểm về cận lâm sàng       
4.2.    Kết quả siêu âm tim của hai nhóm nghiên cứu   
4.2.1.    Kết quả siêu âm tim TM   
4.2.2.    Kết quả siêu âm tim Doppler tim   
4.2.3.    Kết quả siêu âm tim Doppler mô cơ tim   
4.3.    Đặc điểm biến đổi của chỉ số E/Em ở nhóm bênh nhân tăng huyết áp   
4.4.    liên quan của chỉ số E/Em với các thông số trên lâm sàng và trên siêu âm tim….
4.4.1.    Liên quan chỉ số E/Em theo tuổi và giới   
4.4.2.    Liên quan chỉ số E/Em với đặc điểm lâm sàng   
4.4.3.    Liên quan chỉ số E/Em với các thông số trên siêu âm tim   
Chương 4: KÊT LUẬN
Chương 5: KIÊN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN cúu
PHỤ LỤC 2: MẪU PHIÊU SIÊU ÂM NGHIÊN cúu
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CÚU

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment