Nghiên cứu vai trò của điện tâm đồ trong dự đoán mức độ tổn thương động mạch vành
Việc dựa vào các đặc điểm của điện tâm đồ(ĐTĐ) để dự đoán mức độ tổn thương động mạch vành (ĐMV) là rất quan trọng. Mục tiêu:tìm hiểu mối liên quan giữa ĐTĐ với mức độ tổn thương ĐMV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: từ 03/2007 đến 11/2007, 150 bệnh nhân được làm ĐTĐ và chụp ĐMV chọn lọc có tổn thương có ý nghĩa ở ít nhất 1 nhánh ĐMV. Kết quả: ở nhóm cơn đau thắt ngực không ổn định (CĐTNKÔĐ) có tổn thương 3 nhánh ĐMV thì tỷ lệ bệnh nhân có tổng đoạn ST chênh xuống =8 mm lớn hơn nhóm có tổn thương < 3 nhánh ĐMV (OR: 8,9; 95% CI từ 1,1 đến83,6, p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân có đoạn ST ở aVR chênh lên ³ 0,5 mm trong nhóm nhồi máu cơ tim (NMCT) có tổn thương 3 nhánh ĐMV cao hơn so với tỷ lệ này trong nhóm có tổn thương < 3 nhánh ĐMV (OR: 16,5; 95% CI từ 3,3 đến 81,9, p < 0,001). Ở các bệnh nhânCĐTNKÔĐ cũng có kết quả tương tự (OR: 12,0; 95% CI từ 2,9 đến 49,7, p < 0,001). Kết luận:tổng đoạn ST chênh xuống trong cơn đau =8 mm ở các bệnh nhân CĐTNKÔD, đoạn ST ở aVRchênh lên =0,5 mm ở các bệnh nhân NMCT cấp và CĐTNKÔD có giá trị caotrong dự đoán tổn thương cả 3 nhánh ĐMV.
Bệnh động mạch vành (ĐMV) có tỷ lệ mắc cao ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số bệnh nhân mắc bệnh ĐMV gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây và trở thành một vấn đề thời sự rất được xã hội quan tâm. Chụp ĐMV chọn lọc là một phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác, giúp xác định được vị trí, sốlượng, mức độ các nhánh ĐMV bị tổn thương đểtừ đó các thầy thuốc đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất với người bệnh. Có một câu hỏi đặt ra là liệu có thể dự đoán được mức độ tổnthương của hệ ĐMV dựa trên những biến đổi trên điện tâm đồ (ĐTĐ) của bệnh nhân hay không? Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn lâm sàng đó, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu:
Tìm hiểu mối liên quan giữa ĐTĐ với mức độ tổn thương ĐMV
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích