Nghiên cứu vai trò của lactate huyết thanh trong đánh giá độ nặng của bệnh nhân mổ tim mở
Nhu cầu mổ tim mở trên thế giới cũng như ở Việt nam hiên nay ngày càng gia tăng. Tại Hoa kỳ có khoảng 666.000 người được mổ tim mở trong năm 2003, con số này tăng lên 709.000 người trong năm 2006. Ở Việt nam hàng năm có khoảng 6.500 trẻ sơ sinh bị bệnh tim bẩm sinh, 10.000 người bị bệnh van tim mắc phải – trong số đó gần 50% cần can thiệp phẫu thuật [12].
Mổ tim mở với sự trợ giúp của hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể dùng để sửa chữa các bệnh lý tim mạch do dị tật bẩm sinh hay mắc phải – được tiến hành trên tim không chứa máu và ngừng đập. Toàn bô chức năng tim và phổi được thay thế’ bằng môt hệ thống gọi là tim phổi nhân tạo hay hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể trong suốt quá trình sửa chữa tổn thương tim [6], [13], [14], [15]. Tuy nhiên hệ thống này gây nên môt số biến loạn sinh lý bệnh ảnh hưởng tới các chức năng của cơ thể người bệnh sau mổ [5], [72].
Tình trạng bệnh nhân trước mổ, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, các biến chứng sau mổ… ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ tử vong trong mổ tim mở. Do vậy việc tìm ra các dấu hiệu lâm sàng, các chỉ số xét nghiệm, các tiêu chuẩn. nhằm giúp cho việc tiên lượng các biến chứng và tử vong của bệnh nhân trở thành nhu cầu cần thiết của các bác sĩ gây mê hổi sức .
Nhiều hệ thống đánh giá nguy cơ sau mổ dựa vào tình trạng của bệnh nhân trước phẫu thuật: Bảng điểm Parsonnet (1989), Cleveland Clinic (1992), Ontario Province Risk (1995), Pons (1996), và bảng điểm EuroSCORE (1999). Các bảng điểm này giúp các bác sĩ lâm sàng phân loại đô nặng và tiên lượng biến chứng trước phẫu thuật tim mạch của bệnh nhân [9]. Tuy nhiên, hệ thống bảng điểm trên chỉ căn cứ vào các dữ liệu của bệnh nhân trước mổ mà chưa bao gổm những ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình gây mê – tuần hoàn ngoài cơ thể – phẫu thuật [63, 83].
Biên chứng sau mổ tim mở gây ra nhiều rối loạn khác nhau cho người bênh, khi huyết đông và hô hấp của bênh nhân tổn hại, các mô thiêu ô xy và chất dinh dưỡng nên bị chuyển hoá yếm khí và làm tăng nồng đô axít lactic vì không chuyển thành pyruvat và dẫn đến tăng nồng đô lactate huyết thanh [18, 23]. Lactate huyết thanh cũng là môt dấu ấn sinh học (biomarker) trong môt số bảng điểm đánh giá đô nặng bênh nhân ở phòng hồi sức chung [3, 66] và được môt số tác giả trên thế giới dùng trong tiên lượng bênh nhân sau mổ tim mở [59, 67, 73].
Khoảng trống anion (AG) và kiềm dư (BE), những chỉ số phản ánh mức đô toan chuyển hoá do hâu quả thiếu ô xy tổ chức đã được dùng tiên lượng đô nặng các bênh nhân hồi sức nói chung [11, 30, 80]. Liêu các chỉ số này có thể thay thế cho đo nồng đô La huyết thanh để tiên lượng đô nặng ở bênh nhân mổ tim mở hay không?
Tại Viêt nam chưa có nghiên cứu nào về La huyết thanh ở bênh nhân mổ tim mở. Vì vây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:
1. Xác định giá trị tiên lượng độ nặng của nổng độ lactate huyết thanh ở bệnh nhân mổ tim mở.
2. Đánh giá mối tương quan giữa nổng độ lactate huyết thanh với khoảng trống anion (AG) và kiềm dư (BE) ở các bệnh nhân này.
MỤC LỤC
ĐặT VấN Đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liêu 3
1.1. Giới thiệu về lactate 3
1.2. Chỉ số kiềm dư (BE) 7
1.3. Khoảng trống anion (AG) 8
1.4. Biên chứng sau mổ tim 9
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp tiên hành 22
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 26
3.1. Đặc điểm chung bênh nhân trong nhổm nghiên cứu 26
3.2. Giá trị tiên lượng của nồng đô lactate huyết thanh 27
3.3. Mối tương quan giữa nồng đô lactate huyết thanh và BE, AG, pH …35
Chương 4: Bàn luận 41
4.1. Về các đặc điểm chung 41
4.2. Nồng đô lactate huyết thanh và các chỉ số liên quan 43
4.3. Liên quan giữa lactate huyết thanh với BE, AG, pH 54
Kết luân 58
Kiến nghị
Tài liêu tham khảo Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích