Nghiên cứu vai trò của Mycoplasma pneumoniae trong hen phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Nghiên cứu vai trò của Mycoplasma pneumoniae trong hen phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Hen phế quản (HPQ) là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp thường gặp ở tất cả các lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em [18].
Theo các nghiên cứu dịch tễ, tỷ lệ mắc HPQ có xu hướng ngày càng gia tăng trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Hàng năm trên thế giới có khoảng 25 vạn người tử vong do HPQ. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì 85% trường hợp tử vong do HPQ có thể phòng được. Nguyên nhân tử vong do hen chủ yếu là chưa đánh giá đúng và xử lý kịp thời mức độ nặng của cơn hen cấp. Yếu tố gây khởi phát cơn hen cấp rất đa dạng: khói thuốc, bụi, thức ăn, gắng sức, nhiễm khuẩn…. Gần đây vai trò nhiễm trùng đường hô hấp trong hen phế quản đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là nhiễm các vi rút đường hô hấp: Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus.. .và các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae [32],[37],[41].
M. pneumoniae là vi khuẩn không đặc hiệu, có duy nhất một màng bào tương bao quanh, không có vách tế bào nên chúng có tính đề kháng với kháng sinh tác động lên vách tế bào như nhóm ß lactam. Nhóm kháng sinh được lựa chọn trong điều trị M. pneumoniae là macrolid. Chẩn đoán nhiễm M. pneumoniae dựa vào nuôi cấy vi khuẩn, kỹ thuật PCR và xét nghiệm huyết thanh học.
Hơn 30 năm qua, nhiều nghiên cứu cho thấy nhiễm M. pneumoniae chiếm một tỷ lệ khá cao trong các bệnh viêm đường hô hấp cộng đồng, đặc biệt ở trẻ em, tỷ lệ này dao động từ 18 đến 40% [25].
Gần đây, các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, nhiễm khuẩn M. pneumoniae có thể có vai trò trong việc gây khởi phát cơn hen ở trẻ em hoặc làm cho cơn hen trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng hen kéo dài dai dẳng khiến việc kiểm soát hen khó khăn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Tuy nhiên, còn nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc nhiễm khuẩn M. pneumoniae, nó có phải là nguyên nhân khởi phát hen hay là một đồng yếu tố gây khởi phát hen. Tỷ lệ nhiễm M. pneumoniae và mối liên quan giữa nhiễm M. pneumoniae với mức độ nặng của cơn hen cấp chưa được nghiên cứu nhiều ở trẻ em. Nếu đánh giá đúng vai trò của M. pneumoniae trong hen sẽ giúp cho điều trị cơn hen cấp hiệu quả hơn bằng việc kết hợp với kháng sinh đặc hiệu, góp phần kiểm soát cơn hen cũng như bệnh hen được tốt hơn.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về tỷ lệ viêm phổi do M. pneumoniae ở trẻ em cho kết quả từ 25 đến 31% [45],[14],[23]. Tuy nhiên chưa thấy nghiên cứu nào về M. pneumoniae trong HPQ trẻ em. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu vai trò của Mycoplasma pneumoniae trong hen phế quản ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu:
1.     Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Mycoplasma pneumoniae trong hen phế quản ở trẻ em.
2.    Tìm hiểu mối liên quan giữa nhiễm Mycoplasma pneumoniae với mức độ nặng của cơn hen cấp.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN    3
1.1.    ĐỊNH NGHĨA VÀ DỊCH TỄ HỌC BỆNH HEN PHẾ QUẢN    3
1.1.1.    Định nghĩa hen phế quản    3
1.1.2.    Dịch tễ học HPQ    3
1.1.3.    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ    4
1.2.    CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN    6
1.2.1.    Triệu chứng lâm sàng HPQ    7
1.2.2.    Một số xét nghiệm cận lâm sàng trong HPQ    9
1.2.3.    Tiêu chuẩn chẩn đoán HPQ theo GINA 2006    10
1.3.    ĐẶC ĐIỂM CỦA MYCOPLASMA    12
1.3.1.    Lịch sử về Mycoplasma    12
1.3.2.    Đặc điểm vi sinh học    13
1.3.3.    Dịch tễ học M. pneumoniae    15
1.3.4.    Cơ chế gây bệnh của M. pneumoniae    16
1.3.5.    Triệu chứng lâm sàng khi nhiễm M. pneumoniae    16
1.3.6.    Cận lâm sàng    17
1.3.7.    Chẩn đoán    23
1.3.8.    Điều trị M. pneumoniae    23
1.4.    CÁC NGHIÊN CỨU GẦN ĐÂY VỀ VAI TRÒ CỦA M PNEUMONIAE TRONG
HPQ    24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    28
2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    28
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    28
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    30
2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    30
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    30
2.2.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu    30
2.2.3.    Phương pháp chọn mẫu    31
2.2.4.    Các chỉ tiêu nghiên cứu chính    31
2.2.5.    Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu    32
2.2.6.    Xử lý số liệu    36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    37
3.1.    ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NHIÊN CỨU    37
3.1.1.    Phân bố bệnh nhân HPQ theo tuổi    37
3.1.2.    Phân bố bệnh nhân HPQ theo giới    38
3.2.    TỶ LỆ NHIỄM M. PNEUMONIAE CỦA ĐỐI TƯỢNG NC    38
3.3.    MỐI LIÊN QUAN GIỮA BẬC HEN VÀ NHIỄM M. PNEUMONIAE    44
3.4.    MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHIỄM M. PNEUMONIAE VỚI MỨC ĐỘ NẶNG
CỦA CƠN HEN CẤP    45
3.5.    MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM
SÀNG KHI NHIỄM M. PNEUMONIAE TRONG HPQ    47
3.5.1.    Triệu chứng sốt ở bệnh nhân nhiễm M. pneumoniae trong cơn
hen cấp    47
3.5.2.    Tuần suất xuất hiện các triệu chứng lâm sàng của cơn hen cấp ở bệnh
nhân nhiễm và không nhiễm M. pneumoniae    48
3.5.3.    Mối liên quan giữa nhiễm M. pneumoniae và công thức bạch cầu
trong máu ngoại vi bệnh nhân HPQ    49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    52
4.1.    ĐẶC    ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    52
4.1.1.    Giới    52
4.1.2.    Tuổi    52
4.2.    TỶ LỆ NHIỄM M. PNEUMONIAE CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    53
4.2.1.    Tỷ lệ nhiễmM. pneumoniae ở bệnh nhân HPQ    53
4.2.2.    Tỷ lệ nhiễmM. pneumoniae trong cơn hen cấp và ngoài cơn    54
4.2.3.    Tỷ lệ nhiễmM. pneumoniae của bệnh nhân hen lần đầu và đã được
chẩn đoán từ trước, có cơn hen nhiều lần    54
4.3.    MỐI LIÊN QUAN GIỮA BẬC HEN VÀ NHIỄM M. PNEUMONIAE    56
4.4.    MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHIỄM M. PNEUMONIAE VỚI MỨC ĐỘ NẶNG
CỦA CƠN HEN CẤP    56
4.5.    MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM
SÀNG KHI NHIỄM M. PNEUMONIAE TRONG HPQ    57
4.5.1 Triệu chứng lâm sàng    57
4.5.2.    Liên quan giữa triệu chứng sốt với nhiễm M. pneumoniae ở bệnh nhân
hen cấp    58
4.5.3.    Công thức bạch cầu    59
KẾT LUẬN    60
KIẾN NGHỊ    62

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment