Nghiên cứu vai trò của Rhinovirus trong khởi phát cơn hen cấp ở trẻ em

Nghiên cứu vai trò của Rhinovirus trong khởi phát cơn hen cấp ở trẻ em

Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, bệnh gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc hen có xu hướng tăng lên hàng năm, dự kiến tới năm 2025, toàn thế giới có khoảng 400 triệu ngườ i mắc hen. Tỷ lệ hen phế quản ở trẻ em cũng ngày một tăng cao.
Sự gia tăng hen phế quản ở trẻ em có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, như tình trạng ô nhiễm môi trường tăng, nhịp sống căng thẳng, biến đổi khí hậu, sử dụng thuốc và hóa chất không hợp lý, sự thiếu quan tâm và hiểu biết của gia đình và xã hội đối với bệnh hen.
Hen phế quản gây những hậu quả ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình và toàn xã hội. Ở Việt Nam hiện nay chưa có con số thống kê chính xác về tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ tử vong do hen, theo dự kiến tỷ lệ mắc vào khoảng 4-5% tức là có tới 4 -5 triệu người mắc hen và như vậy tỷ lệ tử vong do hen không phải là thấp [16], [41].
Hen là bệnh viêm mạn tính với các thời kỳ bùng phát bệnh xen kẽ thời kỳ thuyên giảm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây khởi phát cơn hen cấp. Từ thập niên 1970, nhiễm virus đường hô hấp được xác định là một trong các yếu tố khởi phát cơn hen cấp ở cả trẻ em và người lớn. Trong những năm đầu của thập niên 1990, với kỹ thuật RT-PCR, khả năng phát hiện virus đường hô hấp đã tăng cả độ nhậy và độ đặc hiệu so với phương pháp nuôi cấy trước đó. Virus được tìm thấy khoảng 80% trong các giai đoạn khò khè của trẻ học đường và từ 50% đến 75% trong các giai đoạn khò khè cấp tính của người lớn [52]. Có nhiều virus đường hô hấp được tìm thấy trong giai đoạn này như Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus, coronavirus, trong đó Rhinovirus chiếm tới 65% [52]. Theo Holgate, phần lớn các cơn hen cấp được khởi phát bởi virus đường hô hấp, mà Rhinovirus dường như thường gặp nhất [47]. Theo một số nghiên cứu trước đây, virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân hàng đầu gây khởi phát bệnh hen và khởi phát cơn hen cấp. Nghiên cứu trên 101 trẻ từ 3- 18 tuổi có cơn hen cấp tại khoa cấp cứu bệnh viện Philadelphia, Mỹ cho thấy 46,7% trẻ có phân lập được virus hợp bào hô hấp tại dịch mũi họng [81]. Một nghiên cứu mới đây tại Australia chỉ ra rằng 78% các cơn hen cấp khởi phát do nhiễm virus, và trong số này 83% là nhiễm Rhinovirus [44]. Cơn hen cấp gây ra bởi virus thường xảy ra vào mùa thu, đông hoặc đầu xuân, khi mà thời tiết thuận lợi cho Rhinovirus phát triển [53], [55]. Rhinovirus ngoài gây cảm lạnh, còn thâm nhập sâu xuống đường thở, đôi khi gây kèm theo viêm phổi [74]. Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay chỉ ra rằng Rhinovirus đóng vai trò rất quan trọng trong khởi phát cơn hen cấp, ngay cả ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về vai trò của Rhinovirus trong việc làm bùng phát cơn hen cấp còn chưa nhiều.
Để đánh giá vai trò của Rhinovirus trong khởi phát cơn hen cấp ở trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm 2 mục tiêu sau:
1.    Xác định tỷ lệ nhiễm Rhinovirus trong cơn hen cấp ở trẻ em điều trị nội trú tại khoa Miễn dịch- Dị ứng Bệnh viện Nhi Trung ương.
2.    Đánh giá đặc điểm lâm sàng và mức độ của cơn hen phế quản khởi phát do Rhinovirus.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    4
1.1.    Định nghĩa    4
1.2.    Dịch tễ học hen phế quản trẻ em    4
1.3.    Yếu tố nguy cơ mắc bệnh hen    7
1.4.    Yếu tố nguy cơ khởi phát cơn hen cấp    9
1.5.    Cơ chế bệnh sinh hen phế quản    11
1.5.1.    Viêm đường thở    11
1.5.2.    Tăng tính phản ứng phế quản    12
1.5.3.    Tái tạo lại đường thở    13
1.6.    Vai trò Rhinovirus trong khởi phát cơ hen cấp    14
1.6.1.    Tổng quan về Rhinovirus    14
1.6.2.    Rhinovirus và cơn hen phế quản cấp    17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    24
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    24
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    24
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    24
2.2.    Chẩn đoán hen phế quản    24
2.3.    Phân bậc hen phế quản    27
2.4.    Chẩn đoán cơn hen cấp    27
2.5.    Đánh giá mức độ cơn hen cấp    30
2.6.    Phương pháp nghiên cứu    31
2.6.1.    Thiết kế nghiên cứu    31
2.6.2.    Cỡ mẫu nghiên cứu    31
2.6.3.    Các chỉ số nghiên cứu    31
2.6.4.    Sơ đồ nghiên cứu    37
2.6.5.    Phân tích và xử lý số liệu    38
2.6.6.    Đạo đức trong nghiên cứu    38
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    39
3.1.    Đặc điểm trẻ HPQ điều trị tại khoa Miễn    dịch –    Dị ứng,    Bệnh    viện Nhi
Trung ương    39
3.1.1.    Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi    39
3.1.2.    Phân bố bệnh nhân theo giới    39
3.1.3.    Môi trường sống    40
3.1.4.    Tiền sử dị ứng bản thân    41
3.1.5.    Tiền sử gia đình    41
3.1.6.    Các yếu tố nghi ngờ gây khởi phát cơn hen cấp    42
3.1.7.    Tuổi xuất hiện khò khè lần đầu tiên    42
3.1.8.    Tuổi chẩn đoán xác định mắc hen phế    quản    43
3.1.9.    Đặc điểm cơn hen cấp    43
3.1.10.    Phân bố bậc hen    44
3.2.    Kết quả cận lâm sàng    44
3.2.1.    Tỷ lệ nhiễm Rhinovirus trong cơn hen    cấp    44
3.2.2.    Công thức bạch cầu    45
3.2.3.    Kết quả test dị nguyên    46
3.2.4.    Mối    liên quan giữa bạch cầu ái toan với mức độ nặng cơn HPQ    47
3.2.5.    Mối    liên quan giữa bạch cầu trung tính với mức độ nặng cơn HPQ    47
3.3.    So sánh đặc điểm cơn hen phế quản cấp    khởi    phát    do    Rhinovi rus    và
nhóm không nhiễm Rhinovirrus    48
3.3.1.    Tỷ lệ nhiễm Rhinovirus theo nhóm tuổi    48
3.3.2.    Mối    liên quan giữa nhiễm RV với triệu chứng lâm sàng HPQ    49
3.3.3.    Mối    liên quan giữa nhiễm RV với mức độ nặng cơn hen    50
3.3.4.    Mối    liên quan giữa RV    với thay đổi số lượng bạch cầu    51
3.3.5.    Mối    liên quan giữa RV    với bạch cầu trung tính    51
3.3.6.    Mối    liên quan giữa RV    với bạch cầu ái toan    52
3.3.7.    Mối    liên quan giữa nhiễm RV và thời gian điều trị    52
Chương 4: BÀN LUẬN    53
4.1.    Đặc điểm bệnh    nhân hen    phế quản điều trị tại khoa Miễn dịch – Dị ứng
Bệnh viện Nhi Trung ương    53
4.1.1.    Tuổi và giới    53
4.1.2.    Môi trường sống    54
4.1.3.    Tiền sử các bệnh dị ứng của bệnh nhi    55
4.1.4.    Tiền sử gia đình    55
4.1.5.    Các yếu tố nghi ngờ khởi phát cơn hen cấp    55
4.1.6.    Tuổi xuất hiện đợt khò khè lần đầu tiên    56
4.1.7.    Tuổi chẩn đoán xác định HPQ    56
4.1.8.    Đặc điểm cơn hen cấp    57
4.1.9.    Phân bố bậc hen theo GINA    57
4.2.    Kết quả cận lâm sàng    57
4.2.1.    Tỷ lệ nhiễm Rhinovirus    57
4.2.2.    Công thức bạch cầu    58
4.2.3.    Test dị nguyên    59
4.2.4.    Mối liên quan giữa bạch cầu ái toan với mức độ nặng cơn HPQ    60
4.2.5.    Mối liên quan giữa bạch cầu trung tính với mức độ nặng cơn HPQ 60
4.3.    Vai trò Rhinovirus trong khởi phát cơn hen cấp    61
4.3.1.    Tỷ lệ nhiễm RV theo nhóm tuổi    61
4.3.2.    Mối liên quan giữa RV với triệu chứng cơn HPQ    61
4.3.3.    Mối liên quan giữa nhiễm RV với mức độ nặng cơn hen cấp    63
4.3.4.    Mối liên quan giữa RV với thay đổi số lượng bạch cầu trong máu .. 63
4.3.5.    Mối liên quan giữa nhiễm RV và thời gian điều trị    64
KẾT LUẬN    65
KIẾN NGHỊ    66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment