Nghiên cứu vai trò của vi rút đường hô hấp trong cơn hen phế quản cấp ở trẻ em

Nghiên cứu vai trò của vi rút đường hô hấp trong cơn hen phế quản cấp ở trẻ em

Hen phế  quản  là  bệnh  lý  đường  hô  hấp mạn  tính.  Trong  quá  trình  diễn  biến,  bệnh nhân biểu hiện các đợt cấp tính bằng các cơn hen phế  quản.  Trong rất nhiều  nguyên  nhân, yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen, vi rút đường  hô  hấp  đóng  một  vai trò  quan trọng.

Tìm hiểu về vai trò vi rút đường hô hấp trong cơn hen cấp sẽ giúp cho việc chẩn đoán, điều trị, dự  phòng,  nhằm  hạn  chế  khởi  phát  cơn hen, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:

1. Xác  định tần  suất  của  các  nhóm  vi  rút phân lập được trong cơn hen phế quản cấp.

2. Mức độ nặng của cơn hen phế quản cấp với từng nhóm vi rút có liên quan.

II. ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Gồm 50 BN có cơn hen phế quản cấp vào khám và điều trị tại Phòng tư vấn hen và Khoa hô hấp, bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 1/2008 đến tháng 6/2008. Tuổi từ 2 tháng – 15 tuổi.

1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản cấp

Bệnh nhân được chẩn đoán là hen phế quản cấp, theo tiêu chuẩn của GINA 2007 và Tổ chức Y tế Thế giới, như sau:

Bệnh nhân có biểu hiện khó thở: tần số thở tăng, có rút lõm lồng ngực, nếu nặng có thể tím tái, khó thở từng cơn, khó thở ra là chính.

Co thắt phế quản, nghe phổi có ran rít, ran ngáy ở hai bên phổi.

Đo chức năng hô hấp có hiện tượng rối loạn thông  khí  kiểu  tắc  nghẽn,  với  các  thông  số FEV1, FEV1/FVC 80%.

Đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản.

1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân ≥ 16 tuổi;

Bệnh nhân có các bệnh lý khác kèm theo, như: thiếu máu, suy tim, suy gan, suy thận…

Những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả.

Thiết kế nghiên cứu

Mỗi bệnh nhân được khám lâm sàng, phỏng vấn bố, mẹ bệnh nhân, đo chức năng hô hấp, làm xét nghiệm thường quy, xét nghiệm miễn dịch dị ứng:

+  Thăm  dò  chức  năng  hô  hấp  bằng  máy Microsipro HI – 601 (Mỹ).

+  Các  xét  nghiệm  cận  lâm  sàng  làm  tại khoa Huyết  học,  khoa Sinh hoá  – bệnh  viện Nhi Trung ương.

+ Các xét nghiệm vi rút thực hiện tại khoa Vi sinh – bệnh  viện  Nhi Trung ương; lấy  dịch tỵ hầu để xác định căn nguyên RSV, Adeno vi rút, cúm, á cúm bằng phương pháp RT – PCR.

Thu thập và xử lý số liệu

Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều được khám lâm sàng, khai thác tiền sử theo mẫu bệnh án thống nhất.

Số   liệu   được   nhập   theo  chương   trình EPI – info và phân tích theo chương trình STATA version 10.0.

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment