Đại dịch HIV/AIDS đang là vấn đề quan tâm của xã hội nói chung và ngành y tế nói riêng. Năm 1986, trên thế giới mới chỉ có 100.000 người bị nhiễm HIV thì tới năm 2005 đã có khoảng 40,4 triệu người bị nhiễm HIV (WHO). Phương thức lây truyền chủ yếu là theo đường tình dục, chiếm 70 – 80%, sau đó đến đường mẹ – con 10 – 20%, còn lại là đường truyền máu, bệnh nghề nghiệp; trẻ sơ sinh có thể nhiễm HIV từ mẹ ở giai đoạn: thai nằm trong tử cung, giai đoạn thai đi qua đường sinh dục mẹ lúc chuyển dạ, giai đoạn cho con bú.
Ở Việt Nam, tính đến 31/05/2007 có 126.543 người nhiễm HIV, số trường hợp chuyển sang AIDS là 24.785, số người chết do AIDS là 13.874 [8]. Từ nhiễm HIV chuyển thành AIDS là cả một quá trình virus xâm nhập vào tế bào TCD4, sau đó gây nhiễm các tế bào khác. Quá trình nhân lên và xâm nhiễm càng nhiều thì bệnh nhân sẽ tiến triển thành AIDS ngày càng nhanh chóng. Để xâm nhập và phát triển tế bào TCD4, virus HIV phải gắn gp120 với các thụ thể trên bề mặt tế bào TCD4. Ở giai đoạn sớm HIV sử dụng đồng thụ thể CCR5 có ái tính M (Macrophage). Còn ở giai đoạn muộn thì nó sử dụng đồng thụ thể CXCR4 ái tính với tế bào lympho T. Nếu có đột biến hoặc có yếu tố làm biến đổi cấu trúc hoặc làm khoá các đồng thụ thể này thì sẽ làm mất chỗ gắn của virus do đó HIV không xâm nhập được vào tế bào [3, 4, 5, 6].
SDF – 1 (Stromal delive factor) là liên phối tử tự nhiên của CXCR – 4, khi tăng hoạt động thì nó gắn vào CXCR – 4 chiếm chỗ và gp120 của HIV không có chỗ gắn và không xâm nhập được vào trong tế bào. Năm 1998, Winkler C và cộng sự thấy rằng nếu ở vùng không sao chép (UTR) 801
G bị thay thế bằng A của gen mã cho SDF – 1 thì sẽ làm hoạt hoá gen khởi động tạo nên nhiều SDF
– 1 và gây phong bế hoàn toàn CXCR – 4 làm cho virus không vào được tế bào, bệnh tiến triển chậm [10].
Vậy đột biến này có hay không ở các bệnh nhân nhiễm HIV ở Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi tiến hành đề tài: “Xác định đột biến của gen mã cho phối tử tự nhiên CXCR – 4
(SDF – 1) ở các cặp mẹ – con có mẹ nhiễm HIV bằng kỹ thuật PCR và PRLP” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ đột biến G -> A ở vị trí 801 của gen mã cho SDF – 1 ở 37 sản phụ bị nhiễm HIV – 1 và con của họ.
2. Bước đầu đánh giá vai trò của đột biến này trong việc lây truyền HIV từ mẹ sang con ở giai đoạn thai nằm trong tử cung.
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
– ADN của 37 sản phụ tuổi từ 18 – 35 được chẩn đoán nhiễm HIV – 1 dương tính (HIV(+)) bằng kỹ thuật PCR sử dụng 03 loại mồi khuyếch đại vùng C2V3 (gp120), p17 và gp41 của HIV – 1. Trong đó: 09 bệnh nhân nhiễm HIV(+) là 3 năm, 28 bệnh nhân nhiễm HIV(+) là 2 năm.
Tất cả 37 bệnh nhân đều chưa có các triệu chứng lâm sàng khác kèm theo như phức hợp liên quan đến AIDS (ARC): tổn thương ở miệng và da, nhiễm Herpes Simplex tái đi tái lại, tiêu chảy nhiều đợt, sốt thất thường, sụt cân < 10% trọng lượng cơ thể không rõ lý do, nấm âm đạo, nấm miệng… các bệnh lây truyền qua đường tình dục, số lượng TCD4 > 200/µl.
– ADN của 37 trẻ sơ sinh là con của những người mẹ trên được lấy máu từ cuống rốn.
(ADN của nhóm đối tượng này được lấy của đề tài cấp Bộ Y tế năm 2003 – 2005 do PGS.TS. Phan Thị Thu Anh làm chủ nhiệm, được bảo quản ở – 800C).
2. Phương pháp nghiên cứu
Nguyên lý kỹ thuật RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphisms): sử dụng enzym cắt để xác định đột biến, nó cho phép so sánh các ADN của các đối tượng khác nhau và phát hiện đột biến tự nhiên bằng việc xuất hiện hay biến mất vị trí cắt giới hạn. Hai đoạn ADN có trình tự giống hệt nhau và sử dụng enzym cắt sẽ đưa ra các đoạn giống hệt nhau. Trái lại nếu vị trí cắt giới hạn bị mất thường tương đương với đột biến tự phát, các đoạn cắt không có kích thước giống hệt nhau.
Bước 1: PCR khuyếch đại các gen mã cho SDF – 1
– Nguyên liệu: ADN được tách chiết từ 5 ml máu ngoại vi của mẹ và 5 ml máu cuống rốn của con.
Đo OD để xác định nồng độ ADN sau đó pha loãng cho có nồng độ là 25 ng/µl.
Thành phần phản ứng:
Mix PCR gồm có: PCR mix 2X (Promega), mồi xuôi (140ng/µl) (Promega), mồi ngược (140ng/µl) (Promega), H20, ADN khuôn (Promega): 100ng cho một phản ứng 50µl.
Riêng ống chứng âm cộng với 5,0µl nước cất.
Mồi để khuyếch đại gen SDF – 1: Trình tự mồi:
SDF1 F5 CAG TCA ACC TGG GCA AAG CC 3
SDF1 R5 AGC TTT GGT CCT GAG AGT CC 3 Bình thường đoạn gen cần khuyếch đại là
300bp bao gồm cả vị trí nucleotid 801 của gen.
Bước 2: sử dụng enzym cắt để phát hiện đột biến SDF – 1
– Nguyên liệu: sản phẩm PCR sau khi khuyếch đại gen mã cho SDF – 1.
– Cắt bằng HpaII 6UI/ phản ứng (Promega) vị trí cắt tại nucleotid 801 của đoạn gen. Đột biến phát hiện là thay thế nucloeid G bằng A của gen SDF – 1.
– Vị trí cắt: 5 … C ¯ CG G….3 3 … G GC − C…5
– Sau khi cắt điện di bằng agarose 1% trong 2giờ 30 phút trong TBE pH 820ml hỗn hợp sau ủ
+ 4µl xanh bromo phenol 5X.
– Sau khi điện di xong nhuộm bằng Ethidium Bromide và đọc kết quả bằng đèn UV.
Đọc kết quả:
Chứng không đột biến là người bình thường.
Chứng đột biến sẽ so sánh với thang 100bp ADN ladder.