Nghiên cứu vai trò xạ hình xương và đánh giá kết quả điều trị sarcom xương
Nghiên cứu vai trò xạ hình xương và đánh giá kết quả điều trị sarcom xương.Sarcom xương là ung thư mô liên kết có nguồn gốc từ tế bào tạo xương, chiếm khoảng 35% trong tổng số ung thư xương nguyên phát [1]. Bệnh chưa rõ nguyên nhân, thường gặp ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh có mức độ ác tính cao, di căn xa sớm và nhanh, thậm chí di căn ngay ở thời điểm chẩn đoán. Chính vì vậy, điều trị phẫu thuật đơn thuần cho sarcom xương đạt tỷ lệ sống thêm sau 5 năm thấp, chỉ từ 5 – 20%. Tại Bệnh viện K, Võ Tiến Minh [2] đã điều trị phẫu thuật đơn thuần cho 175 bệnh nhân sarcom xương, kết quả sống thêm 5 năm chỉ đạt 19,9%. Trong nghiên cứu của Phan Hạnh và cộng sự [3], kết quả sống thêm của sarcom xương chỉ đạt 19,1% sau 2 năm điều trị phẫu thuật đơn thuần. Bệnh nhân chủ yếu tử vong do di căn phổi. Kết quả các nghiên cứu điều trị sarcom xương bằng phẫu thuật kết hợp với điều trị hóa chất từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX đã chứng minh rằng đây là phương pháp cải thiện đáng kể kết quả sống thêm cho bệnh nhân. Bảng phân giai đoạn và bờ phẫu thuật của Enneking [4] là cơ sở quan trọng giúp cho phẫu thuật cắt rộng đối với các u ác tính thấp và có thể sử dụng cho các ung thư có độ ác cao sau khi đã điều trị hoá chất.
Trong những năm gần đây, nhờ có các tiến bộ trong chẩn đoán như: chụp cắt lớp vi tính có dựng hình 3D, chụp cộng hưởng từ (MRI), xạ hình xương và sự phát triển thuốc hóa chất mới đã giúp cho việc điều trị sarcom xương đạt được nhiều tiến bộ, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của bệnh nhân sarcom xương ở các nước Âu, Mỹ đã đạt tới 60 – 70% [5].
Trên thế giới, việc đánh giá và xác định ý nghĩa của xạ hình xương (Scintigraphy) trong chẩn đoán giai đoạn, theo dõi điều trị ung thư xương nói chung và điều trị sarcom xương nói riêng đã được một số tác giả nghiên cứu và công bố [6],[7],[8],[9]. Kết quả các nghiên cứu này đều khẳng định xạ hình xương có vai trò phát hiện sớm các tổn thương di căn xa ở bệnh nhân sarcom xương, nhờ đó giúp chẩn đoán giai đoạn bệnh được chính xác, giúp cho việc lựa chọn phương pháp điều trị và chiến thuật điều trị phù hợp nhất. Bằng việc đánh giá định lượng sự thay đổi độ tập trung phóng xạ tại tổ chức u trước và sau điều trị hóa chất trước phẫu thuật, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng xạ hình xương có vai trò quan trọng giúp tiên lượng mức độ đáp ứng điều trị hóa chất tương tự như phương pháp sinh thiết xác định độ hoại tử của u.
Ở Việt Nam, mặc dù đã có những nghiên cứu về xạ hình xương phát hiện các di căn xương ở các bệnh lý ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi… được nhiều tác giả công bố ở các tạp chí trong nước [10], [11], [12], [13]. Tuy nhiên, việc đánh giá vai trò của xạ hình xương trong chẩn đoán giai đoạn và theo dõi điều trị sarcom xương ở nước ta cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố.
Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu vai trò xạ hình xương và đánh giá kết quả điều trị sarcom xương” với hai mục tiêu:
1/ Đánh giá vai trò của xạ hình xương trong chẩn đoán giai đoạn và theo dõi điều trị sarcom xương.
2/ Đánh giá kết quả điều trị sarcom xương tại Bệnh viện K Hà Nội.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trịnh Văn Thông, Nguyễn Danh Thanh, Phạm Đăng Ninh (2015), Vai trò của xạ hình xương trong chẩn đoán và điều trị ung thư xương nguyên phát. Tạp chí Y học Việt Nam, 431(2): 32 – 36.
2. Trịnh Văn Thông, Nguyễn Đại Bình (2016), Yếu tố tiên lượng và kết quả điều trị ung thư xương nguyên phát qua phân tích 70 bệnh nhân. Tạp chí Y Dược học Quân sự, 41(3): 149 – 154.
MỤC LỤC Nghiên cứu vai trò xạ hình xương và đánh giá kết quả điều trị sarcom xương
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ MÔ BỆNH HỌC SARCOM XƯƠNG 3
1.1.1. Phân loại ung thư xương nguyên phát 3
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của ung thư xương nguyên phát 4
1.1.3. Phân loại sarcom xương theo mô bệnh học 5
1.2. CHẨN ĐOÁN SARCOM XƯƠNG 8
1.2.1. Nguyên tắc 8
1.2.2. Chẩn đoán lâm sàng 8
1.2.3. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh 9
1.2.4. Chụp xạ hình xương 14
1.2.5. Chẩn đoán giai đoạn của sarcom xương 24
1.3. ĐIỀU TRỊ SARCOM XƯƠNG 26
1.3.1. Điều trị phẫu thuật 26
1.3.2. Điều trị hóa chất 29
1.3.3. Điểm tình hình điều trị sarcom xương ở trong nước và trên thế giới 31
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh 36
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 36
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu 37
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.2.1. Nghiên cứu hồi cứu 37
2.2.2. Nghiên cứu tiến cứu 38
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 38
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU 51
2.4. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NHÓM BN NGHIÊN CỨU 54
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ VAI TRÒ CỦA XẠ HÌNH XƯƠNG 61
3.2.1. Kết quả khảo sát xạ hình xương trước điều trị 61
3.2.2. Kết quả khảo sát xạ hình xương đánh giá về đáp ứng điều trị hóa chất trước phẫu thuật 64
3.2.3. Kết quả kháo sát xạ hình xương trong thời gian theo dõi sau điều trị 69
3.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 71
3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ 73
3.4.1. Kết quả gần 73
3.4.2. Tình trạng tái phát và di căn 73
3.4.3. Kết quả về chức năng chi 76
3.4.4. Thời gian sống thêm 77
3.4.5. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 78
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 85
4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA NHÓM BN NGHIÊN CỨU 85
4.1.1. Đặc điểm về độ tuổi, giới tính 85
4.1.2. Sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học sarcom xương 87
4.2. VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SARCOM XƯƠNG 88
4.2.1. Vai trò của chụp X quang quy ước 88
4.2.2. Vai trò của chụp CT scans và MRI trong chẩn đoán và theo dõi điều trị sarcom xương 90
4.3. VAI TRÒ CỦA XẠ HÌNH XƯƠNG TRONG CHẤN ĐOÁN GIAI ĐOẠN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ SARCOM XƯƠNG 93
4.3.1. Xạ hình xương phát hiện di căn trước điều trị 93
4.3.2. Vai trò của xạ hình xương trong đánh giá đáp ứng điều trị hóa chất trước phẫu thuật 96
4.3.3. Vai trò của xạ hình xương trong theo dõi tái phát, di căn 102
4.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SARCOM XƯƠNG 104
4.4.1. Mục tiêu điều trị 104
4.4.2. Điều trị phẫu thuật 108
4.4.3 Vai trò của điều trị hóa chất 110
4.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 112
4.5.1. Kết quả gần 112
4.5.2. Kết quả chức năng chi 112
4.5.3. Biến chứng 114
4.5.4. Kết quả sống thêm 115
4.5.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị 124
KẾT LUẬN 128
KIẾN NGHỊ 130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1. Phân loại ung thư xương nguyên phát 3
1.2. Tỷ lệ mắc của các ung thư xương nguyên phát 4
1.3. Phân loại u xương theo tuổi và vị trí thường gặp 5
1.4. Hệ thống giai đoạn Enneking với sarcom xương 25
1.5. Phân giai đoạn ung thư xương nguyên phát theo AJCC 25
2.1. phân chia giai đoạn bệnh theo Enneking 44
3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 54
3.2. Thời gian từ khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh đến khi được khám và điều trị 55
3.3. Vị trí u 55
3.4. Kết quả sinh thiết lần 1 – phân bố thành phần tế bào 56
3.5. Phân bố thành phần chất nền trong tế bào u 58
3.6. Kết quả sinh thiết sau khi điều trị hóa chất 58
3.7. Kích thước khối u trên phim CT scans/MRI 59
3.8. Hình ảnh tổn thương trên X quang 59
3.9. Mức độ xâm lấn phần mềm trên hình ảnh MRI 60
3.10. Đặc điểm tổn thương trên xạ hình xương trước điều trị 61
3.11. Chẩn đoán giai đoạn theo Enneking và so sánh kết quả chẩn đoán giai đoạn trước và sau xạ hình xương trước điều trị 63
3.12. Độ phù hợp giữa kết quả đánh giá đáp ứng điều trị hóa chất thông qua độ hoại tử mô theo Huvos và chỉ số AR trên xạ hình xương 65
3.13. Kết quả đáp ứng điều trị hóa chất theo xạ hình xương 66
3.14. Kết quả xạ hình xương phát hiện tái phát, di căn 69
3.15. Các phương pháp điều trị 71
3.16. Phương pháp phẫu thuật xử trí khối u 72
Bảng Tên bảng Trang
3.18. Diễn biến tại vết mổ 73
3.19. Tình trạng tái phát và di căn 73
3.19. Tái phát ở nhóm bệnh nhân bảo tồn chi 76
3.20. Kết quả chức năng chi 76
3.21. Tỷ lệ sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh 77
3.22. Kết quả sống thêm theo nhóm tuổi 78
3.23. Thời gian sống thêm với tuổi 78
3.24. Liên quan giữa thời gian sống thêm và di căn trước điều trị phát hiện trên xạ hình xương 79
3.25. Liên quan giữa thời gian sống thêm với tình trạng xâm lấn phần mềm 80
3.26. Thời gian sống thêm trung bình 81
3.28. Liên quan giữa số bệnh nhân tử vong và vị trí khối u 82
3.29. Tỷ lệ tái phát với phương pháp phẫu thuật 82
3.30. Liên quan giữa vị trí khối ung thư với tỷ lệ di căn 83
3.31. Sống thêm và các yếu tố tiên lượng 84
4.1. Tỷ lệ độ tuổi, giới tính mắc bệnh giữa một số tác giả 86
4.2. Đối chiếu tỷ lệ sống thêm một số tác giả 105
4.3. Đối chiếu tỷ lệ tái phát, di căn. 121