Nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao tại bệnh viên phụ sản Trung ương từ 01/01/2010 đến 30/06/2010

Nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao tại bệnh viên phụ sản Trung ương từ 01/01/2010 đến 30/06/2010

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đang có tốc độ phát triển nhanh. Đái tháo đường thai kỳ là (ĐTĐTK) một thể đặc biệt của đái tháo đường. Tỷ lệ ĐTĐTK thay đổi từ 1-14% [3], [13], [18], tùy theo vùng địa lý, và chủng tộc. Bệnh có xu hướng tăng nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam [3], [12], [16], [17].

Đái tháo đường thai kỳ nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ gây nhiều tai biến cho mẹ và thai nhi bao gồm sảy thai, thai chết lưu, tiền sản giật, tử vong chu sinh không rõ nguyên nhân, thai to dẫn đến đẻ khó. Thời kỳ sơ sinh có nguy cơ bị hạ glucose máu, hạ canxi máu, tăng hồng cầu và vàng da; khi trẻ đến tuổi dậy thì dễ bị béo phì, rối loạn dung nạp glucose máu và đái tháo đường. Nguy cơ đối với người mẹ là tăng huyết áp và đặc biệt là đái tháo đường type II thực sự sau này [2], [37], [41], [44].

Theo khuyến cáo của Hội nghị Quốc tế lần thứ IV về ĐTĐTK tại Mỹ, những phụ nữ có nguy cơ cao bị ĐTĐTK là những người thừa cân, béo phì trước khi mang thai, người có tiền sử đẻ con to, tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ 1 [43]. Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ĐTĐTK rất cần được sàng lọc và chẩn đoán ngay từ lần khám thai đầu tiên; bởi vì những thai phụ có yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ ĐTĐTK cao và xuất hiện sớm hơn so với thai phụ bình thường. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ĐTĐTK và nhờ đó các thai phụ có nguy cơ cao được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh được những tai biến.

Tại Việt Nam, những năm gần đây ĐTĐTK cũng bắt đầu được các tác giả quan tâm. Năm 2000, Nguyễn Thị Kim Chi và cộng sự nghiên cứu xác định tỷ lệ ĐTĐTK tại Bệnh Phụ sản Hà Nội là 3,6% [5]. Năm 2002 – 2004 nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự tại 2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Phụ sản Hà Nội cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK là 5,7% [4]. Theo các tác giả Vũ Bích Nga, Tạ Văn Bình, tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm nguy cơ cao là 25,2% và nhóm không có nguy cơ cao là 4,8% [10]. Tiếp theo các nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này “Nghiên cứu về đái tháo đường thai kỳ ở nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao tại bệnh viên phụ sản Trung ương từ 01/01/2010 đến 30/06/2010” được thực hiện với hai mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm thai phụ có yếu tố nguy cơ cao ĐTĐTK tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

2. Xác định tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở nhóm thai phụ nguy cơ cao ĐTĐTK tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. ĐINH NGHĨA 3

1.2. ĐIỂM QUA LỊCH SỬ PHÁT HIỆN, NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN ĐTĐTK 3

1.3. CHUYỂN HOÁ Ở THAI PHỤ BÌNH THƯỜNG 4

1.3.1. Chuyển hoá carbohydrat 4

1.3.2. Chuyển hoá lipid 6

1.3.3. Chuyển hoá protein 6

1.4. SINH LÝ BỆNH CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ 7

1.4.1. Bài tiết hormon trong thời kỳ mang thai 8

1.4.2. Các giai đoạn thai kỳ và ảnh hưởng của tăng glucose máu lên sự phát

triển của thai nhi 10

1.5. MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỐI VỚI ĐTĐTK 11

1.6. HẬU QUẢ CỦA ĐTĐTK 13

1.6.1. Hậu quả đối với mẹ 13

1.6.2. Hậu quả đối với thai nhi và trẻ sơ sinh 16

1.7. CHẨN ĐOÁN 18

1.7.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán của ĐTĐTK 18

1.7.2. Thời điểm chẩn đoán ĐTĐTK 18

1.8. ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐTĐTK 20

1.8.1. Mục tiêu glucose máu: 20

1.8.2. Chế độ ăn 20

1.8.3. Luyện tập 20

1.8.4. Thuốc viên hạ glucose máu 21

1.8.5. Điều trị bằng insulin 21

1.9. TÌNH HÌNH ĐTĐTK TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 21

1.9.1. Thế giới 21

1.9.2. Việt Nam 23

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 25

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 25

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 25

2.3.3. Quy trình nghiên cứu 25

2.3.4. Công cụ, phương tiện và trang thiết bị cho thu thập số liệu nghiên cứu27

2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu 27

2.4. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 28

2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 31

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 32

3.1.1. Tuổi 32

3.1.2. Nghề nghiệp 33

3.1.3. Địa dư 33

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA THAI PHỤ CÓ YẾU TỐ

NGUY CƠ CAO 34

3.2.1. Số lần mang thai 34

3.2.2. Số lần sinh 35

3.2.3. Tuổi mẹ khi mang thai và tỷ lệ ĐTĐTK 36

3.2.4. BMI trước khi mang thai 37

3.2.5. Phân bố BMI theo tuổi 38

3.2.6. BMI trước thời kỳ mang thai và tỷ lệ ĐTĐTK 39

3.2.7. Tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ thứ nhất 40

3.2.8. Tiền sử đẻ con to 41

3.2.9. Tiền sử RLDNG, ĐTĐTK 42

3.2.10. Tiền sử thai lưu, sẩy thai liên tiếp 42

3.2.11. Chỉ số mạch, huyết áp, cân nặng, chiều cao trước khi mang thai 43

3.2.12. Tỷ lệ tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai 44

3.2.13. Phân bố tỷ lệ tiền sản giật 44

3.2.14. Đặc điểm của các chỉ số sinh hóa máu 45

3.2.15. Đặc điểm chỉ số tế bào, sinh hóa nước tiểu 46

3.3. TỶ LỆ ĐTĐTK TRONG NHÓM THAI PHỤ CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ CAO 47

3.3.1. Tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm thai phụ có nguy cơ 47

3.3.2. Tỷ lệ ĐTĐTK với các yếu tố nguy cơ 47

3.3.3. Tỷ lệ ĐTĐTK và số lượng các yếu tố nguy cơ 48

3.3.4. Thời điểm chẩn đoán ĐTĐTK 50

Chương 4: BÀN LUẬN 51

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 51

4.1.1. Phân bố tuổi 51

4.1.2. Nghề nghiệp của các thai phụ trong nghiên cứu 52

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG 53

4.2.1. Số lần mang thai, số lần sinh 53

4.2.2. Chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai 54

4.2.3. BMI với tỷ lệ ĐTĐTK 55

4.2.4. Tuổi mang thai với tỷ lệ ĐTĐTK 56

4.2.5. Tiền sử gia đình ĐTĐ thế hệ thứ nhất 58

4.2.6. Tiền sử đẻ con to > 4000g 59

4.2.7. Tiền sử bất thường dung nạp glucose 60

4.2.8. Tiền sử thai lưu, sẩy thai liên tiếp 61

4.2.9. Chiều cao và cân nặng 62

4.2.10. Đặc điểm về mạch, huyết áp, tiền sản giật 63

4.2.11. Đặc điểm sinh hóa máu 65

4.2.12. Đặc điểm tế bào, sinh hóa nước tiểu 66

4.3. TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ NHÓM NGUY CƠ CAO 67

4.3.1. Tỷ lệ ĐTĐTK nhóm nguy cơ cao 67

4.3.2. Tỷ lệ ĐTĐTK theo số lượng yếu tố nguy cơ 70

4.3.3. Thời điểm chẩn đoán ĐTĐTK 71

KÉT LUẬN 73

KIÉN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment