Nghiên cứu về độc tính và một số tác dụng dược lý của những cây thuốc thuộc chi xương bồ (Acoruus L.) ở Việt Nam

Nghiên cứu về độc tính và một số tác dụng dược lý của những cây thuốc thuộc chi xương bồ (Acoruus L.) ở Việt Nam

Tên bài báo:Nghiên cứu về độc tính và một số tác dụng dược lý của những cây thuốc thuộc chi xương bồ (Acoruus L.) ở Việt Nam

Tác giả:Phạm Xuân Sinh, Vũ Anh Vinh, Hoàng Tích Huyền
Tên tạp chí:Y học thực hành
Năm xuất bản:1990Số:6Trang:31-33
Tóm tắt:
Chuột nhắt trắng, đực 20±2g cân nặng, khỏe mạnh, ăn đủ, nước uống đủ. Tính DL50 theo Lichtfield-Wilcoson, chuột uống các dạng cao cồn, nước sắc, tinh dầu và so độc tính (ĐT) cấp. ĐT bán cấp chỉ làm trên cao cồn Acorus vì để theo dõi dài ngày. Theo dõi hành vi của chuột bằng phương pháp lồng rung, có dùng amphentamin ở lô đối chứng. Kết quả ĐT cấp: Theo dõi số chuột chết sau khi dùng thuốc 72 giờ: dạng cao cồn: LD50 = 7,8 (6,84-8,8) g/kg cân nặng; Dạng nước sắc: LD50 = 135 (118-154) g/kg cân nặng; Dạng tinh dầu: LD50 = 0,56 (0,49-0,64) g/kg cân nặng. Qua thực nghiệm ĐT cấp của 3 dạng bào chế của thân rễ Thủy xương bồ, thấy ĐT tăng dần từ dạng nước sắc, đến dạng cao cồn, rồi đến tinh dầu là dạng có ĐT cao nhất. Tinh dầu Thủy xương bồ làm an thần rõ, làm giảm hoạt động của chuột. Nhiều dạng thuốc của Thạch xương bồ (lá to, lá nhỡ) đều có chữa ho, nhất là dạng tinh dầu, phù hợp với cổ truyền là khử đờm trị ho.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment