Nghiên cứu về KSTC ở sản phụ được xử trí tích cực GĐ III chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Nghiên cứu về KSTC ở sản phụ được xử trí tích cực GĐ III chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương

Trong thực hành sản khoa, chúng ta nhận thấy rằng cuộc chuyển dạ càng kéo dài thì tính mạng của sản phụ và thai nhi càng bị nguy hiểm. Cuộc chuyển dạ được gồm s giai đoạn, trong đó giai đoạn thứ III là giai đoạn quan trọng nhất và nguy hiểm nhất nhưng đôi khi chúng ta chưa thực sự quan tâm đến giai đoạn này – giai đoạn sổ rau – bởi vì khi đó trẻ đã ra đời, bác sỹ và nữ hộ sinh thường chủ quan cho rằng giai đoạn khó khăn đã qua do nhận thức của một bộ phận cộng đồng còn hạn chế.

Sau khi sổ thai, tiên lượng của người mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào sự sổ rau, các biến chứng thường xẩy ra trong thời kỳ này và chảy máu là biến chứng chính. Theo WHO, CMSĐ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong mẹ (chiếm sl%) [66], và đây cũng là một trong những tai biến sản khoa mà Bộ Y tế và ngành sản khuyến cáo cần ngăn ngừa và giải quyết. Giai đoạn sổ rau càng kéo dài dẫn đến tỷ lệ CMSĐ hoặc phải can thiệp thủ thuật như BRNT và KSTC càng cao [4S], vì vậy xử trí tích cực GĐ III chuyển dạ để phòng ngừa CMSĐ đã được hiệp hội Sản phụ Khoa Quốc tế (FIGO) và hiệp hội Nữ hộ sinh Quốc tế (ICM) đề xuất từ tháng 11 năm 200s và đã được áp dụng tại hầu hết các trung tâm sản khoa trên thế giới cho kết quả khá tốt. Tại Việt Nam ngày 04 tháng 05 năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 28ÓS/BYT.SKSS chỉ đạo về kỹ thuật xử trí tích cực GĐ III chuyển dạ. Các nghiên cứu trước đây ở trong nước cũng như ở ngoài nước đã chứng tỏ xử trí tích cực GĐ III chuyển dạ làm giảm tỷ lệ CMSĐ, giảm nguy cơ truyền máu sau sinh và rút ngắn GĐ III chuyển dạ [ll],[l2],[l7],[44],[56]. Vấn đề đặt ra là xử trí tích cực GĐ III chuyển dạ đã làm thay đổi như thế nào đến tỷ lệ cũng như chỉ định KSTC ở các sản phụ đẻ đường âm đạo đặc biệt là trong chuyển 

dạ đẻ non. Bởi vì chúng ta vẫn thấy rằng thường các trường hợp đẻ non tháng sự bong rau và màng rau là không diễn ra như bình thường dễ gây sót rau, sót màng và chảy máu. Ở nước ta cũng như ở BVPSTƯ, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu riêng về vấn đề này. Mặc dù hiện nay, KSTC ngày càng được hoàn thiện về sự hiểu biết, trình độ thao tác và vấn đề vô khuẩn trong khi tiến hành cũng như với sự phát triển của thuốc giảm đau, kháng sinh nên việc phòng nhiễm khuẩn và chống choáng sau KSTC đã được ứng dụng rất tốt. Tuy nhiên, KSTC chỉ thực hiện khi đúng chỉ định, không nên lạm dụng thủ thuật này, bởi vì chúng ta đều biết rằng bản thân thủ thuật nếu không có sự chuẩn bị tốt sẽ gây nên tình trạng sốc khi tiến hành thủ thuật, nhiễm

khuẩn hậu sản về sau và một số biến chứng khác.

Xuất phát từ tình hình thực tế và tầm quan trọng của xử trí tích cực GĐ III chuyển dạ, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu về KSTC ở sản phụ được xử trí tích cực GĐ III chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương” với hai mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ KSTC ở sản phụ được xử trí tích cực GĐIII chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương.

2. Tìm hiểu mối liên quan giữa KSTC với tuổi thai và trọng lượng thai.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHUYỂN DẠ 3

1.1.1. Giai đoạn 1 3

1.1.2. Giai đoạn II 3

1.1.3 Giai đoạn III 3

1.1.4 Cơ chế bong rau và sổ rau 5

1.1.5. Cơ chế cầm máu sau khi rau sổ 6

1.1.6. Những rối loạn trong giai đoạn sổ rau 6

1.1.7. Chảy máu ở giai đoạn sổ rau 7

1.2. THÁI ĐỘ XỬ TRÍ TRONG GIAI ĐOẠN III CHUYỂN DẠ 8

1.2.1. Quan niệm cũ về thái độ xử trí giai đoạn III chuyển dạ 8

1.2.2 Xử trí tích cực giai đoạn III chuyển dạ 9

1.3. BÓC RAU NHÂN TẠO VÀ KIỂM SOÁT TỬ CUNG SAU XỬ TRÍ

TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN III CHUYỂN DẠ 13

1.3.1 Bóc rau nhân tạo 13

1.3.2. Kiểm soát tử cung 17

1.4 Một số công trình nghiên cứu về tỷ lệ KSTC ở những sản phụ được xử

trí tích cực GĐ III chuyển dạ 21

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu 23

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23

2.2.2. Công thức tính cỡ mẫu: 24

2.2.3. hình nghiên cứu 25

2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin 26

2.2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu 26

2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu 30

2.2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 30

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31

3.1. TỶ LỆ KSTC Ở SẢN PHỤ ĐẺ ĐƯỢC XỬ TRÍ TÍCH CỰC GĐ III CHUYỂN DẠ 31

3.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32

3.2.1. Phân bố tuổi sản phụ có KSTC 32

3.2.2. Mối liên quan giữa tiền sử sẩy, nạo, hút thai và KSTC 33

3.2.3. Phân bố số lần đẻ của sản phụ có KSTC 34

3.2.4. Mối liên quan giữa tình trạng ối của sản phụ khi đẻ với KSTC… 34

3.2.5. Phân bố cách đẻ ở sản phụ có KSTC 35

3.2.6. Thời gian giai đoạn III chuyển dạ ở sản phụ có KSTC 36

3.3 PHÂN TÍCH MỐI LIÊN QUAN GIỮA TUỔI THAI, TRỌNG

LƯỢNG THAI VÀ KSTC 37

3.3.1. Mối liên quan giữa tuổi thai và KSTC 37

3.3.2. Mối liên quan giữa trọng lượng thai và KSTC 40

3.3.3. Phân tích kết quả ngay sau KSTC so với chỉ định KSTC 42

3.3.4. Thuốc co tử cung dùng sau KSTC 45

3.3.5. Tình trạng sản phụ ngay sau KSTC 46

Chương 4: BÀN LUẬN 47

4.1. TỶ LỆ KSTC Ở SẢN PHỤ ĐƯỢC XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN

III CHUYỂN DẠ 48

4.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 51

4.2.1. Phân bố tuổi của sản phụ có KSTC 51

4.2.2. Mối liên quan giữa tiền sử sảy, nạo, hút và KSTC 52

4.2.3. Phân bố số lần đẻ của sản phụ có KSTC 53

4.2.4. Mối liên quan giữa tình trạng ối khi đẻ và KSTC 53

4.2.5 Phân bố cách đẻ của sản phụ có KSTC 54

4.2.6. Thời gian giai đoạn sổ rau ở sản phụ có KSTC 55

4.3. PHÂN TÍCH MỐI LIÊN QUAN GIỮA KSTC VỚI TUỔI THAI VÀ TRỌNG LƯỢNG THAI 56

4.3.1. Mối liên quan giữa tuổi thai và KSTC 56

4.3.2. Phân tích mối liên quan giữa trọng lượng thai và KSTC 59

4.3.3. Phân tích kết quả ngay sau KSTC so với chỉ định KSTC 61

4.3.4. Phân tích về tình trạng sót rau được phát hiện ngay sau KSTC theo

tuổi thai ở những sản phụ đẻ được xử trí tích cực GĐ III chuyển dạ 63

4.3.5. Vấn đề sử dụng thuốc co tử cung sau KSTC và tình trạng sản phụ ngay

sau KSTC 65

KÉT LUẬN 67

KIÉN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment