Nghiên cứu vê phẫu thuật cắt tử cung do một số bệnh phụ khoa lành tính tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2008

Nghiên cứu vê phẫu thuật cắt tử cung do một số bệnh phụ khoa lành tính tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2008

Cắt tử cung do bênh phụ khoa lành tính là phẫu thuật lớn phổ biên nhất trong phụ khoa và đứng hàng thứ 2 trong số những phẫu thuật phổ biên nhất ở Hoa Kỳ [46] [80] [88]. Phẫu thuật cắt tử cung có hai loại chính là cắt tử cung bán phần và cắt tử cung toàn phần. Cắt tử cung có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng sinh đẻ, tâm lý và một số rối loạn khác của người phụ nữ nên chỉ định hết sức chặt chẽ và thận trọng. Tuy nhiên số lượng người bênh được chỉ định cắt tử cung ngày càng tăng vì các bênh lý phụ khoa như: các khối u cơ tử cung, sa các cơ quan vùng tiểu khung, đau hoặc nhiễm khuẩn vùng tiểu khung, chảy máu tử cung bất thường, các ung thư và tổn thương tiền ung thư. Tỷ lê cắt tử cung hàng năm tại Hoa Kỳ là 5,38/1000 phụ nữ/năm, với 602457 trường hợp cắt tử cung trong năm 2003 thì trên 90% là điều trị các bênh lành tính, tỷ lê cắt tử cung đường bụng và cắt tử cung đường âm đạo tương đương nhau, cắt tử cung nội soi chiếm 12% [88].
Mặc dù được mô tả từ cổ xưa, phẫu thuật cắt tử cung được Langen Back thực hiên đầu tiên qua đường âm đạo từ năm 1813 thường được điều trị ung thư và sa sinh dục, cắt tử cung qua đường bụng được Walter Burham tiến hành năm 1853 [7], năm 1989 Reich lần đầu tiên thực hiên cắt tử cung qua nội soi [64], hiên nay đây vẫn là 3 phương pháp phẫu thuật cắt tử cung chủ yếu. Cùng với sự gia tăng tần suất cắt tử cung, trong những năm qua phẫu thuật cắt tử cung đã được nghiên cứu và cải tiến rất nhiều, điều này giúp cho phẫu thuật viên lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất kể cả khía cạnh thẩm mỹ, kinh tế, khoa học và đảm bảo an toàn, tiên lợi nhất cho từng người bênh cụ thể [49]. Tuy nhiên chỉ định áp dụng các loại phẫu thuật cắt tử cung tùy thuộc vào tình trạng bênh lý, điều kiên trang thiết bị và năng lực phẫu thuật viên [7]. Tại Viêt Nam ngoài kỹ thuật cắt tử cung đường bụng cổ điển, kỹ thuật cắt tử cung đường âm đạo đã được áp dụng vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước tại một số bênh viên lớn như: Bênh viên Hùng Vương, Bênh viên Từ Dũ, Bênh viên Trung ương Huế, Bênh viên Phụ Sản Trung ương. Từ năm 1993 Bênh viên Từ Dũ bắt đầu triển khai phẫu thuật nôi soi cắt tử cung, Bênh viên Phụ Sản Trung ương áp dụng cắt tử cung nôi soi từ tháng 12/2004. Cho đến nay các kỹ thuật này đã được thực hiên thường quy và ngày càng hoàn thiên, không những thế’ mà còn được triển khai tới các cơ sở y tế’ ở tuyến dưới.
Những vấn đề chính được quan tâm hiên nay trong cắt tử cung do các bênh phụ khoa lành tính là: chỉ định cắt tử cung, cắt tử cung bán phần hay toàn phần, cắt hay bảo tổn phần phụ, lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp, những khó khăn, tai biến khi tiến hành phẫu thuật cắt tử cung và cách khắc phục.
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế’ giới và ở Viêt Nam về từng loại kỹ thuật riêng rẽ hoặc so sánh 2 trong 3 kỹ thuật nêu trên nhưng chưa có nghiên cứu nào tổng kết cả 3 kỹ thuật này ở cùng môt địa điểm, trong cùng môt khoảng thời gian. Môt nghiên cứu như vậy là cần thiết để thấy được môt bức tranh hoàn chỉnh về phẫu thuật cắt tử cung, nhìn nhận lại vấn đề chỉ định, lựa chọn phương pháp phẫu thuật, những khó khăn, tai biến khi tiến hành từng loại kỹ thuật đặc biêt là 2 phương pháp ít xâm lấn là cắt tử cung qua nôi soi và cắt tử cung đường âm đạo.
Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi thực hiên đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu vê phẫu thuật cắt tử cung do một số bệnh phụ khoa lành tính tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2008” với 2 mục tiêu sau:
1.    Nhận xét về chỉ định cắt tử cung và lựa chọn phương pháp phẫu thuật.
2.    Đánh giá kết quả và tai biến của từng phương pháp cắt tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2008.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề    1
Chương 1: Tổng quan    3
1.1.    Một số đặc điểm giải phẫu của tử cung và phần phụ bình thường    3
1.1.1.    Tử cung    4
1.1.2.    Âm đạo    8
1.1.3.    Đáy châu    8
1.2.    Một số bệnh lý phụ khoa lành tính có chỉ định phẫu thuật cắt tử cung    9
1.2.1.    U xơ tử cung    9
1.2.2.    Polyp buồng, cổ tử cung    10
1.2.3.    Quá sản niêm mạc tử cung điều trị nội khoa không kết    quả    10
1.2.4.    Rong kinh, rong huyết cơ năng điều trị nội khoa không kết quả…. 10
1.2.5.    Lạc nội mạc tử cung    10
1.2.6.    Chảy máu sau mãn kinh    11
1.2.7.    Khối u buồng trứng ở người bệnh lớn tuổi, không nghĩ đến    ung thư. 11
1.3.    Các phương pháp cắt tử cung    11
1.3.1.    Hai loại phẫu thuật cắt tử cung    12
1.3.2.    Các phương pháp phẫu thuật cắt tử cung    13
1.4.    Chỉ định cắt tử cung và lựa chọn phương pháp phẫu thuật cắt tử cung
trong các bệnh phụ khoa lành tính    23
1.4.1.    Các chỉ định cắt tử cung do bệnh phụ khoa lành tính chủ yếu.. 23
1.4.2.    Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định cắt tử cung và lựa chọn
phương pháp phẫu thuật     25
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu    32
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    32
2.1.1.    Tiêu chuẩn chọn người bệnh    32
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ:    32
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    32
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    32
2.2.2.    Phương pháp nghiên cứu    33
2.2.3.    Các bước tiến hành     34
2.2.5.    Xử lý số liêu    37
2.2.6.    Sai số và cách phòng    38
2.3.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    38
Chương 3: Kết quả nghiên cứu    39
3.1.    Vài nét về tình hình cắt tử cung do bênh phụ khoa lành tính tại Bênh
viên Phụ sản Trung ương năm 2008    39
3.2.    Đặc điểm, các chỉ định chính, các yếu tố liên quan đến chỉ định và lựa
chọn phương pháp phẫu thuật     40
3.3.    Môt số đặc điểm, kết quả và biến chứng của các phương pháp phẫu
thuật cắt tử cung    49
Chương 4: Bàn luận    58
4.1.    Phân bố tỷ lê người bênh theo các phương pháp phẫu thuật cắt tử cung
năm 2008    58
4.2.    Đặc điểm, các chỉ định chính, các yếu tố liên quan đến chỉ định và lựa
chọn phương pháp phẫu thuật     58
4.2.1.    Phân bố các phương pháp phẫu thuật theo nhóm tuổi    58
4.2.2.    Tiền sử sản khoa    59
4.2.3.    Tiền sử phẫu thuật vùng bụng    60
4.2.4.    Bênh lý nôi khoa kèm theo    61
4.2.5.    Chỉ số khối cơ thể     62
4.2.6.    Tình trạng phần phụ trước phẫu thuật và đối chiếu với kết quả
GPB sau phẫu thuật    63
4.2.7.    Tổn thương cổ tử cung trước phẫu thuật và đối chiếu với kết quả
GPB sau phẫu thuật     64
4.2.8.    Kích thước tử cung và các phương pháp phẫu thuật    64
4.2.9.    Di đông tử cung và phương pháp phẫu thuật    66
4.2.10.    Tình trạng thiếu máu của người bênh trước phẫu thuật    67
4.2.11.    Phân bố các chỉ định phẫu thuật theo phương pháp phẫu thuật… 67
4.2.12.    Đối chiếu chẩn đoán GPB với chẩn đoán trước mổ    69
4.2.13.    Phẫu thuật viên chính và các phương pháp phẫu thuật    70
4.3.    Một số đặc điểm, kết quả và tai biên của các phương pháp phẫu thuật cắt tử cung    70
4.3.1.    Phương pháp vô cảm    70
4.3.2.    Tỷ lê cắt tử cung toàn phần, cắt tử cung bán phần và phân bố
theo phương pháp phẫu thuật cắt tử cung    71
4.3.3.    Xử lý phần phụ trong phẫu thuật và tỷ lê cắt phần phụ ở các
phương pháp phẫu thuật trong nhóm chẩn đoán phần phụ bình thường trước phẫu thuật    72
4.3.4.    Cân nặng tử cung sau phẫu thuật theo các phương pháp phẫu
thuật    73
4.3.5.    Thời gian phẫu thuật    75
4.3.6.    Thuốc giảm đau sau phẫu thuật    78
4.3.7.    Thời gian nằm viên sau mổ    78
4.3.8.    Các biến chứng của phẫu thuật    80
4.3.9.    Thay đổi phương pháp phẫu thuật    86
4.3.10.    Sử dụng kháng sinh    88
Kết luận    90
Kiến nghị    92
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment