Nghiên cứu về phẫu thuật chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Nghiên cứu về phẫu thuật chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.Chửa ngoài tử cung (CNTC) là một thách thức đối với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng, không chỉ riêng ở nước nghèo mà ngay cả với những nước có nền Y học phát triển vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Trong những thập kỷ gần đây, tần suất chửa ngoài tử cung có xu hướng gia tăng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ở nước ta tần suất chửa ngoài tử cung có xu hướng gia tăng rõ rệt, năm 1991 theo Dương Thị Cương tỉ lệ CNTC dao động từ 0,25% – 0,35% [1]. Nhưng đến đầu thế kỷ XXI, theo nghiên cứu của Phan Viết Tâm tỷ lệ CNTC tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong 2 năm 1999 – 2000 là 2,26% [2]. Năm 2009 tỷ lệ CNTC tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương theo Thân Ngọc Bích là 9,4% [3].
Trên thế giới: tại Mỹ, theo Heather M tỷ lệ CNTC năm 1970 là 0,45%, năm 1992 là 1,92%, năm 2005 là 2% [4]. Tại Anh tỷ lệ CNTC từ 1966 – 1996 cũng tăng từ 0,3% lên 1,6%. Tại các nước đang phát triển theo Martin C. Sowter tỷ lệ CNTC (1980 – 2001) là 1- 2% [5].
Sự gia tăng tần suất bệnh được nhiều tác giả cho rằng có liên quan đến nhiều yếu tố như tiền sử nạo, hút thai, sử dụng các biện pháp tránh thai (dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai), viêm nhiễm tiểu khung, phẫu thuật vùng tiểu khung, các phương pháp hỗ trợ sinh sản đều góp phần vào việc làm tăng tần suất CNTC.
Những năm gần đây nhờ áp dụng siêu âm đầu dò âm đạo, định lượng βhCG huyết thanh, nội soi chẩn đoán nên CNTC ngày càng được chẩn đoán sớm giúp điều trị hiệu quả, thời gian nằm viện ngắn hơn và đặc biệt có thể lựa chọn nhiều phương pháp hơn như là điều trị nội khoa, phẫu thuật nội soi bảo tồn vòi tử cung,góp phần bảo vệ khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Tỉnh Nghệ An là thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích 16.487 km2, dân số gần 3,2 triệu người, trong đó hai phần ba là trung du miền núi đi lại khó khăn. Sự hiểu biết người dân về chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, nhiều trường hợp chửa ngoài tử cung vào viện đã vỡ ngập máu ổ bụng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An là bệnh viện đa khoa hạng I với quy mô 1500 giường bệnh. Khoa sản với hơn 120 giường bệnh tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân trong và ngoài tỉnh. Cùng với sự phát triển của cả nước, trong thời gian qua việc chẩn đoán và điều trị CNTC có nhiều tiến bộ: siêu âm đầu dò âm đạo, định lượng βhCG. Phẫu thuật nội soi chẩn đoán, xử trí được thực hiện từ năm 2002 và đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên điều trị chủ yếu là phẫu thuật cắt vòi trứng triệt để, ít có phẫu thuật bảo tồn và điều trị nội khoa.
Cho đến nay cả nước có rất nhiều nghiên cứu về chửa ngoài tử cung nhưng tại tỉnh Nghệ An chưa có một đề tài nghiên cứu đầy đủ về phẫu thuật CNTC. Nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị CNTC phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh Nghệ An, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu về phẫu thuật chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An” nhằm hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của những bệnh nhân chửa ngoài tử cung được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
2. Nhận xét kết quảphẫu thuật chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Định nghĩa 3
1.2. Đặc điểm giải phẫu, cấu tạo và chức năng của vòi tử cung 3
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu và cấu tạo của vòi tử cung 3
1.2.2. Chức năng của vòi tử cung 5
1.3. Những yếu tố nguy cơ của chửa ngoài tử cung 5
1.3.1. Viêm tiểu khung và bệnh lây truyền qua đường tình dục 5
1.3.2. Tiền sử phẫu thuật tiểu khung và vòi tử cung 6
1.3.3. Sử dụng các biện pháp tránh thai 6
1.3.4. Hút thai và sẩy thai tự nhiên 7
1.3.5. Vô sinh 7
1.3.6. Những yếu tố nguy cơ khác 7
1.4. Chẩn đoán 8
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 8
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng 9
1.5. Phân loại chửa ngoài tử cung 14
1.5.1. Phân loại theo lâm sàng 14
1.5.2. Phân loại theo vị trí khối chửa 15
1.6. Điều trị chửa ngoài tử cung 17
1.6.1. Điều trị ngoại khoa 17
1.6.2. Điều trị chửa ngoài tử cung bằng Methotrexat 20
1.6.3. Theo dõi không can thiệp với CNTC tự thoái triển 22
1.7. Một số nghiên cứu về phẫu thuật chửa ngoài tử cung: 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 25
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp thu thập số liệu 26
2.4. Thời gian nghiên cứu 26
2.5. Biến số nghiên cứu và các tiêu chuẩn 26
2.6. Cách tiến hành và phương pháp thu thập số liệu 28
2.7. Xử lý số liệu 28
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Đặc điểm cận lâm sàng và lâm sàng của đối tượng nghiên cứu. 30
3.1.1. Tuổi 30
3.1.2. Tiền sử sản khoa 31
3.1.3. Tiền sử phẫu thuật tiểu khung 32
3.1.4. Phân bố số lần CNTC 32
3.1.5. Phương pháp có thai 33
3.1.6. Triệu chứng cơ năng 33
3.1.7. Triệu chứng thực thể 34
3.1.8. Xét nghiệm hCG 34
3.1.9. Số lần định lượng βhCG huyết thanh 35
3.1.10. Định lượng βhCG huyết thanh lần thứ nhất 35
3.1.11. Sự thay đổi βhCG giữa 2 lần định lượng cách nhau 48h 36
3.1.12. Kết quả siêu âm 36
3.1.13. Can thiệp trước mổ 37
3.2. Kết quả điều trị 37
3.2.1. Các phương pháp phẫu thuật 37
3.2.2. Cách thức xử trí trong phẫu thuật 38
3.2.3. Lý do mổ mở 38
3.2.4. Liên quan giữa tiền sử mổ CNTC và cách xử trí trong phẫu thuật 39
3.2.5. Vị trí khối chửa và phương pháp phẫu thuật 39
3.2.6. Kích thước khối chửa và phương pháp phẫu thuật 40
3.2.7. Tình trạng khối chửa khi phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật 40
3.2.8. Lượng máu trong ổ bụng và phương pháp phẫu thuật 41
3.2.9. Lượng máu ổ bụng và thời gian nằm viện trước mổ 41
3.2.10. Mức độ thiếu máu và phương pháp phẫu thuật 42
3.2.11. Lượng máu đã truyền và phương pháp phẫu thuật 42
3.2.12. Liên quan đến số con sống và cách thức phẫu thuật 43
3.2.13. Thời gian nằm viện trước mổ 43
3.2.14. Thời gian nằm viện sau mổ 44
3.2.15. Biến chứng trong và sau mổ 44
Chương 4: BÀN LUẬN 45
4.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 45
4.1.1. Tuổi 45
4.1.2. Tiền sử sản khoa 45
4.1.3. Tiền sử phẫu thuật tiểu khung 47
4.1.4. Các phương pháp có thai 48
4.1.5. Triệu chứng cơ năng 49
4.1.6. Triệu chứng thực thể 51
4.1.7. Triệu chứng cận lâm sàng của CNTC 52
4.2. Kết quả phẫu thuật 57
4.2.1. Các phương pháp điều trị 57
4.2.2. Lý do mổ mở 58
4.2.3. Vị trí khối chửa khi phẫu thuật 59
4.2.4. Kích thước khối chửa khi phẫu thuật 60
4.2.5. Tình trạng khối chửa khi phẫu thuật 61
4.2.6. Lượng máu trong ổ bụng 62
4.2.7. Mức độ thiếu máu trước mổ 63
4.2.8. Lượng máu đã truyền 63
4.2.9. Liên quan số con sống và phương thức phẫu thuật 63
4.2.10. Thời gian nằm viện trước và sau mổ 64
4.2.11. Biến chứng trong và sau phẫu thuật 64
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tiền sử sản khoa 31
Bảng 3.2: Tiền sử phẫu thuật tiểu khung 32
Bảng 3.3: Phân bố số lần CNTC 32
Bảng 3.4: Triệu chứng cơ năng 33
Bảng 3.5: Triệu chứng thực thể 34
Bảng 3.6: Xét nghiệm hCG 34
Bảng 3.7: Số lần định lượng βhCG huyết thanh 35
Bảng 3.8: Định lượng βhCG huyết thanh lần thứ nhất 35
Bảng 3.9: Sự thay đổi βhCG giữa 2 lần định lượng cách nhau 48h 36
Bảng 3.10: Kết quả siêu âm 36
Bảng 3.11: Can thiệp trước mổ 37
Bảng 3.12: Cách thức xử trí trong phẫu thuật 38
Bảng 3.13: Lý do mổ mở 38
Bảng 3.14: Liên quan giữa tiền sử mổ CNTC và phương pháp phẫu thuật 39
Bảng 3.15: Vị trí khối chửa khi phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật 39
Bảng 3.16: Kích thước khối chửa và phương pháp phẫu thuật 40
Bảng 3.17: Tình trạng khối chửa và phương pháp mổ 40
Bảng 3.18: Lượng máu trong ổ bụng và phương pháp phẫu thuật 41
Bảng 3.19: Lượng máu trong ổ bụng và thời gian nằm viện trước mổ 41
Bảng 3.20: Mức độ thiếu máu trước mổ và phương pháp phẫu thuật 42
Bảng 3.21: Lượng máu đã truyền và phương pháp phẫu thuật 42
Bảng 3.22: Liên quan đến số con sống và cách thức phẫu thuật 43
Bảng 3.23: Thời gian nằm viện trước mổ 43
Bảng 3.24: Thời gian nằm viện sau mổ 44
Bảng 3.25. Biến chứng trong và sau mổ 44
Bảng 4.1: So sánh triệu chứng cơ năng với một số nghiên cứu khác 49
Bảng 4.2: So sánh triệu chứng thực thể với một số nghiên cứu khác 51
Bảng 4.3: So sánh kết quả phẫu thuật với một số nghiên cứu khác 57
Bảng 4.4: So sánh tình trạng khối chửa khi phẫu thuật với một số nghiên cứu khác 61